Công nghệ 5G ngày càng thu hút được sự quan tâm của nhiều quốc gia. Liên minh Ngũ Nhãn (Five Eyes Alliance), tổ chức chia sẻ thông tin tình báo giữa 5 nước Anh, Mỹ, Úc, Canada và New Zealand đã đề nghị Nhật Bản tham gia vào nỗ lực chung nhằm ngăn chặn việc phổ biến thiết bị 5G của Trung Quốc.
Các nỗ lực đa quốc gia nhằm ngăn chặn việc phổ biến thiết bị 5G của Trung Quốc
Ngoài ra, sức mạnh của TSMC của Đài Loan, tập đoàn chế tạo chất bán dẫn lớn nhất thế giới, là ngoài sức tưởng tượng và cũng được đánh giá cao bởi liên minh này.
Ngày 1/2, tờ Yomiuri Shimbun của Nhật Bản cho biết với mục đích ngăn chặn việc phổ biến thiết bị 5G do Trung Quốc sản xuất, Hoa Kỳ sẽ làm việc với 4 quốc gia có quan hệ chặt chẽ trong Liên minh Ngũ Nhãn để hợp tác với Nhật Bản thành lập một “liên minh chống Trung Quốc” để giữ vai trò chủ chốt trong việc phát triển công nghệ 5G.
Liên quan đến việc phát triển công nghệ 5G và tăng cường mạng lưới cung cấp thiết bị, chính phủ Mỹ sẽ thành lập một “Quỹ an ninh truyền thông xuyên quốc gia”. Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng cho năm tài chính 2021 được Hoa Kỳ thông qua vào đầu tháng Giêng năm nay đã tuyên bố sẽ thành lập quỹ này.
Theo các quy định có liên quan, cần phải phát triển công nghệ an toàn và đáng tin cậy, củng cố mạng lưới cung cấp thiết bị và hợp tác với các nhà sản xuất đáng tin cậy. Hiện tại, tổng số tiền của quỹ này vẫn đang được thảo luận. Tuy nhiên, Quốc hội Hoa Kỳ đã gợi ý rằng quy mô quỹ này là khoảng 500 triệu đô la Mỹ và thời gian sử dụng là 10 năm.
Dẫn đầu ý tưởng về quỹ này là Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ Mark Warner. Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với Yomiuri Shimbun, ông nói rằng trong nhiều lĩnh vực kỹ thuật bao gồm cả 5G, Hoa Kỳ cần phải hợp tác chặt chẽ với các nước đồng minh. Nhật Bản là nước đi đầu về công nghệ truyền thông không dây và là một trong những đối tác quan trọng nhất trong việc thành lập quỹ. Để xây dựng một mạng lưới truyền thông 5G an toàn chống lại Trung Quốc đòi hỏi sự hợp tác về công nghệ của Nhật Bản.
5G sẽ được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như ô tô, chăm sóc y tế và năng lượng điện, nhưng công nghệ này cũng có thể được sử dụng cho mục đích gián điệp và tấn công khủng bố trên mạng, gây mất ổn định an ninh. Do đó, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh đã tăng cường loại trừ các sản phẩm đến từ các nhà sản xuất thiết bị viễn thông của Trung Quốc như Huawei. Để thay thế thiết bị của của các nhà sản xuất Trung Quốc, các nước đã bắt đầu dốc sức phát triển mạng lưới cung ứng.
Phòng Thương mại Liên minh châu Âu tại Trung Quốc (European Union Chamber of Commerce in China) đã công bố một báo cáo cho biết Trung Quốc có kế hoạch loại bỏ các đối thủ cạnh tranh nước ngoài khỏi thị trường. Cơ chế của kế hoạch này rất đơn giản: các quỹ đầu tư thuộc sở hữu nhà nước và các ngân hàng phát triển sẽ cho vay một lượng lớn với lãi suất thấp; hỗ trợ mua lại các đối thủ cạnh tranh nước ngoài; cung cấp một lượng lớn trợ cấp nghiên cứu, mục đích là cho phép các doanh nghiệp được chính phủ hỗ trợ chiếm lĩnh thị trường trong nước và quốc tế.
Diễn đàn Quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương, được tài trợ bởi Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Hoa Kỳ (USINDOPACOM) đã xuất bản một bài báo vào năm ngoái, phân tích các công cụ mà chính phủ ĐCSTQ sử dụng trong quá trình này, bao gồm cả hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ, gián điệp thương mại do nhà nước hỗ trợ, chuyển giao công nghệ bắt buộc để đổi lấy khả năng tiếp cận thị trường và trợ cấp cho các công ty hàng đầu quốc gia, chính sách bảo hộ và thay thế nhập khẩu, mua lại và các chương trình tuyển dụng nhân tài nước ngoài. Trung Quốc cũng sử dụng hệ thống giáo dục mở của các nền kinh tế phát triển để ươm mầm nhân tài trong ngành khoa học và công nghệ. Và nó nằm ở việc đạt được hai mục tiêu cốt lõi: duy trì tính hợp pháp của ĐCSTQ ở trong và ngoài nước, đồng thời tăng cường khả năng quân sự của quân đội.
Khi chính phủ Hoa Kỳ và Nhật Bản tổ chức cuộc họp cấp bộ trưởng vào mùa thu năm 2020, hai bên đã đồng ý phát triển chuỗi cung ứng thiết bị 5G. Ngoài ra, vào tháng 11 năm ngoái chính phủ Anh đã thông báo hợp tác với công ty Nhật Bản NEC để bắt đầu xây dựng mạng truyền thông 5G.
Thông tin từ cơ quan tư vấn kinh doanh và dự báo kinh tế Anh Omdia cho thấy, Huawei có 33% thị phần toàn cầu về các trạm cơ sở truyền thông bao gồm 5G, và NEC của Nhật Bản hoặc Fujitsu chỉ chiếm dưới 1%.
Ngoài ra, người ta tin rằng Đài Loan cũng sẽ có tầm quan trọng nhất định trong “Liên minh Chống Trung Quốc”.
Lục Tu Viễn, nhà nghiên cứu Chính trị và Kinh tế, nói rằng cả Đài Loan và Hoa Kỳ đều đang phải đối mặt với sự xâm nhập và các mối đe dọa từ ĐCSTQ. Nếu mối quan hệ giữa hai bên được nâng cấp thành quan hệ đối tác chiến lược toàn cầu, điều này sẽ được đặt trên cơ sở lợi ích chung. Vì Đài Loan cũng là nước được hưởng lợi, và đây cũng là cơ hội tốt để Đài Loan bứt phá qua tình thế khó xử về địa chính trị, nên sẽ là một điều tốt khi có nhiều tiếng nói hơn trên trường quốc tế. Với việc bắt đầu chống toàn cầu hóa, và loại bỏ Trung Quốc khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu, đây là cơ hội cho Đài Loan. Nhiều sản phẩm do Đài Loan sản xuất được cung cấp ra thế giới sẽ kìm hãm sự bành trướng ra bên ngoài của ĐCSTQ.
Ngày 29/1, một báo cáo trên trang Nikkei của Trung Quốc có tiêu đề ” Sức mạnh của TSMC khiến người Mỹ lo lắng” đã chỉ ra rằng trong bối cảnh toàn cầu thiếu hụt chất bán dẫn trầm trọng, hãy tăng cường sự hiện diện của nhà sản xuất chất bán dẫn lớn nhất thế giới TSMC. Giờ đây, nó đã phát triển thành một tình huống hiếm hoi, trong đó chính phủ các nước yêu cầu TSMC giúp tăng sản lượng thông qua các cơ quan chức năng của Đài Loan.
Báo cáo chỉ ra rằng hiếm khi phong trào của một công ty lại ảnh hưởng đến thế giới nhiều như vậy, và cố gắng khám phá “Tại sao TSMC lại có sức mạnh đến như vậy?”
Sản xuất chất bán dẫn của thế giới hiện đang dần tập trung vào TSMC. Apple, Qualcomm, Sony và các công ty lớn khác của Mỹ đến Đài Loan hàng ngày để cố gắng hết sức đưa chất bán dẫn TSMC vào sản phẩm của họ vì nó sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất của sản phẩm.
Theo báo cáo, Hoa Kỳ dựa vào khả năng thiết kế của riêng mình để thúc đẩy các hoạt động không cần nhà máy, và các công ty lớn mạnh như Qualcomm và Nvidia đã ra đời; nhưng kết quả của việc chuyển sản xuất sang châu Á là sự phân công lao động ngày càng sâu sắc.