Phim ngắn “The Nevernight Connection” do Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) sản xuất đã vạch trần phương thức lừa lọc dụ dỗ các quan chức Hoa Kỳ làm gián điệp của ĐCSTQ.
Bộ phim nhắc nhở chúng ta hãy cẩn thận đối với việc ĐCSTQ sử dụng thông tin sai lệch hoặc những yêu cầu dường như vô hại để khiến người Mỹ cung cấp thông tin riêng tư cá nhân, theo NTD News ngày 3/11.
Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ (FBI) và Trung tâm Phản gián và An ninh Quốc gia Mỹ đã phối hợp cho ra mắt bộ phim ngắn mang tên “The Nevernight Connection” (Không bao giờ đi đêm), dài khoảng 26 phút, câu chuyện lấy bối cảnh tại Thượng Hải, Trung Quốc. ĐCSTQ tuyển dụng các quan chức an ninh quốc gia Hoa Kỳ hiện tại hoặc đã nghỉ hưu như thế nào để làm gián điệp cho nó.
Sự tình phát sinh, chính là bắt đầu từ:
“Đây là Viện Nghiên cứu Hàng hải Đông Nam Á. Mong muốn của chúng tôi là thiết lập một khuôn khổ đạo đức và thân thiện với môi trường để phát triển các nguồn tài nguyên biển sâu của thế giới”.
“Tốt!”
“Chúng tôi đang tìm kiếm các chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực này để viết các bài báo học thuật về chủ đề này”.
“Tôi không coi mình là một chuyên gia cao cấp”.
“Theo thông tin của bạn tại RaVin, ngài đã quản lý dự án chế tạo phương tiện tàu ngầm không người lái của Hải quân Hoa Kỳ trong suốt 10 năm”.
Một cựu quan chức Hải quân Hoa Kỳ đã bị dụ dỗ bởi một người đàn ông Trung Quốc, người tuyên bố đang làm việc tại Viện nghiên cứu Hàng hải Đông Nam Á. Người đàn ông yêu cầu ông viết báo cáo về các phương tiện tàu ngầm không người lái hỗ trợ thăm dò đáy biển và cung cấp cho các doanh nghiệp tư nhân của họ tham khảo.
“Nhưng tôi không thể thảo luận về sự tham gia của tôi, đó là bí mật”.
“Đừng lo, ông Landry, chúng tôi không quan tâm đến các vấn đề quân sự. Điều đáng buồn là, quân đội thế giới đi đầu trong các công nghệ mới. Chúng tôi không muốn ông tiết lộ bí mật của đất nước mình. Tuy nhiên, nếu có thể, chúng tôi muốn ông giải thích làm thế nào để mở ra cánh cửa khám phá các công nghệ mới trong khu vực tư nhân”.
Người đàn ông Trung Quốc nói rằng họ sẽ trả 1.500 đô la Mỹ để đổi lấy công nghệ máy bay không người lái mới và cho một cuốn sách trắng trình bày chi tiết hoạt động thăm dò đáy biển. Người đàn ông Trung Quốc còn ngỏ ý muốn gặp và nhờ các cựu quan chức hải quân Mỹ bay đến Thượng Hải. Họ sẽ chi trả mọi chi phí.
Cựu quan chức Hải quân Hoa Kỳ này tin rằng đây chỉ là kiến thức cá nhân của ông và không liên quan gì đến việc rò rỉ bí mật quốc gia. Vì vậy, ông đã nhận công việc. “Trong quá trình viết, tôi cũng yêu cầu thông tin mới nhất từ các đồng nghiệp hải quân cũ, bao gồm cả các tài liệu mật của hải quân”.
“Xin lỗi, mất quá nhiều thời gian để cung cấp thông tin cho bạn”.
“Về những tài liệu này, các đồng nghiệp của tôi đã đồng ý. Thông tin có thể quá … bạn muốn uống gì? Vanilla nhé? Rồi họ hỏi thêm chi tiết cụ thể về kinh nghiệm của bạn trong Hải quân”.
“Bạn biết tôi phải cẩn thận. Ý tôi là, tôi cảm thấy thoải mái với mọi thứ tôi đã làm cho đến nay. Nhưng nói đúng ra, tôi không biết mình có thể đi bao xa?”.
“Đừng lo lắng, Daniel, họ không yêu cầu bạn làm điều gì sai, nó không phải là tài liệu chính thức, mà là thứ thuộc về bạn. Tất nhiên, chúng tôi sẽ trả cho bạn nhiều hơn cho thông tin này”.
Các điệp viên Trung Quốc đã khéo léo lôi kéo các cựu quan chức Hải quân Hoa Kỳ cung cấp thêm thông tin. Một số thông tin có vẻ cá nhân thực sự liên quan đến bí mật của Hải quân Hoa Kỳ.
Khi cựu quan chức hải quân đang uống rượu trong quán bar thì thấy TV đang phát tin một quan chức Mỹ bị bắt vì hỗ trợ ĐCSTQ đánh cắp bí mật. Trước khi bản tin kết thúc, TV cho thấy tín hiệu không nhận được, ông cảm thấy có điều gì đó không ổn. Trở lại khách sạn và dùng máy tính cá nhân dò đài tin tức Hoa Kỳ, tất cả đều bị chặn.
Khi ông quay lại tòa nhà “Viện nghiên cứu hàng hải Đông Nam Á” một lần nữa, nhân viên của tòa nhà nói rằng anh chưa từng nghe đến cái tên này và cũng không có người nào như ông Ngô.
Cựu quan chức hải quân biết rằng có điều gì đó không ổn, nhưng đã quá muộn. Khi trở về Mỹ từ Thượng Hải, ông ta bị FBI bắt tại sân bay và bị kết án 20 năm tù.
FBI tuyên bố rằng nhân vật trong phim được lấy cảm hứng từ cựu đặc vụ CIA Kevin Mallory, ông ta bị bắt vào năm 2017 vì tình nghi bán thông tin tình báo cho Trung Quốc và cuối cùng bị kết án 20 năm tù vào tháng 5/2019. Ở cuối phim, bạn có thể xem cảnh Mallory khi ông ta bị cảnh sát bắt giữ.
Bộ phim nhắc nhở rằng cơ quan tình báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nhắm mục tiêu hàng nghìn người ở Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác, sử dụng các nền tảng mạng xã hội để tuyển dụng. Các mục tiêu bao gồm các quan chức chính phủ hiện tại và trước đây, doanh nhân, học giả và nhà nghiên cứu và bất kỳ thông tin nào họ muốn. FBI nhắc nhở mọi người rằng các mối đe dọa là có thật, và phải được xem xét cẩn thận trước khi trao đổi với những người khả nghi.