Tập Cận Bình đã bắt tay làm trong sạch hệ thống chính trị và luật pháp trong thời gian qua.
Tổng Bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình
Gần đây, Đảng cộng sản Trung Quốc( ĐCSTQ) đã cử một đoàn kiểm tra trung ương đến 6 tỉnh, thành phố địa phương để giám sát việc thực hiện “Quy định về công tác chính trị và pháp luật của ĐCSTQ”. Điều đầu tiên là đảm bảo rằng “ý chí của Trung ương Đảng” ở các nơi, các bộ ngành phải được thực hiện được một cách cụ thể.
Theo thông báo trên trang web chính thức của Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương ĐCSTQ, lần dẫn đầu này là Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương ĐCSTQ, các Vụ, Tổ chức, Ủy ban Trung ương ĐCSTQ và các đơn vị chính trị pháp luật khác nhau, thành lập 6 đoàn kiểm tra trung ương đi các tỉnh: Sơn Tây, Liêu Ninh, Giang Tô, Hồ Nam, Quý Châu và Cam Túc, để tiến hành thanh tra.
Ban chấp hành trung ương ĐCSTQ đã ban hành “Quy định về công tác chính trị và pháp luật của ĐCSTQ” vào tháng 1/2019, trở thành quy chế nội bộ đầu tiên về công tác chính trị và pháp luật kể từ ngày thành lập ĐCSTQ.
Thông tấn xã Trung ương cũng cho biết, căn cứ theo “Điều lệ”, nguyên tắc đầu tiên mà hệ thống chính trị và pháp luật cần tuân thủ chính là, tin tưởng vào sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng. Thực hiện theo sự lãnh đạo của ĐCSTQ về mọi mặt và toàn bộ quy trình công tác chính trị, pháp luật.
Có một quy củ trong ngôn ngữ ở trước mặt ĐCSTQ, là phải tuân thủ sự lãnh đạo tuyệt đối của Ban chấp hành trung ương ĐCSTQ, có nghĩa là tin tưởng tuyệt đối vào lời nói của đồng chí Tập Cận Bình. Do đó, những việc làm trên được coi là một bước để Tập Cận Bình làm trong sạch và chấn chỉnh hệ thống chính trị và pháp luật, đây gọi là “nắm đằng chuôi” cũng chính là một bước thâu tóm chính trị và pháp luật.
Gần tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ, phải đối mặt với tình hình loạn trong loạn ngoài, bắt đầu từ năm nay Bắc Kinh đã mạnh mẽ chấn chỉnh hệ thống chính trị và pháp luật của mình. Trần nhất Tân, Tổng thư ký ủy ban Chính trị và Pháp luật ủy ban Trung ương ĐCSTQ, đã chủ trì cuộc họp vận động và triển khai giám sát việc thực hiện “Quy định về công tác Chính trị và Pháp luật của ĐCSTQ” vào ngày 30/10.
Cuộc họp nêu rõ cần chú ý kiểm tra xem tất cả các địa phương, ban ngành đã coi trọng sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng đối với công tác chính trị và pháp luật hay chưa, đồng thời phải“ đảm bảo công tác chính trị và pháp luật luôn đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Ban Chấp hành Trung ương đảng và lấy đồng chí Tập Cận Bình làm nòng cốt”.
Trong thời gian trước đây có nhiều quan chức ngã ngựa, chẳng hạn như Tôn Lập Quân, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an ĐCSTQ, Đặng khôi Lâm, nguyên Phó thị trưởng và Giám đốc Công an thành phố Trùng Khánh, Cung đạo An, nguyên Phó thị trưởng Thành phố Thượng Hải kiêm Giám đốc sở công an… Nhiều người trong số họ bị cáo buộc là tín đồ thân cận của Mạnh Kiến Trụ, cựu bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật của ĐCSTQ.
Khâu Kiến Văn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quan hệ quốc tế của Đại học quốc gia Chính trị ở Đài Loan, gần đây đã phân tích với Thông tấn xã Trung ương Đài Loan rằng, Tập Cận Bình muốn đảm bảo rằng, ông ta sẽ nắm vững hệ thống chính trị và luật pháp, trước Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ, “Nắm đằng chuôi” và “xóa sạch làn sóng và vị trí trống”, để những người sau này được thăng quan tiến chức và được hưởng lợi phải phụ thuộc vào Tập Cận Bình.
Khâu Kiến Văn cho rằng, dù Tập Cận Bình có nắm chắc quân đội và cảnh sát cũng như các tổ chức hệ thống chính trị và pháp luật, không đồng nghĩa với việc địa vị của ông có thể được đảm bảo. Mặc dù nội bộ không có tiếng nói không hài lòng nào, nhưng việc kiểm soát “nắm đằng chuôi” là chìa khóa cho việc liệu Tập Cận Bình có thể nắm quyền hay không.