Friday, November 15, 2024
Trang chủGóc khuất Trung HoaGiấc mộng Trung Hoa còn xa lắm

Giấc mộng Trung Hoa còn xa lắm

Miao Wei, cựu Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin kiêm Phó Giám đốc Ủy ban Kinh tế của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cho biết tại cuộc họp Lưỡng hội rằng ngành sản xuất của Trung Quốc vẫn còn chịu nhiều hạn chế bởi hệ thống, thiếu hụt nhân tài, công nghệ quan trọng bị hạn chế bởi những người khác, và Trung Quốc sẽ phải mất ít nhất 30 năm để trở thành một “cường quốc sản xuất”.

Miao Wei, cựu Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin kiêm Phó Giám đốc Ủy ban Kinh tế
của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)

Theo báo cáo của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, ông Miao Wei cho biết trong Phiên họp toàn thể lần thứ hai của Hội nghị lần 4 của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc lần thứ 13 được tổ chức tại Bắc Kinh hôm 7/3 rằng trong những năm gần đây, tình hình “lớn nhưng không mạnh, hoàn thiện nhưng không tốt của Trung Quốc đã không có được sự thay đổi một cách cơ bản nào, năng lực căn bản vẫn yếu kém, công nghệ cốt lõi quan trọng bị hạn chế bởi những người khác, và nguy cơ thắt nút cổ chai và ‘rớt dây chuyền’ đã tăng lên đáng kể”.

Reuters đưa tin, khi nền kinh tế Trung Quốc chuyển sang mô hình dịch vụ, các nhà máy có ống khói gây ô nhiễm đã bị buộc phải đóng cửa khiến tỷ trọng sản lượng sản xuất của  nền kinh tế suy giảm. Năm 2020, ngành sản xuất của Trung Quốc chỉ chiếm hơn 1/4 GDP của nước này, mức thấp nhất kể từ năm 2012 đến nay.

Ông Miao Wei cho rằng tỷ trọng ngành sản xuất trong GDP giảm quá mau lẹ sẽ không chỉ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế hiện tại, ảnh hưởng đến việc làm ở thành thị, mà còn mang đến những nguy cơ tiềm ẩn về an toàn công nghiệp và làm suy yếu khả năng chống chịu rủi ro kinh tế và khả năng cạnh tranh quốc tế của Trung Quốc.

Tổng Bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình hồi tháng 11/2020 cũng đã tuyên bố rằng sự đổi mới của ngành sản xuất Trung Quốc còn lâu mới đủ, và các doanh nghiệp cần phải “giải quyết vấn đề thắt nút cổ chai”.

Về mặt hệ thống, ông Miao Wei cho rằng vấn đề cơ bản hạn chế sự phát triển của ngành sản xuất Trung Quốc là “các chính sách cải cách theo định hướng thị trường chưa được thực hiện đến nơi đến chốn”, ví như cơ chế cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp chưa hoàn thiện; cơ chế giá cả theo định hướng thị trường cũng chưa hoàn thiện; thuế  phí doanh nghiệp còn nặng và lực độ hỗ trợ tài chính cho các ngành sản xuất vẫn chưa đủ…

Ông Miao cũng thừa nhận rằng hệ thống đổi mới khoa học và công nghệ của Trung Quốc vẫn chưa kiện toàn khiến năng lực đổi mới của ngành sản xuất Trung Quốc yếu đi.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng thiếu nhân tài trong các ngành công nghiệp mới nổi, các lĩnh vực mũi nhọn, đồng thời tỷ lệ nhân tài sáng tạo và có kỹ năng cao còn thấp.

Trong vài năm qua, ĐCSTQ thường tuyên bố sẽ phát triển thành “cường quốc sản xuất” và công bố kế hoạch “Made in China 2025” vào năm 2015, nhưng kế hoạch này đã bị chính quyền cựu tổng thống Mỹ Donald Trump lên án mạnh mẽ.  Mỹ cáo buộc kế hoạch “Made in China 2025” bao gồm việc ép buộc các công ty Mỹ chuyển giao công nghệ khi hoạt động tại thị trường Trung Quốc, đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ và trợ cấp cho các công ty Trung Quốc bằng vốn nhà nước tạo môi trường cạnh tranh không lành mạnh. Do đó, chính quyền Trump đã  khởi xướng điều tra một cuộc điều tra theo Mục 301 của Luật Thương mại năm 1974 và cấm xuất khẩu các công nghệ cao then chốt cho ĐCSTQ.

Báo cáo công việc chính phủ năm 2019 của ĐCSTQ không đề cập đến “Made in China  2025”, nhưng có báo cáo cho rằng “Kế hoạch 5 năm lần thứ 14” của ĐCSTQ đã thay thế cho “Made in China 2025”.

“Kế hoạch 5 năm lần thứ 14” sẽ được Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc ĐCSTQ xem xét và thông qua trong năm nay. Kế hoạch này cũng tập trung vào yếu tố “phát triển chất lượng cao” của ngành sản xuất.

RELATED ARTICLES

Tin mới