Những ngày đầu tháng 4 này, Trung Quốc liên tục phải căng mình đối phó với sự đấu tranh ngoại giao và liên minh quân sự của các quốc gia trong “Bộ tứ kim cương” (Mỹ, Nhật Bản, Úc, Ấn Độ) và các quốc gia ở Đông Nam Á.
Mới nhất là sự kiện hai nước trong “Bộ tứ” là Mỹ và Nhật Bản bắt tay nhau giúp sức cho Đài Loan chống lại sự o ép, tấn công của Bắc Kinh. Trước tình hình đó, quân đội Trung Quốc cũng thể hiện khả năng cô lập Đài Loan nếu Mỹ và Nhật Bản có ý định hỗ trợ Đài Bắc trong tình huống bất ngờ xảy ra ở eo biển Đài Loan.
Theo ông Su Tzu-yun – nhà phân tích an ninh cấp cao tại Viện nghiên cứu quốc phòng & an ninh Đài Loan – các cuộc xâm nhập của máy bay chiến đấu Trung Quốc vào vùng không phận đang được bảo vệ của Đài Loan chính là “tín hiệu chính trị” của đại lục. Các cuộc xâm nhập đó thể hiện trong cuộc tập trận hôm 29/3 của Trung Quốc. Đáng chú ý là cuộc tập trận này diễn ra đúng lúc có chuyến thăm của một nhà ngoại giao Mỹ tới Đài Bắc.
Trước đó, hôm 26/3, nhà cầm quyền Trung Quốc đã cảnh cáo Đài Bắc bằng cách điều 20 máy bay chiến đấu uy hiếp vùng trời hòn đảo luôn có xu hướng li khai này. Việc máy bay do thám Trung Quốc xuất kích ở eo biển Bashi – phía nam Đài Loan- cũng là một phần trong chính sách “chống tiếp cận/chống xâm nhập” nhằm mục đích ngăn chặn Hải quân Mỹ tiến vào eo biển này từ phía Tây Thái Bình Dương.
Thái độ giận dữ của Bắc Kinh có thể là thông điệp gửi tới Tokyo. Bởi theo hiệp ước phòng thủ chung, Tokyo có nghĩa vụ hỗ trợ Mỹ, nếu Washington can thiệp vào cuộc xung đột ở Đài Loan. Trung Quốc muốn chứng minh rằng, nước này có thể dễ dàng “bao vây” các đảo của Nhật Bản.
Được biết, lộ trình bay của máy bay trinh sát Trung Quốc đã thực hiện đường bay quanh đảo Yonaguni của Nhật Bản, cách bờ biển phía đông Đài Loan chưa đầy 70 dặm.
Về phía Nhật Bản. Tokyo không hề bất ngờ trước phản ứng của Trung Nam Hải, khi bắt tay Mỹ, bảo vệ Đài Loan. Chính phủ Nhật Bản đang cân nhắc phương án tăng cường sự hiện diện của quân đội nước này trên đảo Yonaguni (có gần 1.700 dân), trong bối cảnh căng thẳng quân sự ở khu vực đang gia tăng.
Tokyo nhận định, Bắc Kinh càng hung hăng càng chứng tỏ sự khiếp đảm của họ. Việc phải đối đầu với đội quân nhà nghề Nhật Bản trên đảo Đài Loan sẽ khiến quân đội Trung Quốc lúng túng và rơi vào thảm bại. Hiện tại, Bắc Kinh đang phải đối mặt với một Nhật Bản đầy tự tin và mạnh mẽ. Họ không chỉ đủ khả năng tự bảo vệ mình, mà còn bám sát và sẵn sàng đáp trả bất cứ động thái bất chấp pháp luật nào của Trung Quốc.
Việc Mỹ và Nhật Bản xích lại gần nhau vừa là xu thế của một “Bộ tứ” vừa mới được xốc lại, vừa là những lợi ích thiết thân của Tokyo. Nhật Bản có lợi ích chiến lược trong việc duy trì tự do hàng hải ở Biển Đông. Chỉ xin nêu một con số: Có tới 75% nhu cầu năng lượng của Nhật Bản nhập khẩu từ Trung Đông phải đi qua Biển Đông. Vậy nhưng, sự ảnh hưởng của Nhật Bản ở Đông Nam Á còn ít, chủ yếu mới duy trì trong lĩnh vực kinh tế.
Theo Hiến pháp, Lực lượng Phòng vệ của Nhật Bản cũng không có quyền tiến hành chiến tranh và triển khai các hoạt động quân sự bên ngoài lãnh thổ. Cuộc tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư thuộc biển Hoa Đông với Trung Quốc vẫn vô cùng căng thẳng, nói về chủ quyền đối với hòn đảo này thì “sư nói sư phải, vãi nói vãi hay”.
Giờ đây Nhật-Mỹ bắt tay nhau giúp sức cho Đài Loan là mục tiêu trước mắt, còn mục tiêu lâu dài là tăng cường sức mạnh quân sự của Nhật Bản. Sức mạnh ấy thể hiện qua việc luyện tập các phương án tác chiến trên biển, qua việc đầu tư vũ khí, khí tài hiện đại, qua việc xây dựng đội quân tinh nhuệ.
Cho nên, một mũi tên có thể xuyên táo hai, ba con thỏ. Vẫn biết quân đội Trung Quốc không ngây thơ và kém cỏi như thỏ non. Nhưng trước con người và vũ khí của hai đối thủ đáng gờm kết hợp với nhau thì Bắc Kinh “lạnh xống lưng” cũng là điều dễ hiểu.