Quân đội Ấn Độ đã thử nghiệm ít nhất bảy loại tên lửa mới vào tháng 12 năm 2021. Truyền thông Ấn Độ tin rằng New Delhi có thể mua vũ khí tiên tiến từ Hoa Kỳ để răn đe Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và Pakistan.
Vào ngày 23 tháng 12 năm 2021, Bộ Quốc Ấn Độ phòng thông báo rằng họ đã thử nghiệm thành công hệ thống tên lửa chống tàu ngầm tầm cực xa (SMART). Trước đó, Ấn Độ đã thử nghiệm thành công tên lửa Agni-P. Đây là loại tên lửa đạn đạo thế hệ mới có thể mang đầu đạn hạt nhân, tầm bắn tối đa lên tới 2000 km. Ngoài ra, Ấn Độ đã thử nghiệm thành công tên lửa hành trình phóng từ trên không BrahMos.
Vào ngày 20 tháng 12 năm 2021, “Thời báo Kinh tế” của Ấn Độ đưa tin rằng Không quân Ấn Độ đã triển khai hệ thống tên lửa phòng không S-400 đầu tiên của mình ở khu vực Punjab. Một nguồn tin trong chính phủ Ấn Độ cho biết, “Điều này sẽ có thể đối phó với các mối đe dọa trên không từ Pakistan và Trung Quốc”.
Đầu tháng 12, một số thành phần của hệ thống tên lửa phòng không S-400 do Nga sản xuất đã đến Ấn Độ. Trước đó, Không quân Ấn Độ đã cử người sang Nga để học tập cách vận hành hệ thống S-400.
Đầu tháng 12, Ngoại trưởng Ấn Độ Harsh Vardhan Shringla thông báo rằng Nga đã bắt đầu chuyển giao các hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa. Tuyên bố được đưa ra ngay sau khi Tổng thống Nga Putin thăm Ấn Độ.
Bắt đầu từ năm 2022, Ấn Độ sẽ triển khai một loạt hệ thống phòng không S-400 ở các khu vực biên giới phía bắc và phía đông của Ấn Độ để răn đe quân đội của ĐCSTQ.
Đại sứ Hoa Kỳ tại Ấn Độ, Eric Garcetti, gần đây đã nói với Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ rằng ông luôn sẵn sàng thúc đẩy các nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm tăng cường khả năng phòng thủ biên giới cho Ấn Độ.
Kể từ năm 2016, hợp tác quốc phòng giữa Ấn Độ và Hoa Kỳ đã phát triển đáng kể. Ấn Độ cũng đã mua các hệ thống vũ khí của Hoa Kỳ và nhiều giao dịch khác vẫn đang trong quá trình thực hiện. Thời báo Kinh tế tin rằng phát biểu của Gahiti là nhằm kêu gọi trang bị vũ khí cho Ấn Độ để chống lại ĐCSTQ.