Friday, January 10, 2025
Trang chủGóc khuất Trung HoaKính thiên văn khổng lồ ở TQ

Kính thiên văn khổng lồ ở TQ

Sau sự sụp đổ của Arecibo, Trung Quốc trở thành nước sở hữu kính thiên văn khổng lồ nhất và duy nhất trên thế giới.

Kính thiên văn vô tuyến hình cầu khẩu độ 500 m của Trung Quốc.

Sau bi kịch xảy ra tại Đài quan sát Arecibo ở Puerto Rico hôm 2.12, cộng đồng khoa học đã bày tỏ nuối tiếc về việc đột ngột mất đi một công trình thiên văn biểu tượng.

Hiện chỉ còn lại một kính viễn vọng vô tuyến khổng lồ và duy nhất trên thế giới, đó là Kính viễn vọng vô tuyến hình cầu khẩu độ 500 m của Trung Quốc (FAST).

Được hoàn thành vào năm 2016 và nằm ở tỉnh Quý Châu, tây nam Trung Quốc, đài quan sát này có giá trị lên tới 171 triệu USD và mất khoảng nửa thập kỷ để hoàn thành việc xây dựng. Kích thước lớn cho phép nó phát hiện ra các sóng vô tuyến yếu từ các ẩn tinh và vật chất trong các thiên hà ở rất xa; 300 trong số đường kính 500m của nó có thể được sử dụng cùng một lúc.

Các chuyên gia cho rằng trong thập kỷ tới, FAST được kỳ vọng sẽ tỏa sáng trong việc nghiên cứu nguồn gốc của các lỗ đen siêu lớn hoặc xác định các sóng vô tuyến mờ nhạt để tìm hiểu đặc điểm của các hành tinh bên ngoài hệ Mặt Trời.

Vào tháng 11, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin rằng năm 2021, FAST sẽ được mở cửa cho các nhà khoa học nước ngoài sử dụng.

Tuy nhiên, có một số chức năng mà kính thiên văn của Arecibo có thể làm được, còn FAST thì không.

“Để quan sát trong hệ mặt trời, Arecibo có thể truyền tín hiệu và nhận phản xạ từ các hành tinh, một chức năng mà FAST không thể tự hoàn thành. Tính năng này cho phép Arecibo hỗ trợ theo dõi các tiểu hành tinh gần Trái đất – việc rất quan trọng nhằm bảo vệ Trái đất khỏi các mối đe dọa từ không gian”, Liu Boyang, nhà nghiên cứu về thiên văn vô tuyến tại Trung tâm Quốc tế về Nghiên cứu Thiên văn Vô tuyến thuộc Đại học Tây Australia cho biết.

Trung Quốc đã đạt được những bước tiến đáng kể trong cuộc chạy đua không gian.

Trong tuần này, tàu thăm dò Chang’e-5 của Trung Quốc đã hạ cánh xuống mặt trăng, thu thập các mẫu đất, đá trên mặt trăng nhằm mục đích mang về trái đất để nghiên cứu. Ngày 5.12, truyền thông nhà nước Trung Quốc và NASA đã chia sẻ hình ảnh Trung Quốc cắm cờ trên mặt trăng.

RELATED ARTICLES

Tin mới