Sunday, May 12, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTổng thống Campuchia Hun Sen: Lấy gì chèo thuyền qua sông?

Tổng thống Campuchia Hun Sen: Lấy gì chèo thuyền qua sông?

Ở Đông Nam Á, trong khi Việt Nam và Lào rất thận trọng khi hoạch định chính sách đối ngoại với Trung Quốc, “vừa hợp tác vừa đấu tranh”, thì gần đây chính quyền Campuchia dường như lệ thuộc hoàn toàn vào Bắc Kinh.

Hôm 20/5, Thủ tướng Campuchia Hun Sen trong bài phát biểu tại Hội nghị quốc tế lần thứ 26 về Tương lai Châu Á, đã nói thẳng rằng: “Nếu không dựa vào Trung Quốc, thì chúng tôi sẽ dựa vào ai?”.

Ông Hun Sen cho hay, các khoản đầu tư của Trung Quốc vào xây dựng cơ sở hạ tầng là điều thiết yếu đối với sự phát triển kinh tế của Campuchia. Ông phản bác những lời chỉ trích rằng Phnôm Pênh quá phụ thuộc vào Trung Quốc. Nói như thế là tàn nhẫn (!).

Dẫn ra những số liệu cụ thể, ông Hun Sen ví von: “Nếu như không nhờ Trung Quốc, thì người dân chúng tôi hiện nay lấy gì chèo thuyền qua sông, khi không có đường bộ. Ngay cả việc tiêm phòng Covid-19 cho hơn 2 triệu dân, nếu không có sự viện trợ của Trung Quốc và nguồn cung bán từ Trung Quốc thì chúng tôi cũng không có vaccine tiêm cho người dân nước mình. Ngoài COVAX đã cung cấp cho Campuchia hơn 300.000 liều vaccine Covishield (Astra Zeneca), hỏi có nước nào cho Campuchia vaccine để tiêm không?”.

Sau khi “đàn em” hết sức nhún nhường, Bắc Kinh tỏ ra hài lòng. Trong cuộc họp báo thường kỳ hôm 21/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên vuốt ve: “Chúng tôi đánh giá cao tuyên bố của Thủ tướng Hun Sen. Ông là một chính khách kỳ cựu trong khu vực, đồng thời cũng là một người bạn tốt lâu năm của Trung Quốc. Với tầm nhìn chiến lược và sự sáng suốt trong chính trị, ông Hun Sen luôn giữ quan điểm khách quan, công bằng trong các vấn đề lớn”.

Ông Triệu còn tung hô “đàn em” tận mây xanh: “Thủ tướng Hun Sen không chỉ có những đóng góp lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển của đất nước và bảo vệ phẩm giá quốc gia của Campuchia, mà còn có nhiều nỗ lực trong việc duy trì dân chủ trong quan hệ quốc tế, vì hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và trên toàn thế giới”.

Thái độ tiền hậu bất nhất của Thủ tướng Campuchia khiến cho Washington hết sức ngạc nhiên. Mỹ lâu nay nhận định: Có một xu hướng mạnh mẽ muốn xem xét khu vực qua lăng kính nhị phân, rằng nếu nói về sự “tự do” trong khu vực, thì Đông Nam Á là khu vực “đỏ” (xu hướng theo chủ nghĩa xã hội). Nhưng nếu nền dân chủ cứ tiếp tục bị chà đạp thì khu vực sẽ thụt lùi. Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nếu không tìm cách xích lại Hoa Kỳ, sẽ không tránh khỏi bị Trung Quốc thâu tóm.  

Nhà bình luận quốc tế Hoa Kỳ David Shambaugh đã viết cuốn Where Great Powers Meet xoay quanh chủ đề cạnh tranh Mỹ-Trung. Ông lưu ý: Quy mô và sức nặng kinh tế của Trung Quốc chắc chắn gây ra sự lo lắng cho các nước láng giềng Đông Nam Á. Những lo lắng  ngày càng gia tăng bởi chính sách đối ngoại hiếu chiến của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Tuy nhiên, những lo ngại đó phải được cân nhắc rất kỹ lưỡng. Các nhà lãnh đạo Hà Nội tỏ ra khôn ngoan, vừa “chống” Trung Quốc để trấn an dân, vừa phải “chơi”, thậm chí “chơi thân” với Trung Quốc. Lại còn phải tìm cách tranh thủ được Hoa Kỳ, nếu không, khi Trung Quốc làm càn thì các thực thể ở Trường Sa sẽ bị đe dọa (Hoàng Sa đã vào tay Trung Quốc từ năm 1974).

Trong bối cảnh đó, việc duy trì các mối quan hệ chính trị và kinh tế với Trung Quốc – cường quốc lớn nhất Châu Á- là điều Việt Nam, Lào, hay Campuchia đều phải hướng tới. Không một quốc gia nào ở Đông Nam Á chấp nhận mối quan hệ duy nhất với Trung Quốc hoặc Hoa Kỳ. Không quốc gia nào dại dột chọn một “phe” cho mình.

Lào đang hướng tới cái gọi là định hướng chủ nghĩa xã hội. Mô hình chính trị của Lào khá giống Việt Nam. Mặc dù bị Trung Quốc xem thường, không có nhiều dư địa để hành động, nhưng Viêng Chăn cố gắng khai thác và sử dụng các thiết chế chính trị hết mức có thể. Còn Campuchia thì khác hẳn. Nhà nghiên cứu Shambaugh mô tả: Campuchia là “quốc gia duy nhất phụ thuộc Trung Quốc toàn diện” ở Đông Nam Á.

Không giống như Lào, sự lãnh đạo ở Campuchia gần như hoàn toàn theo chủ nghĩa cá nhân. Hun Sen đã mô tả sự ủng hộ đối với Trung Quốc là “lựa chọn chính trị của Campuchia” và những lựa chọn của ông là những lựa chọn duy nhất quan trọng ở Campuchia (!)

Lãnh đạo là thế, còn người dân đất nước Chùa Tháp từng trải qua thảm họa diệt chủng kinh hoàng vào những năm 1976-1978, thì suy nghĩ thế nào? Tập đoàn Pôn Pốt – Iêng Xa-ri – Khiêu Xăm-phon lên đã thi hành một đường lối, chính sách cực kỳ phản động. Chúng thi hành chính sách diệt chủng trên quy mô lớn đối với những người Campuchia chúng cho là không thể cai trị, thực hiện chủ trương xây dựng đất nước Campuchia thành một xã hội không tưởng: Không tiền, không chợ, không trường học, không bệnh viện, không gia đình, không tôn giáo. Mọi người dân đều ở chung, ăn chung, làm việc tập thể trong các trại tập trung. Chúng đã biến xã hội Campuchia từ một “ốc đảo hòa bình” trong những năm 60 thành trại khổ sai khổng lồ đầy những hố chôn người.

Không ai lạ gì, đứng sau bè lũ Khơme đỏ chính là Bắc Kinh. Ngày nay không phải mọi người Campuchia đều ủng hộ sự lệ thuộc vào Trung Quốc. Còn nhớ, tháng 1/2018, thống đốc của Preah Sihanouk đã gửi thư tới Bộ Nội vụ phàn nàn về việc đầu tư của Trung Quốc đã dẫn đến gia tăng tội phạm và gây ra “tình trạng mất an ninh trong tỉnh”. Đó chỉ là một ví dụ về điều tất yếu đòi hỏi nhà lãnh đạo độc tài Hun Sen phải chấm dứt.  

Không giống như Tổng thống Philippines Duterter, ông này khi ca ngợi Bắc Kinh như cứu tinh của mình, khi khác lại xuống giọng mạt sát. Là vì ông lắng nghe rất kỹ thời tiết chính trị, đặc biệt là những nóng lạnh trong quan hệ Mỹ-Trung. Còn Hun Sen thì khác. Ông ta tuyên bố thẳng băng, dựa hẳn lưng vào “Vạn lý Trường thành” Trung Quốc.

Hun Sen chẳng sợ mất lòng Hà Nội, dẫu rằng dân Campuchia nợ tình nợ nghĩa với dân Việt Nam nhiều lắm! Hun Sen cũng không sợ Mỹ, vì một lẽ đơn giản, Campuchia chả có quyền lợi gì trực tiếp ở Biển Đông. Mà mâu thuẫn Mỹ-Trung lại chủ yếu là ở đó – ở cái “Đường lưỡi bò” ngoan cố vẫn  chềnh ềnh ra đó, giẫm đạp lên pháp luật quốc tế.

RELATED ARTICLES

Tin mới