Wednesday, November 27, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnCông ty Philippines, TQ đang phát triển khai thác dầu khí chung...

Công ty Philippines, TQ đang phát triển khai thác dầu khí chung ở Biển Đông

Tập đoàn Năng lượng PXP Philippines cho biết đang đàm phán với Tập đoàn Dầu khí Trung Quốc (CNOOC) để phát triển dầu khí chung ở Biển Đông.

Tập đoàn Năng lượng PXP Philippines cho biết họ đang đàm phán với Tập đoàn Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) để phát triển dầu khí chung ở Biển Đông, sau khi Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte dỡ bỏ lệnh cấm thăm dò năng lượng ở đây.

Theo PXP, các cuộc đàm phán đang được công ty Forum, một công ty con của Forum Energy (công ty quốc tế về các sản phẩm dầu khí có trụ sở tại Mỹ) xử lý, nhưng các bên vẫn chưa thống nhất về bất kỳ thỏa thuận nào để có thể tiết lộ thêm.

PXP cũng cho biết Philippines hiện đang thảo luận về một biên bản ghi nhớ với Bắc Kinh về việc phát triển chung này.

Tổng thống Rodrigo Duterte đã thông qua việc dỡ bỏ lệnh cấm thăm dò năng lượng đã được áp đặt vào năm 2014 – thời điểm Manila có vụ kiện Bắc Kinh lên Tòa trọng tài thường trực (PCA) về các yêu sách lãnh thổ ở Biển Đông.

Chính quyền của cựu Tổng thống Philippines Benigno Aquino áp đặt lệnh cấm vào năm 2014 trong khi chờ phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực tại La Hay. Năm 2016, tòa ra phán quyết vô hiệu hóa các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc.

Ông Duterte – người nhậm chức Tổng thống Philippines hơn một tuần trước khi tòa PCA tuyên bố Manila thắng kiện, đã chọn thiết lập quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc thay vì thúc ép nước này thực thi phán quyết.

Theo Bộ trưởng năng lượng Philippines Alfonso Cusi, quyết định dỡ bỏ lệnh cấm được đưa ra “với thiện chí và xem xét đến các cuộc đàm phán đang diễn ra giữa Philippines và Trung Quốc, công ty Forum và CNOOC”.

Theo ông Cusi, các công ty trong và ngoài nước khác, bao gồm cả tập đoàn dầu khí và vận tải biển của Philippines, Udenna Group, đang mong muốn thăm dò dầu khí ở Biển Đông sau khi Tổng thống Duterte dỡ bỏ lệnh cấm.

RELATED ARTICLES

Tin mới