Friday, April 19, 2024
Trang chủGóc khuất Trung HoaTự tin với đồ chơi mới, TQ đâu ngờ "đi đêm lắm...

Tự tin với đồ chơi mới, TQ đâu ngờ “đi đêm lắm có ngày gặp ma” ở Đông Bắc Á!

Trung Quốc nên nhớ rằng các đối thủ của họ ở Đông Bắc Á là Nhật Bản và Mỹ – các cường quốc công nghệ thừa sức khắc chế “đồ chơi mới” của họ.

“Đồ chơi mới” của Trung Quốc ở Đông Bắc Á

Chương trình máy bay không người lái (UAV) của Trung Quốc đang phát triển các thiết bị bay ngày càng tinh vi và hiện đại, chúng cũng khiến các nước láng giềng đau đầu và có nguy cơ đẩy khu vực rơi vào bất ổn.

Việc 3 trinh sát cơ Trung Quốc trong đó có 1 UAV bị phát hiện lảng vảng gần Nhật Bản vào tháng trước đã làm nổi bật chính sách gia tăng tập trung vào công nghệ của Bắc Kinh.

Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), việc chiếc UAV được cho là TB-001 của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) di chuyển gần Nhật Bản đã khiến Tokyo lệnh cho máy bay chiến đấu xuất kích để điều tra hoạt động của chúng.

Theo các quan chức Nhật Bản, đi cùng với các UAV này có một máy bay tuần tra hàng hải Shaanxi Y-8Q và một máy bay trinh sát điện tử Shaanxi Y-9JB.

Nhưng Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất phát triển và triển khai UAV trong khu vực Đông Bắc Á.

Vào tháng 5, Mỹ đã tạm thời điều chuyển UAV MQ-4C Triton từ Guam đến căn cứ Misawa ở miền bắc Nhật Bản. Đây là hoạt động lần đầu tiên của quân đội Mỹ kể từ khi các UAV này được triển khai đến Guam vào đầu năm ngoái.

Và theo như một báo cáo hồi cuối tháng 8 trên tờ Asahi của Nhật Bản, Tokyo đã quyết định bổ sung thêm UAV cho lực lượng bảo vệ bờ biển của họ để tăng cường giám sát trên các vùng biển mà họ tuyên bố chủ quyền.

Trong năm nay Nhật Bản cũng bắt tay vào kế hoạch phát triển một hệ thống chống UAV với tổ hợp vũ khí laser lắp đặt trên phương tiện di chuyển. Dự kiến hệ thống sẽ được công bố vào năm 2025.

Việc tập trung vào công nghệ UAV đã bổ sung thêm bất ổn cho “tam giác quan hệ” giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ – vốn đang căng thẳng do các tranh chấp chủ quyền giữa Tokyo và Bắc Kinh, cũng như quan hệ quân sự giữa Nhật và Mỹ, đối thủ chiến lược của Trung Quốc.

UAV đang “đổ thêm dầu” vào căng thẳng trong khu vực

Chuyên gia an ninh cấp cao thuộc tổ chức US Rand Timothy Heath cho biết, Trung Quốc có khả năng triển khai nhiều UAV hơn trong tương lai vì tính linh hoạt cao, giảm thiểu rủi ro và mang lại nhiều lợi ích chính trị và quân sự tiềm ẩn:

“UAV đặc biệt hữu ích trong các khu vực mà việc PLA để mất một nhân sự có thể gây ra khủng hoảng”.

Theo ông Heath, không giống như con người – UAV có thể hữu ích hơn về mặt chính trị bởi việc thiệt hại của chúng có thể được giảm nhẹ hay leo thang tùy theo mục đích của Trung Quốc.

“Một số lượng lớn UAV đặt ra một tình thế tiến thoái lưỡng nan cho các đối thủ của Trung Quốc.

Nếu họ không thể khắc chế hoạt động này, họ đang vô hình chung trao cho Trung Quốc lợi ích khi Bắc Kinh khẳng định sự hiện diện thường xuyên của mình trong các khu vực tranh chấp.

Nhưng nếu họ lựa chọn tấn công – không thể chắc chắn về phản ứng của Trung Quốc. Trung Quốc có thể phớt lờ hoặc có thể chọn cách đáp trả dữ dội. Điều này có thể khuyến khích các đối thủ hành xử thận trọng”.

UAV mở đường giúp vũ khí Trung Quốc “xâm nhập” nhiều quốc gia?

Trung Quốc hiện đang nổi lên là một nhà cung cấp vũ khí hàng đầu thế giới, và UAV chính là một mặt hàng tiềm năng giúp họ “xâm nhập” vào nhiều quốc gia.

Theo kết quả nghiên cứu về xuất khẩu UAV của Trung Quốc của các nhà phân tích thuộc Đại học Pennsylvania và Đại học Texas A&M, 18 quốc gia – trong đó có Pakistan đã mua UAV vũ trang của Trung Quốc trong khoảng thời gian từ năm 2011-2019.

Một ví dụ về UAV quân sự của Trung Quốc được xuất khẩu rộng rãi là UAV Wing Loong, một chiếc loại này có thể mang theo khoảng 10 tên lửa, bay cao tới 9.144 mét với tốc độ 370 km/h.

Ngoài ra, Trung Quốc hiện đang không chỉ tích cực phát triển UAV mà còn đang nghiên cứu các biện pháp chống lại chúng.

“Đi đêm lắm có ngày gặp ma”

Chuyên gia phân tích quốc phòng của tạp chí Janes Ridzwan Rahmat cho biết UAV rất hữu ích cho các nhiệm vụ trinh sát quân sự kéo dài – một hoạt động dễ xảy ra sai sót khi con người bị mệt mỏi:

“Việc triển khai các thiết bị như vậy loại bỏ yếu tố lỗi của con người trong các hoạt động, giúp tăng hiệu quả và độ chính xác của các nhiệm vụ giám sát”.

Với việc ngày càng nhiều UAV tham gia cuộc chơi quyền lực và Trung Quốc quyết tâm bảo vệ cái gọi là “lợi ích quốc gia” của mình, các chuyên gia cho rằng toàn khu vực có nguy cơ rơi vào bất ổn.

Ông Heath cho rằng quyết tâm của Bắc Kinh trong việc tiến hành cái gọi là “chiến lược vùng xám” sẽ khiến cho các nước láng giềng không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đầu tư tăng cường khả năng phòng thủ.

“Hậu quả là làm leo thang một cuộc chạy đua vũ trang và tình trạng căng thẳng trong khu vực”, ông Heath nhận định.

Chuyên gia nghiên cứu cấp cao tại Diễn đàn Nghiên cứu Chiến lược Nhật Bản Grant Newsham cho rằng các UAV quân sự của Trung Quốc sẽ khiến các nước khác báo động: “UAV sẽ được triển khai như một phần của “gói gây rối” tổng thể chống lại các lực lượng Nhật Bản”.

Theo ông, nhiều nước trong khu vực đã xác nhận hành vi hung hăng của Bắc Kinh nhằm áp đảo của nước khác và UAV chỉ là một công cụ mới mà Trung Quốc sử dụng để thực hiện chiến lược này.

RELATED ARTICLES

Tin mới