Sunday, January 5, 2025
Trang chủGóc khuất Trung HoaĐàm phán Mỹ-Trung: Như…họp chợ!

Đàm phán Mỹ-Trung: Như…họp chợ!

Phái đoàn Mỹ và Trung Quốc chỉ trích gay gắt lẫn nhau, đổ lỗi đối tác nói dài quá 2 phút.

Cuộc đàm phán cấp cao Mỹ -Trung đầu tiên dưới thời chính quyền Tổng thống Joe Biden đã kết thúc ngày đầu tiên tại Alaska. Nội dung đã được trao đổi là điều được dư luận hết sức quan tâm. Tuy nhiên thay vì trao đổi về những nội dung thương mại như cách cựu Tổng thống Donald Trump đã làm với phía Trung Quốc thì hai phái đoàn được miêu tả là đã giành nhiều thời gian để chỉ trích lẫn nhau.

Tân Hoa xã đưa tin các quan chức Trung Quốc đã đưa ra những lập trường của Bắc Kinh trong nhiều vấn đề nổi cộm trong cuộc làm việc đầu tiên.

Trưởng phái đoàn Trung Quốc, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Công tác Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Dương Khiết Trì cáo buộc Mỹ không tôn trọng nghi thức ngoại giao bằng cách công bố các lệnh trừng phạt nhằm vào các quan chức Trung Quốc trước thềm cuộc hội đàm.

Trong khi đó, một quan chức cấp cao của chính quyền Tổng thống Biden cho hay cuộc làm việc đầu tiên mang tính “nghiêm túc, thực chất và thẳng thắn,” kéo dài hơn 2 giờ, vượt dự kiến.

Thông báo nhấn mạnh phía Mỹ đã tận dụng cuộc gặp này nhằm làm rõ những ưu tiên và lợi ích của Mỹ và các quan chức Mỹ đã lắng nghe điều tương tự từ phía Trung Quốc.

Một quan chức Mỹ còn cáo buộc ông Dương vi phạm quy tắc giới hạn mỗi người chỉ nói trong 2 phút.

Quan chức trên cho biết Mỹ và Trung Quốc sẽ bắt đầu cuộc làm việc thứ hai vào lúc 19 giờ 30 (giờ địa phương) ngày 18/3. Phiên làm việc thứ hai này dự kiến kéo dài trong nhiều giờ đồng hồ.

Vị này cho hay phiên thảo luận thứ ba trong khuôn khổ cuộc gặp cấp cao Mỹ-Trung Quốc dự kiến diễn ra vào thời gian 9/9 giờ 30 sáng 19/3 (theo giờ địa phương).

Trước khi tiến hành hội đàm, các bên đã có màn gặp mặt báo giới đầy căng thẳng.

Theo Financial Times, ông Dương Khiết Trì đã có bài phát biểu dài hơn 15 phút. Các phóng viên được cho là định rời khỏi phòng họp sau khi 2 bên đưa ra những phát biểu mở đầu ngắn gọn. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken yêu cầu họ ở lại sau khi ông Dương phát biểu để “lắng nghe phản ứng” của Mỹ.

Phát biểu tại buổi họp báo, Ngoại trưởng Antony Blinken cho biết, trong cuộc gặp ở Alaska, Mỹ sẽ thảo luận về “mối quan ngại sâu sắc” đối với những vấn đề như Hồng Kong, Đài Loan và Tân Cương, các cuộc tấn công mạng vào Mỹ.

“Các hành động của Trung Quốc đã “đe dọa đến trật tự dựa trên các quy tắc được thiết lập để duy trì sự ổn định toàn cầu”, Ngoại trưởng Blinken nhận định trong cuộc họp cấp cao Mỹ – Trung ngày 18/3 ở Alaska, Mỹ.

Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan khẳng định Mỹ không muốn xung đột với Trung Quốc nhưng sẵn sàng “đấu tranh cho những nguyên tắc, cho người dân của chúng tôi và bạn bè của chúng tôi”.

Trong khi đó, Chủ nhiệm Văn phòng Công tác Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Dương Khiết Trì đã dành bài phát biểu 15 phút của mình để chỉ trích những nhận định của Mỹ. Ông Dương Khiết Trì nhấn mạnh rằng Bắc Kinh coi các vấn đề ở Tân Cương, Hồng Kông và Đài Loan là một phần công việc đối nội của mình.

“Mỹ đã lạm dụng cái gọi là quan niệm về an ninh quốc gia để cản trở trao đổi thương mại bình thường đối với Trung Quốc” – ông Dương Khiết Trì cho hay.

Cuộc gặp tại bang Alaska đã diễn ra trong bầu không khí căng thẳng như giới quan sát dự đoán trước đó.

Phát biểu trên kênh CNBC hôm 16/3, cựu Thủ tướng Australia Kevin Rudd nhận xét: “Cuộc gặp giữa các quan chức ngoại giao Mỹ và Trung Quốc trong tuần này tại Alaska khó có thể tạo ra bất kỳ đột phá lớn nào.

Trong một diễn biến liên quan, các nhà lập pháp thuộc đảng Cộng hòa Mỹ vừa tái trình dự luật yêu cầu hủy quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn mà nước này đã trao cho Trung Quốc suốt 2 thập kỷ qua.

Các thượng nghị sĩ Mỹ hôm 18/3 đã đệ trình “Đạo luật Quan hệ thương mại Trung Quốc” lên Quốc hội Mỹ, cáo buộc Trung Quốc dung túng tình trạng lao động cưỡng bức và khiến Mỹ mất nhiều việc làm trong lĩnh vực sản xuất.

Dự luật nói trên yêu cầu Tổng thống Mỹ phải hàng năm phê duyệt lại quan hệ thương mại với Trung Quốc, đồng thời trao cho quốc hội nước này quyền phủ quyết các quyết định của lãnh đạo Nhà Trắng.

Các nghị sĩ này đang gây áp lực buộc chính quyền của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden tiếp tục giữ thái độ cứng rắn với Bắc Kinh.

RELATED ARTICLES

Tin mới