Từ đầu năm đến nay, máy bay quân sự Trung Quốc không ngừng quấy rối không phận của Đài Loan. Hôm thứ Ba (23/2), thậm chí có thông tin chiến đấu cơ Trung Quốc lần đầu tiên bay qua không phận Đài Loan ở độ cao 300 mét, rõ ràng đó là một hành động khiêu khích. Ngoại giới lo ngại liệu Bắc Kinh có thực sự muốn sử dụng vũ lực với Đài Loan?
Ảnh chụp màn hình Youtube từ AP và SCMP
Ông Tào Trường Thanh (Cao Changqing), một nhà bình luận thời sự người Mỹ gốc Hoa, đã có bài viết trên Vision Times về vấn đề này. Trong bài viết, ông cho rằng những màn phô trương quân sự của Trung Quốc không những không thành công mà ngược lại còn đem đến cho Đài Loan 7 lợi ích chiến lược dưới đây.
Thúc đẩy Hoa Kỳ chuyển trọng tâm chiến lược sang châu Á
Trong quá khứ, chính quyền Obama, Bush con và Clinton đã củng cố sức mạnh quân sự ở châu Á, vì tránh chọc giận Bắc Kinh nên đều nói rằng họ đang đối phó với Bắc Triều Tiên, những kỳ thực họ từ sớm đã có những cân nhắc chiến lược kìm hãm Trung Quốc. Nay quân đội Trung Quốc phô trương sức mạnh quân sự và điều tàu sân bay đến eo biển Đài Loan, gồm cả việc xây đảo ở Biển Đông, càng khiến Mỹ có đủ lý do trong việc tăng cường sức mạnh quân sự ở châu Á.
Thứ hai, thúc đẩy Nhật Bản gia tăng chi phí quân sự
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Inada Tomomi là người thuộc phe diều hâu có tiếng, bà ấy còn cứng rắn hơn cả cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yuriko Koike. Bà đã chủ trương sửa đổi hiến pháp thời hậu chiến và nâng cấp Lực lượng Phòng vệ thành Lực lượng Phòng vệ Quốc gia.
Tuy nhiên, sau chiến tranh, chi tiêu quân sự của Nhật Bản chịu nhiều hạn chế và tỷ trọng không được vượt quá 1% GDP, vậy nên chi tiêu quân sự chỉ ở mức 51 tỷ đô-la Mỹ (năm 2017).
Mỹ hy vọng rằng chi tiêu quân sự của Nhật Bản sẽ tăng lên ngang với các nước thành viên NATO (chiếm 3% GDP). Việc máy bay chiến đấu và hàng không mẫu hạm của Trung Quốc lởn vởn quang Đài Loan cũng được coi là mối đe dọa đối với Nhật Bản, do vậy nó cũng tạo cho chính phủ Nhật Bản lý do để tăng cường sức mạnh quân sự. Nếu chi tiêu quân sự của Nhật Bản tăng lên, nó sẽ làm tăng sức mạnh của liên minh Mỹ-Nhật và tạo thành uy hiếp đối với Trung Quốc.
Thúc đẩy Hoa Kỳ cung cấp nhiều vũ khí hơn cho Đài Loan
Hoa Kỳ từ lâu đã có các dự luật như “Đạo luật quan hệ Đài Loan” và “Sáu bảo đảm với Đài Loan” nhằm đảm bảo việc cung cấp vũ khí phòng thủ cho Đài Loan. Hiện giờ Trung Quốc liên tục đe dọa Đài Loan, càng cấp cho Ngũ Giác Đài lý do để bán vũ khí cho quốc đảo này, mối quan hệ quân sự Mỹ – Đài theo đó cũng sẽ được củng cố & tăng cường.
Tăng cường “ý thức địch-ta” của người dân Đài Loan
Dưới chính sách thân Bắc Kinh trong 8 năm cầm quyền của ông Mã Anh Cửu bên Quốc Dân đảng, ý thức địch ta của người dân Đài Loan đã giảm sút chưa từng thấy, và ngay cả các tướng lĩnh về hưu của Quốc Dân đảng liên tục có các chuyến thăm đến Bắc Kinh để lắng nghe lời dạy của các nhà lãnh đạo ĐCSTQ, người dân Đài Loan cũng không chút để tâm. Hiện người dân Đài Loan đã nhận thức ra rằng cái chính quyền bên kia eo biển đang ngắm một nghìn tên lửa vào Đài Loan chính là kẻ thù lớn nhất của quốc đảo này! Tâm lý phòng thủ của người dân Đài Loan được nâng lên cũng hình thành một rào cản quan trọng chống lại thù trong giặc ngoài.
Nhìn rõ hơn bản chất “thân Bắc Kinh” của Quốc Dân đảng
Trung Quốc đe dọa Đài Loan, các thành viên Quốc Dân đảng đều phụ họa theo, chỉ thiếu việc nói thẳng rằng người dân Đài Loan nên cúi đầu trước sự đe dọa của Trung Quốc. Trong những năm qua, Quốc Dân đảng vẫn luôn trung thành với những lập luận như sức mạnh quân sự của Trung Quốc rất lớn mạnh, Đài Loan gặp nhiều khó khăn trong việc phòng thủ, v.v., để khiến người dân Đài Loan sợ hãi.
Cựu chủ tịch Quốc Dân đảng Liên Chiến (Lien Chan) đã từng đến Bắc Kinh công khai hô hào “Bắt tay với ĐCSTQ chống lại phần tử độc lập Đài Loan”. Phần tử độc lập Đài Loan là gì, nó chỉ là một sự lựa chọn của người dân. Quốc Dân đảng muốn bắt tay với tà ác để đối phó với người dân Đài Loan. Điều này chỉ có thể củng cố niềm tin của người dân Đài Loan: dùng phiếu bầu để loại bỏ Quốc Dân đảng!
Củng cố quyết tâm của Đài Loan trong việc phát triển vũ khí của riêng mình
Các mối đe dọa quân sự của Trung Quốc đối với Đài Loan đã làm tăng niềm tin của quân đội Đài Loan vào việc phát triển tàu ngầm và tên lửa tầm xa. Với sức mạnh tác chiến của tên lửa Hùng Phong III hiện có của Đài Loan – độ cao thấp (tránh radar của đối phương), tốc độ nhanh (50 km / phút) và khả năng xuyên thủng boong-ke, nó đủ sức hủy diệt cả một tàu sân bay. Toàn bộ eo biển Đài Loan có chiều rộng trung bình là 180 km và chiều dài từ bắc xuống nam là 300 km, một khi tàu sân bay Trung Quốc tiến vào eo biển Đài Loan, thì nó sẽ lọt vào tầm tấn công của tên lửa Hùng Phong III.
Những ai có chút kiến thức quân sự về tàu sân bay, và ngay cả những người mới xem phim tài liệu lịch sử về trận hải chiến Mỹ – Nhật sau sự cố Trân Châu Cảng cũng biết rằng một khi tàu sân bay bị phía đối phương tra được vị trí trên biển, thì nó sẽ bị phi cơ của đối phương phá hủy. Do đó, khi Trung Quốc tập trận đối phó với tên lửa của Đài Loan năm 1996, hai tàu sân bay Mỹ tiến vào khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (tiềm ẩn cảnh báo đối đầu), thì có rất nhiều tàu chiến được triển khai bảo vệ 200 hải lý xung quanh tàu sân bay.
Củng cố quyết tâm bảo vệ tự do dân chủ của người dân Đài Loan
Theo kết quả của một cuộc thăm dò “Tổ chức Dân chủ Đài Loan”được công bố vào tháng 10 năm ngoái, nếu chính quyền Trung Quốc tấn công Đài Loan, có tới 80% người dân ở quốc đảo sẵn sàng ra chiến trường để “bảo vệ Đài Loan”.
Về điều này, ông Trần Chí Nhu, Phó giám đốc Viện Nghiên cứu Xã hội phân tích rằng quyết tâm bảo vệ nền dân chủ của Đài Loan đã tăng lên đáng kể từ năm 2019 đến năm 2020. Nguyên nhân có thể là sau các vụ trấn áp dã man đối với phong trào biểu tình của người dân Hồng Kông năm 2019, cưỡng chế Luật An ninh Quốc gia lên Hồng Kông hòng bóp nghẹt tự do dân chủ của người dân nơi đây, cùng các đợt khiêu khích quân sự liên tục trên vùng biển Đài Loan đã kích thích niềm tin của người Đài Loan vào nền dân chủ và củng cố quyết tâm bảo vệ nền tự do dân chủ của mảnh đất này đến cùng.