Saturday, July 27, 2024
Trang chủQuân sựTriển vọng của thủy lôi trong chiến tranh hiện đại

Triển vọng của thủy lôi trong chiến tranh hiện đại

Những lợi thế và rủi ro chính của việc sử dụng thủy lôi hiện nay. Ngày nay, mặc dù có sự hiện diện của vũ khí tên lửa hiện đại, thủy lôi hiện vẫn là đối thủ đáng gờm của các hạm đội trong cuộc đối đầu trên biển. Hơn nữa, sự phát triển công nghệ hiện đại đang góp phần làm tăng sức mạnh của các loại thủy lôi.

Lịch sử và hiện tại

Ai cũng biết rằng, so với tên lửa và ngư lôi, thủy lôi được phân biệt bởi thiết kế đơn giản, dễ vận hành và giá thành vừa phải. Điều này làm cho thủy lôi trở thành một vũ khí hấp dẫn đối với những quốc gia do kinh tế chưa phát triển nên không đủ khả năng tài trợ cho một hạm đội hùng mạnh với vũ khí tên lửa và ngư lôi hiện đại.

Nhờ các loại thủy lôi, các quốc gia này có thể tăng cường đáng kể khả năng bảo vệ hải phận của mình khỏi sự xâm lược của tàu chiến của kẻ thù tiềm tàng. Ngoài ra, thủy lôi còn được sử dụng trong các hoạt động phá hoại.

Ngay từ thế kỷ XVI, các thùng gỗ có chứa chất nổ bên trong đã được sử dụng trong hải quân Trung Quốc để chống lại cướp biển Nhật Bản.

Tuy nhiên, loại thủy lôi được sử dụng đầu tiên là do David Bushnel phát minh vào thế kỷ XVIII: đó là một thùng thuốc súng sẽ phát nổ khi va chạm với tàu địch. Vào tháng 6 năm 1855, hạm đội Nga đã sử dụng thành công ở biển Baltic khi lập một hàng rào thủy lôi để chống lại các tàu Anh-Pháp.

Trong chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai, việc sử dụng tích cực các loại thủy lôi đã trở thành yếu tố đặc trưng. Chỉ riêng trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, đã có hơn 400 con tàu bị nổ tung bởi thủy lôi.

Trong nửa sau thế kỷ XX và đặc biệt là vào đầu thế kỷ XXI, sự quan tâm đến thủy lôi bắt đầu suy giảm trước nền tảng của các loại ngư lôi và tên lửa có triển vọng hơn.

Tuy nhiên, kinh nghiệm của các cuộc chiến tranh và hoạt động gìn giữ hòa bình ở các nước châu Á và châu Phi đã cho thấy trong thời đại ngày nay thủy lôi là loại vũ khí phù hợp và hiệu quả như thế nào.

Ví dụ, trong Chiến tranh vùng Vịnh, thủy lôi của Iraq đã trở thành chướng ngại vật nghiêm trọng đối với tàu chiến Mỹ. Vào tháng 2 năm 1991, tàu sân bay trực thăng đổ bộ “Tripoli” đã bị nổ tung bởi một quả thủy lôi của Iraq, và số phận tương tự cũng đã xảy ra với tàu tuần dương URO “Princeton”.

Những lợi thế và rủi ro chính của việc sử dụng thủylôi

Ưu điểm chính của thủy lôi không chỉ là sự đơn giản, dễ vận hành mà còn do tính đa dạng trong chiến thuật sử dụng loại vũ khí này. Thủy lôi có thể được bố trí trong vùng lãnh hải quốc gia dưới sự che chắn của pháo bờ biển.

Nguy hiểm nhất là các loại mìn nằm sâu dưới đáy biển có ngòi nổ không tiếp xúc, thường được lắp đặt ở những vùng biển nông. Các dòng chảy ven biển sẽ gây khó khăn cho việc phát hiện thủy lôi, và các hoạt động của lực lượng phòng thủ bờ biển trở thành một trở ngại nghiêm trọng cho các tàu quét mìn của đối phương.

Điều thú vị là không chỉ các quốc gia như Iran, mà cả Mỹ, Phần Lan, Thụy Điển cũng đang tích cực hoàn thiện các loại thủy lôi.

Ví dụ, loại thủy lôi thả dưới đáy biển Mk67 SLMM (Submarine-Launched Mobile Mine) do Mỹ sản xuất được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ trong các vùng biển nông, các căn cứ hải quân và cảng biển.

Các tàu ngầm cũng sẽ không gặp trở ngại nghiêm trọng từ đối phương nếu như có thể tự bảo vệ bằng thủy lôi ở các khu vực ven biển trong thời bình.

Hiện nay ở Hoa Kỳ, tổ hợp thủy lôi này đang được hiện đại hóa theo hướng tăng tầm hoạt động độc lập, tăng độ nhạy của chúng; có một sự đổi mới là việc chế tạo ra loại thủy lôi có hai đầu đạn, sau đó chúng được tách ra và kích nổ độc lập với nhau. Điều này cho phép thủy lôi có thể tấn công hai mục tiêu cùng một lúc. Đây là một hướng đi đầy triển vọng.

Tuy nhiên, việc sử dụng thủy lôi trong điều kiện hiện đại và trong tương lai đặt ra một mối đe dọa to lớn đối với việc đi lại, vận tải tự do trên đại dương của thế giới.

Bởi vì, thủy lôi được bố trí ở các vùng ven biển không chỉ đe dọa tàu chiến của kẻ thù tiềm tàng mà còn mang lại nguy hiểm cho cả các tàu dân sự.

Ngoài ra, thủy lôi còn gây ra một mối đe dọa nhất định cho chính các con tàu của hải quân các nước sở tại.

Có lẽ điều này giải thích li do vì sao các cường quốc hàng đầu thế giới hiện quan tâm đến các phương tiện phát hiện và vô hiệu hóa thủy lôi nhiều hơn là nghĩ cách để phát triển loại vũ khí này.

RELATED ARTICLES

Tin mới