Sunday, November 24, 2024
Trang chủGóc khuất Trung HoaTỷ phú Jak Ma còn sống hay đã chết?

Tỷ phú Jak Ma còn sống hay đã chết?

Dưới góc nhìn của Lý Hiểu Đồng, một nhà bình luận thuộc viện nghiên cứu Tài chính kinh tế, chúng ta sẽ cùng phân tích để có một cái nhìn sâu sắc hơn về Jack Ma người gần đây được cho là đã biến mất một cách thần bí, đồng thời xem xét tình hình hiện nay của các tập đoàn thương mại lớn, cũng như của nền kinh tế Trung Quốc (dẫn theo Epoch Times).

Kể từ khi Tập đoàn Ant Group (Tập đoàn Con Kiến) của Jack Ma bị đình chỉ hoạt động, ĐCSTQ tiếp tục chuyển mục tiêu sang Tập đoàn AliBaBa. Mà lúc này không thấy bóng dáng của Jack Ma ở đâu. Cũng có nhiều đồn đoán rằng, Jack Ma, Chủ tịch tập đoàn đã mất tích. Việc Jack Ma có mất tích hay không thì chúng ta chưa thể biết đích xác, nhưng gần đây có tin tức rằng, Bộ Tài chính ĐCSTQ và các cơ quan quản lý đang buộc Jack Ma giao nộp toàn bộ dữ liệu của người tiêu dùng trên khắp thế giới. Không biết mục đích của ĐCSTQ là gì đây?

Liệu Jack Ma có giao dữ liệu để cứu lấy mạng mình?

Vào 6 /1, tờ The Wall Street Journal đưa tin rằng, theo các chuyên gia tư vấn của chính phủ, những người hiểu rõ tình hình pháp luật cho biết, ĐCSTQ không chỉ giám sát toàn bộ hoạt động kinh doanh cho vay của Ant Group, mà còn có kế hoạch yêu cầu Jack Ma giao nộp những gì ông ấy không muốn bàn giao, chẳng hạn như toàn bộ thông tin người tiêu dùng của Ant Group.

Theo những nguồn tin thân cận cho biết, một kế hoạch đang được các cơ quan quản lý của ĐCSTQ xem xét, là yêu cầu Ant Group nhập dữ liệu của mình vào hệ thống báo cáo tín dụng quốc gia do Ngân hàng Trung ương ĐCSTQ điều hành.

Nhưng ĐCSTQ cũng cho một lựa chọn khác là, Ant Group chỉ cần chia sẻ thông tin này với một công ty đánh giá tín dụng do Ngân hàng Trung ương ĐCSTQ kiểm soát. Có thông tin cho rằng, Ant Group cũng là cổ đông của công ty đánh giá tín dụng này, nhưng vẫn chưa bàn giao số liệu.

Được biết, Ant Group hiện có hơn 1,2 tỷ người dùng trên toàn thế giới và người dùng hoạt động hàng năm của nó vượt quá con số 1 tỷ. Trong khi, nền tảng thanh toán bên thứ ba là “ Alipay ” do Ant Group vận hành là cơ sở dữ liệu khổng lồ chứa dữ liệu về thói quen tiêu dùng, hình thức vay, thanh toán và trả nợ của hàng trăm triệu người dùng. Cơ quan giám sát của ĐCSTQ cho biết, so với các ngân hàng khác ở Trung Quốc, thông tin này mang lại cho Ant Group một lợi thế cạnh tranh không công bằng.

Được biết doanh thu của Ant Group chủ yếu đến từ hai mảng kinh doanh, một là thanh toán kỹ thuật số và dịch vụ thương gia, hai là nền tảng công nghệ tài chính kỹ thuật số.

Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông, Ant Group đã thực hiện các khoản vay cho 500 triệu người, và hầu hết các khoản vay đến từ hơn 100 ngân hàng thương mại hợp tác với Ant Group. Theo thỏa thuận, rủi ro vỡ nợ chủ yếu do ngân hàng gánh chịu, còn Ant Group chỉ  ​​làm trung gian nhận tiền và hết trách nhiệm.

Điều này có nghĩa là, với vai trò trung gian, Ant Group vừa được lợi nhuận trung gian lại nắm giữ toàn bộ dữ liệu về thói quen tiêu dùng của hơn 1 tỷ và dữ liệu về việc thanh toán hóa đơn và các khoản vay, khoản trả nợ của khoảng 500 triệu người còn lại. Có lẽ đây cũng là một miếng mồi quá hấp dẫn nên ĐCSTQ muốn chộp lấy chăng?

Vào 11/2020, Tổng cục Giám sát thị trường của ĐCSTQ, đã ban hành dự thảo hướng dẫn chống độc quyền để trưng cầu ý kiến.  Dưới sự khống chế của ĐCSTQ, những hướng dẫn chống độc quyền như vậy sẽ không bao giờ chỉ theo ý thị trường, rất nhiều người đều biết rằng, đằng sau nó là những mục đích chính trị sâu xa hơn.

Ai cũng biết rằng, Đế chế Con Kiến ​​của Jack Ma được xây dựng dựa trên hệ thống dữ liệu lớn. Nó tương đối giống như hệ thống đánh giá tín dụng do ĐCSTQ phát triển, và Ant Group cũng có đóng góp lớn trong đó. Vào năm 2016, Tập đoàn Dịch vụ Tài chính Ant Financial (Alipay) đã đưa ra khẩu hiệu: “Hãy để mọi người Trung Quốc có điểm tín dụng”, Alipay “Sesame Credit” cũng được coi là Tập đoàn thương mại đầu tiên ở Trung Quốc sử dụng dữ liệu lớn để chấm điểm tín dụng cho người dùng.

Ngoài ra Tập đoàn con Kiến này cũng sử dụng hệ thống dữ liệu lớn để giúp ĐCSTQ duy trì sự ổn định. Ví dụ như đầu năm 2019, Alipay đã hỗ trợ ĐCSTQ bắt giữ gần một nghìn người trong một năm, không biết những người đó phạm tội gì. Tất nhiên, có thể có nhiều câu chuyện chưa được tiết lộ đằng sau nó. Nhưng sau đó, Con Kiến này đã bị Cục Quản lý Không gian mạng của ĐCSTQ ra lệnh chấn chỉnh hành vi thu thập bất hợp pháp dữ liệu riêng tư và độc quyền.

Hiện nay ở Trung Quốc, ngoài Jack Ma, còn có những ông lớn như: Tencent, J.D, họ đều đang nắm trong tay những thông tin dữ liệu lớn. Giờ đây những ông lớn này cũng không thể tách rời khỏi việc kiểm soát dữ liệu mà họ đang nắm giữ.

Trong những năm gần đây, ĐCSTQ đã phát triển mạnh mẽ việc xây dựng dữ liệu lớn để thực hiện chủ nghĩa tập quyền, đảng kiểm soát tất cả. Chẳng hạn như nhận dạng khuôn mặt, dự án Skynet, v.v, theo dõi người dân 24 giờ ở khắp mọi nơi. Theo tin tức từ các phương tiện truyền thông của đảng, kể từ 2019, ĐCSTQ đã thành lập  Khoảng 74.000 trung tâm dữ liệu chiếm hơn 1/5 số trung tâm dữ liệu toàn cầu.

Trong tương lai, ĐCSTQ muốn tham gia vào bất cứ điều gì, quản lý kinh tế hay quản lý chính trị, nó sẽ dựa vào dữ liệu lớn này. Do đó, cho dù nó có ý nghĩa kinh tế hay bất cứ điều gì, thì ĐCSTQ đều muốn làm chủ các nguồn dữ liệu này.

Các nguồn tin trước đó tiết lộ rằng, trong những năm gần đây Jack Ma đã từ chối các yêu cầu giao nộp dữ liệu về thông tin tín dụng tiêu dùng cho ĐCSTQ. Tin tức này dù đúng hay sai, chúng ta không thể biết được tâm cơ của Jack Ma ra sao. Liệu ông có thực sự là để bảo vệ an toàn thông tin người  dùng hay không? Hay chỉ muốn duy trì cái gọi là lợi thế cạnh tranh? Vẫn muốn sử dụng điều này như một con át chủ bài để thương lượng trao đổi?

Tuy nhiên, từ quan điểm của tình hình hiện tại của Jack Ma, có vẻ như không còn cơ hội để mặc cả với các lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ rồi. Mọi người đều biết mấy tháng nay không thấy bóng dáng của Jack Ma đâu cả, không biết ông ta đang núp ở đâu, hay bị ĐCSTQ thủ tiêu rồi chăng? Về phần Jack Ma, tôi không biết liệu ông ấy thực sự mất tích hay ông ấy thực sự ẩn mình. Tóm lại, kể từ khi ông ấy chỉ trích hệ thống tài chính của ĐCSTQ tại Hội nghị thượng đỉnh tài chính Thượng Hải vào tháng 10 năm ngoái, đến nay chưa thấy bóng dáng ông xuất hiện trước công chúng, ngay cả khi Tập đoàn Con Kiến của ông bị đình chỉ, vẫn không thấy ông lên tiếng. Trong những ngày vừa qua, nhiều phương tiện truyền thông phương Tây và các nền tảng mạng xã hội đều đang rất quan tâm đến chủ đề “Jack Ma đã đi đâu?”.

Jack Ma  không hề biến mất chỉ là đang ẩn núp để điều khiển?

Vào 4/1, tờ “Liberation” của Pháp đã đăng một bài báo: “Tỷ phú Jack Ma thất sủng và biến mất“, các phương tiện truyền thông khác, như “Wall Street Journal”, cũng ngay lập tức giật những cái tít tương tự.

Là một doanh nhân nổi tiếng, không chỉ ở Trung Quốc mà là khắp thế giới, Jack Ma  không phải là một người đơn giản. Sự biến mất của ông ta, có thể là do ông chủ động chọn cách ẩn núp, tất nhiên cũng có thể là biến mất hoàn toàn, bởi vì không gì là không thể.

Được biết, ĐCSTQ có cái luật gọi là kiểm duyệt “quy định kép” đối với những người không tuân theo đảng hoặc là đảng viên phạm tội. Một khi họ bị “quy định kép”, người đó sẽ bị kiểm soát chặt chẽ, và bản thân Jack Ma là một đảng viên của ĐCSTQ, vì vậy theo suy đoán, có lẽ Jack Ma đã bị “quy định kép” này cất đi rồi.

Thực sự mà nói, bất kể lý do gì đằng sau sự biến mất của Jack Ma, một người có thể hô mưa gọi gió trong cộng đồng doanh nhân Trung Quốc, lại biến mất khỏi tầm mắt công chúng một cách đột ngột như vậy. Tôi nghĩ rằng điều này quả thực sẽ khiến nhiều người trong bộ máy của ĐCSTQ và cả giới kinh doanh, đặc biệt là các doanh nhân sẽ không thoải mái lắm đâu. Hiện tại ĐCSTQ, đang thắt chặt các tự do ngôn luận trong nội bộ đảng viên, bởi vì Jack Ma đã đóng vai trò là một minh chứng và nó có thể là bài học cho một số người tiếp theo.

Đề tài Jack Ma mất tích giờ đây đã khiến nhiều phương tiện truyền thông chính thống ở nước ngoài đồng thời chú ý. Và ngay khi tin tức về sự mất tích của Jack Ma bay khắp bầu trời, thì vào 5/1, vừa qua Lại Tiểu Dân (Lai Xiaomin), cựu chủ tịch Huarong China (công ty quản lý tài sản tài chính và cho vay thuộc sở hữu nhà nước ở Trung Quốc), đã bị ĐCSTQ kết án tử hình vì tội hối lộ và tham nhũng. Được biết trong những năm gần đây, các trường hợp tội phạm kinh tế của Trung Quốc bị kết án tử hình là rất hiếm. Vì vậy, trường hợp của Lại Tiểu Dân cũng thu hút rất nhiều sự chú ý. Theo tin tức từ phương tiện truyền thông của ĐCSTQ, thì số tiền tham ô của Lại Tiểu Dân, lên tới 1,788 tỷ NDT, một số tiền khổng lồ, nhưng trong số các quan chức tham nhũng của ĐCSTQ, có người nhận hối lộ còn nhiều hơn, chẳng hạn như Chu Vĩnh Khang, Quách Bá Hùng và rất nhiều người khác nhưng đến nay họ đều chưa bị kết án tử hình. Vậy tại sao Lại Tiểu Dân lại bị ĐCSTQ kết án tử hình nhanh như thế? Có uẩn khúc gì ở đây chăng? Hay ông ta đang nắm giữ bí mật gì nên cần phải thủ tiêu nhanh chóng?

Được biết Lại Tiểu Dân, từng là người đứng đầu Huarong China, do đó một số phương tiện truyền thông bình luận rằng bản án nặng của Lại Tiểu Dân là một thông điệp đến các lãnh đạo doanh nghiệp Trung Quốc rằng, họ cần phải “cư xử tốt”, phải biết giữ mồm.

Đối với Jack Ma, bản thân là một ông trùm kinh doanh, cũng là một đảng viên, khi nghe thông tin Lại Tiểu Dân bị kết án tử vào thời điểm này chắc hẳn cũng không tránh khỏi cảm giác xót xa.

Nhiều ông trùm kinh doanh nước ngoài, đã đưa đề tài về Jack Ma ra cá cược. Hai ngày trước, ông trùm quỹ đầu cơ của Mỹ Kyle Bass đã nói với CNBC rằng Jack Ma sẽ bị kết án trong vòng 1 năm rưỡi tới, với mức án 10 năm, và Bass sẵn sàng đặt cược với  nhóm phóng viên CNBC.

Những người trẻ tuổi Trung Quốc đã tiêu tiền của họ ở đâu?

Tiếp theo chúng ta hãy cùng bàn một chút đến tình trạng nợ nần của giới trẻ Trung Quốc hiện nay. Thực tế, món nợ này cũng liên quan đến Jack Ma, vì nó liên quan đến ​​”huabei” (Một sản phẩm tín dụng tiêu dùng do Ant Financial tung ra).

Căn cứ vào những “Báo cáo về tình trạng nợ của người tiêu dùng trẻ Trung Quốc” do Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen của Anh công bố năm 2019, trong số những người trẻ tuổi, tỷ lệ tiếp xúc với sản phẩm tín dụng cao tới 86,6% và những người mắc nợ tín dụng chiếm 44,5% trong tổng số gần một nửa số người trẻ. Nếu bạn tiếp xúc với giới trẻ Trung Quốc hiện nay, bạn sẽ nghe được một câu khẩu hiệu của họ đó là: “Hãy tiêu tiền của ngày mai để tận hưởng cuộc sống hiện tại” có lẽ đây là nguyên nhân làm họ chìm trong nợ nần. Một cuộc khảo sát khác cho thấy gần một nửa số người vay tiêu dùng ở Trung Quốc sinh ra sau những năm 90, đứng đầu trong số những người cùng tuổi ở châu Á.

Theo số liệu từ Ngân hàng Trung ương ĐCSTQ, tính đến 30/6/2020, tổng số thẻ tín dụng của nước này chưa được hoàn trả trong hơn sáu tháng lên tới 85,4 tỷ nhân dân tệ, gấp hơn 10 lần so với 10 năm trước. Trong số những người vay nợ quá hạn này, những người “sau năm 90” chiếm gần một nửa.

Những người trẻ này đã vay để mua gì?

Ngoài một số mặt hàng xa xỉ, mỹ phẩm, quần áo, đồ điện tử, còn có một số nội dung tiêu dùng nghe rất nực cười. Ví dụ, một bài báo đăng trên trang Sina Trung Quốc đã nói về việc một thanh niên sử dụng khoản vay tín dụng từ “Huabei” để thưởng cho các MC hay ca sĩ… Hát hoặc làm gì đó trên các nền tảng xã hội. Cuối cùng, anh ta nợ 300.000 nhân dân tệ vì đã nạp thẻ để thưởng cho những ca sĩ này, anh ta còn nói rằng trong 4 năm tới sẽ cố gắng để tiết kiệm trả nợ.

Dani, một người với 6 năm kinh nghiệm tư vấn cho vay đã nói với giới truyền thông rằng, khách hàng của bà chủ yếu là những người trẻ tuổi. Họ có hai mục đích vay tiền chính, một là đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày và hai là vay tiền để trả các khoản vay khác. Trong số các khách hàng của cô, sinh viên đại học được gọi là “quả mềm”, vì chưa có kinh nghiệm xã hội, sợ tổn hại danh tiếng nên rất dễ bị các công ty đòi nợ thuê dọa dẫm và gạ tình.

“Dani” nói rằng những người trẻ sau năm 90, là những tín đồ của Internet, việc duyệt web và xem những đoạn video ngắn đã trở thành một phần cuộc sống của họ. Trong quá trình này, chỉ cần người dùng nhấp vào thông tin liên quan hoặc liên kết khuyến mãi về các khoản vay, họ đã bị theo dõi chính xác bằng dữ liệu lớn và thuật toán. Thuật toán này dễ theo dõi, và chuyển đến tay một cách nhanh chóng, đối với những người trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm xã hội, chúng đã trở thành “miếng bánh” cho các nền tảng cho vay trực tuyến lớn.

Vậy làm thế nào để những thanh niên này thoát khỏi bẫy cho vay trực tuyến, một số bài báo điều tra cho rằng không có cách nào, bởi vì hầu như các khoản nợ của họ chủ yếu dựa vào cha mẹ để trả.

Một số bạn trẻ bị hấp dẫn và mắc kẹt với hình thức vay tiêu dùng tiện lợi này, họ không biết lo toan cuộc sống, chỉ sống trong hiện tại, thậm chí đại dịch năm 2020 dường như không ảnh hưởng đến cách tiêu dùng của những người trẻ tuổi này. Tuy nhiên, sau khi dịch bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Trung Quốc, bên cho vay đang rất lo lắng.

Vào tháng 6/2020, The Wall Street Journal đưa tin rằng, một công ty công nghệ ở Bắc Kinh đã tuyển dụng hàng trăm nhân viên để hỗ trợ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng thu hồi nợ. Công ty này hoàn toàn được cấp giấy phép hoạt động, người phụ trách công ty cho biết, tỷ lệ vỡ nợ của giới trẻ ở Trung Quốc đã tăng cao, và nhóm người tiêu dùng này đã vay rất nhiều hỗ trợ cho phong cách tiêu dùng “đắt đỏ” của họ. Người này còn cho biết rằng, đối với những người trẻ tuổi này, việc người cho vay gọi điện thoại cho cha mẹ để đòi nợ là một trong những cách rất hiệu quả, cơ hội hoàn trả cao hơn.

Việc cho vay tiền trên mạng này không chỉ làm thay đổi cuộc đời của những người trẻ này, mà còn cả cuộc đời của Jack Ma, dưới tác động của làn sóng dịch bệnh mới, không biết những câu chuyện vay mượn và lừa bịp này có bùng phát dữ dội hơn không? Tương lai của Jack Ma và Tập đoàn sẽ đi về đâu dưới chế độ của ĐCSTQ này, vẫn còn là một câu hỏi lớn.

RELATED ARTICLES

Tin mới