Thực hiện chính sách chống độc quyền, chính quyền Trung Quốc năm 2021 đã phạt hàng loạt công ty tư nhân, trong đó Alibaba bị phạt 18,23 tỷ nhân dân tệ (gần 2,9 tỷ USD), đứng đầu danh sách các công ty bị phạt, xếp thứ hai là Meituan với mức phạt 3,442 tỷ nhân dân tệ.
Một số chuyên gia chỉ ra rằng trong khi các doanh nghiệp tư nhân bị quản lý chặt, thì các doanh nghiệp nhà nước của ĐCSTQ liên tục sáp nhập thành các tập đoàn lớn. Người ta cho rằng đây là biểu hiện của “đảng tiến, dân lùi”.
Theo tới 21 Century Business Herald và The Beijing News, vào năm 2021, có 118 trường hợp doanh nghiệp Trung Quốc bị phạt vì vi phạm chính sách chống độc quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chính quyền Trung Quốc đã thu về khoảng hơn 22 tỷ nhân dân tệ. Trong số đó, mức phạt mà Alibaba phải đóng chiếm 82.8% tổng số tiền phát.
Vào năm 2020, Alibaba và Meituan đã lọt vào 3 doanh nghiệp tư nhân hàng đầu trong danh sách “Hurun China 500”. Tuy nhiên, sau quy định “chống độc quyền” của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm 2021, giá cổ phiếu của hai công ty này trên thị trường chứng khoán Hong Kong đã giảm mạnh.
Trong số các công ty tư nhân Trung Quốc bị ĐCSTQ phạt trong năm 2021, số công ty hoạt động trong lĩnh vực Internet chiếm tới 75%. Các công ty bị phạt còn lại kinh doanh trong những lĩnh vực như giao thông vận tải, giáo dục, y tế, vật liệu xây dựng, năng lượng và công nghiệp hóa chất.
Dưới sự giám sát mạnh mẽ của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chỉ số Công nghệ Hang Seng của các công ty Internet Trung Quốc đã giảm mạnh. Theo Epoch Times, vào ngày 30/12/2021, giá đóng cửa của cổ phiếu Alibaba là 109,9 đô la Hồng Kông, giảm 52,75% so với cùng kỳ năm 2020; cùng ngày, giá cổ phiếu của Tencent cũng giảm 21,38% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi các doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc chịu sự giám sát chống độc quyền nghiêm ngặt của ĐCSTQ, thì các nhà chức trách của ĐCSTQ đang khuyến khích và dẫn dắt việc sáp nhập các doanh nghiệp nhà nước để củng cố vị thế trên thị trường của họ.
Trong một cuộc phỏng vấn với Epoch Times, chuyên gia Trung Quốc Liao Shiming chỉ ra rằng trong khi ĐCSTQ sử dụng các biện pháp “chống độc quyền” để đàn áp các doanh nghiệp tư nhân, thì tổ chức này cũng đang tạo ra các doanh nghiệp nhà nước “độc quyền”, hình thành cái gọi là “đảng tiến, dân lùi”.
Liao Shiming cũng chỉ ra rằng dưới chế độ độc tài của ĐCSTQ, các chính sách điều tiết của tổ chức này là độc đoán, điều này thường vượt quá kỳ vọng của các nhà đầu tư. Liao đánh giá, “Rủi ro chính sách đã trở thành rủi ro lớn nhất mà các công ty tư nhân ở Trung Quốc phải đối mặt”.
T.P