Saturday, May 18, 2024
Trang chủGóc nhìn mới“Thèm”...đất?

“Thèm”…đất?

Tham vọng biến Biển Đông thành “ao nhà”, Trung Quốc muốn gì? Dầu mỏ? Nguồn lợi hải sản? Kiểm soát tuyến hàng hải quan trọng nhất thế giới? Băng cháy – nguồn năng lượng thay thế dầu mỏ tương lai,…? Đúng cả. Nhưng, còn một thứ khác Trung Quốc rất “thèm” – đó là đất hiếm.

Trữ lượng đất hiếm toàn cầu

Tầm quan trọng của đất hiếm được biết đến từ lâu. Theo các chuyên gia, Đất hiếm là nhóm 17 nguyên tố hóa học dùng để sản xuất các linh kiện quan trọng của nhiều sản phẩm như điện thoại thông minh, tivi, máy ảnh, bóng đèn, xe điện và vũ khí. Tài nguyên này chỉ có ở một số vùng nhất định và không thể tái tạo. Tuy nhu cầu không lớn về số lượng, nhưng thiếu nó, không thành cuộc sống hiện đại luôn kèm bao nhiêu tiện nghi, thiết bị. Có người ví von: Đất hiếm, trong nền kinh tế hiện tại và tương lai, cần thiết “nguyên tố vi lượng” với cơ thể con người vậy.

Theo Cục Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), năm 2020, Trung Quốc chiếm khoảng 58% sản lượng đất hiếm toàn cầu. Bốn năm trước đó, con số này là 90%. Ưu thế áp đảo của Trung Quốc trên thị trường do Mỹ và các cường quốc khoa học, công nghệ thời điểm đó: hoặc có tầm nhìn xa, muốn chủ động dự trữ loại tài nguyên quý này; hoặc chủ quan để cho Trung Quốc qua mặt. Chính thế, James Kennedy, Chủ tịch công ty tư vấn ThREE Consulting từng nhận định, thời điểm này “Trung Quốc có thể đóng cửa gần như mọi dây chuyền lắp ráp ôtô, máy tính, điện thoại thông minh và máy bay bên ngoài nước này nếu họ ra lệnh cấm vận đất hiếm”.

Năm 2019, thời điểm khốc liệt nhất của cuộc chiến thương mại và cuộc chiến công nghệ Mỹ – Trung, giới chuyên gia từng nghĩ tới chuyện Bắc Kinh sẽ sử dụng đất hiếm như một vũ khí lợi hại để đáp trả những cú đòn khốc liệt, dồn dập của Washington nhằm đánh quỵ nền kinh tế Trung Quốc. Nên nhớ, Mỹ nhập khẩu tới 80% lượng đất cho nền kinh tế từ Trung Quốc. Thế nên, Bắc Kinh thừa biết, nếu tung cú đòn đất hiếm, Washington hẳn phải dè chừng. Năm 2010, Trung Quốc tung đòn không bán đất hiếm cho Nhật Bản khiến cường quốc công nghệ Châu Á này lao đao, kéo theo hệ lụy của nhiều quốc gia khác, và còn đẩy giá đất hiếm tăng 2000%. Việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ngày 20/5/2019 thăm một công ty đất hiếm tại tỉnh Giang Tây, Trung Quốc với sự tháp tùng của ông Lưu Hạc – phó Thủ tướng, cũng là người dẫn đầu đoàn đàm phán thương mại của Trung Quốc với Mỹ, càng củng cố nhận định nêu trên.

Bắc Kinh không chỉ sử dụng đất hiếm như một vũ khí thương mại trả đũa lại bất cứ nền kinh tế nào dám thách thức Trung Quốc. Là nền kinh tế có quy mô lớn thứ 2 thế giới, đất hiếm, thời điểm này và trong tương lai, cũng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với Trung Quốc, khi nước này tham vọng trở thành quốc gia đi đầu trong lĩnh vực sản xuất ắc-quy, pin sử dụng cho xe điện, chíp bán dẫn, công nghệ hàng không, robot…

Chính thế, làm thế nào để có được nguồn đất hiếm phục vụ nhu cầu hiện tại của nền kinh tế có quy mô khổng lồ thứ 2 toàn cầu, đồng thời, duy trì vị thế quốc gia số 1 cung cấp nó cho thị trường thế giới, là điều Trung Quốc luôn mong muốn.

Tham vọng và mục tiêu đó là một trong những nguyên nhân khiến Trung Quốc không thể không nhìn ra Biển Đông khi họ biết rõ rằng, ngoài nguồn lợi thuộc “phần nổi”, “phần chìm” của Biển Đông còn tiềm chứa một lượng dồi dào các tài nguyên quý giá, trong đó có đất hiếm.

RELATED ARTICLES

Tin mới