Saturday, January 11, 2025
Trang chủGóc khuất Trung HoaDoanh nghiệp TQ ‘khốn khổ’ với các chính sách của ông Tập

Doanh nghiệp TQ ‘khốn khổ’ với các chính sách của ông Tập

Sự can thiệp của Bắc Kinh vào các ngân hàng sẽ gây ra cuộc khủng hoảng tiền mặt đối với Trung Quốc. Việc quan chức có thể can thiệp vào quyết định cho vay vô hình chung đặt số phận của doanh nghiệp vào tay đảng và chính phủ.

Ảnh minh họa

Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tuyên bố sẽ “cấm các công ty độc quyền và ngăn chặn việc mở rộng vốn một cách tùy tiện” với lý do hạn chế thị phần của các công ty độc lập khổng lồ. Việc này đã tập trung nguồn lực và quyền lực vào tay ĐCSTQ, chính phủ và các doanh nghiệp nhà nước.

Theo Nikkei, nhiều nhà đầu tư đã cảm thấy nhẹ nhõm khi thấy một thông cáo từ Suning Appliance Group, nhà bán lẻ điện tử tiêu dùng lớn nhất Trung Quốc, nói rằng họ “đã chuyển tiền vào tài khoản của mình để mua lại trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn vào ngày 16/12”.

Trong khi việc mua sắm trực tuyến gia tăng, Suning lại ngày càng mất vị thế. Công ty có khoản nợ ngắn hạn trị giá gần 37 tỷ nhân dân tệ (5,6 tỷ đô la) vào cuối tháng 6, trong khi tiền mặt và tiền gửi của công ty ở mức 36,5 tỷ nhân dân tệ.

Các khoản nợ của các công ty Trung Quốc đang tăng lên và các khoản vỡ nợ đối với trái phiếu doanh nghiệp đã đạt mức cao kỷ lục. Nhưng từ giờ tới Đại hội Đảng Cộng sản vào năm 2022, có vẻ như chính trị – đặc biệt là cuộc đối đầu giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và các đối thủ của ông – đang ngày càng là yếu tố quyết định công ty nào tồn tại và công ty nào không.

Nợ nần chồng chất của Suning không có gì mới. Nó đã kiếm tiền từ các thương vụ lớn, mua lại nhà bán lẻ Laox của Nhật Bản, câu lạc bộ bóng đá Inter Milan của Ý và chi nhánh tại Trung Quốc của nhà bán lẻ Pháp Carrefour. Vậy điều gì giải thích cho cuộc khủng hoảng tiền mặt đột ngột của Suning?

Nhiều chuyên gia kinh tế ở Trung Quốc cho biết các ngân hàng sẵn sàng mở rộng tín dụng. Các nhà chức trách có thể can thiệp vào các tổ chức tài chính, họ có thể can thiệp vào các quyết định cho vay, đặt số phận của các công ty như Suning vào tay đảng và chính phủ.

Tập đoàn Alibaba nắm giữ 20% cổ phần của Suning.com, một công ty có niêm yết cổ phiếu và là một phần của tập đoàn Suning. Một số người cho rằng Suning đang mắc vào bẫy mà ông Tập răng ra cho Alibaba. Các nhà lãnh đạo cấp cao của đảng đã tuyên bố tại một cuộc họp của Bộ Chính trị vào ngày 11/12 rằng sẽ “cấm các công ty độc quyền và ngăn chặn việc mở rộng vốn một cách mất trật tự”. Điều này nhấn mạnh quyết tâm của chính phủ trong việc hạn chế thị phần của các công ty độc lập khổng lồ, tập trung nguồn lực và quyền lực vào tay ĐCSTQ, chính phủ và các doanh nghiệp nhà nước.

Về phần mình, các công ty tư nhân có một gót chân Achilles mà chính phủ có thể khai thác: các khoản nợ tăng lên của họ. Tổng tài sản của các công ty niêm yết của Trung Quốc đạt 74 nghìn tỷ nhân dân tệ vào cuối tháng 9, tăng hơn 11% so với cùng kỳ năm trước, trong khi các khoản nợ của họ cũng tăng theo tỷ lệ tương tự. Mặt khác, lợi nhuận ròng của họ đã giảm hơn 5% trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 9. Trong khi đó, các khoản vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp đạt 190 tỷ nhân dân tệ vào giữa tháng 12. Và các ngân hàng đã được hướng dẫn xử lý các khoản cho vay kém hiệu quả của họ, hiện tổng cộng là 3,4 nghìn tỷ nhân dân tệ.

Dự báo đồng thuận cho tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong năm tới là hơn 8%, nhưng nhiều dự báo không tính đến tác động của các khoản cho vay kém hiệu quả.

Huachen Automotive Group Holdings là một dẫn chứng về cách mà chính trị đang kiểm soát kinh tế ở Trung Quốc. Huachen là một nhà sản xuất ô tô lớn đã bắt đầu thủ tục phá sản vào tháng 11. Ngay sau khi công ty sụp đổ, Qi Yumin, cựu chủ tịch, đã bị lật đổ trong bối cảnh bị cáo buộc vi phạm kỷ luật, dù chưa có chứng cứ cụ thể.

Qi cũng có một sự nghiệp chính trị. Ông là phó thị trưởng thành phố Đông Liên Đại Liên, thuộc tỉnh Liêu Ninh, vào năm 2004 và 2005. Vào thời điểm đó, tỉnh trưởng là ông Lý Khắc Cường, hiện là thủ tướng Trung Quốc. Nhiều người biết tới chuyện Tập và Lý là đối thủ tranh giành vị trí cao nhất của Đảng Cộng sản, một trận chiến mà ông Tập đã thắng.

Một ví dụ khác là Tập đoàn Công ty Cổ phần Điện và Than Yongcheng thuộc nhà nước đã vỡ nợ. Nó có trụ sở chính tại tỉnh Hà Nam, miền trung Trung Quốc, một khu vực khác nơi ông Lý đã từng nắm quyền. Có thể chính trị đã đóng một vai trò trong quyết định khiến các công ty này đi đến “chân tường”.

Một câu chuyện cảnh giác khác là sự “biến mất tạm thời” của ông Guo Guangchang, chủ tịch Fosun Group, vào tháng 12/2015. Công ty của ông được coi là thân cận với “phe Thượng Hải”, cơ sở chính trị của cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân. Việc này diễn ra hai năm trước kỳ đại hội đảng, khi giới lãnh đạo Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi một cuộc tranh giành quyền lực.

Điều gì đó tương tự dường như sẽ xảy ra trong năm nay. Vào ngày 16/12, Eric Jing, chủ tịch của Ant Group, đã có một “bài phát biểu nhượng bộ” ảo sau khi ông buộc phải hoãn đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng theo kế hoạch. Như Nikkei Asia đã đưa tin, lệnh hoãn IPO có thể đến từ ông Tập. “Việc tuân thủ các quy định đảm bảo sự tăng trưởng ổn định cho các công ty công nghệ tài chính (fintech)”, ông Jing nhận xét.

Còn quá sớm để nói liệu IPO có diễn ra trong thời gian tới hay không. Ngày càng có nhiều suy đoán rằng việc trì hoãn sẽ ảnh hưởng đến triển vọng kinh doanh và huy động vốn của công ty. Nhưng chắc chắn là việc giành được sự ủng hộ của các nhà lãnh đạo hàng đầu Bắc Kinh hay không, sẽ quyết định việc ai thắng ai thua trong hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc những năm tới.

RELATED ARTICLES

Tin mới