Wednesday, January 22, 2025
Trang chủQuân sựVì sao nhiều quốc gia lại mua máy bay chiến đấu đã...

Vì sao nhiều quốc gia lại mua máy bay chiến đấu đã qua sử dụng?

Năm 2021 đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể về số lượng các quốc gia chọn mua hoặc bày tỏ ý định mua máy bay chiến đấu đã qua sử dụng để tăng cường lực lượng không quân vì nhiều lý do.

Chiếc F-16AM của Không quân Hoàng gia Na Uy.

Malaysia được cho là muốn mở rộng phi đội bằng các máy bay chiến đấu F-18 Hornet. Tuy nhiên, Malaysia không tìm mua từ Mỹ, thay vào đó, họ muốn mua tất cả 33 chiếc Hornet của Kuwait. Việc mua lại phi đội này sẽ giúp Malaysia nâng cao mức độ sẵn sàng và khả năng của lực lượng này trong việc bảo vệ không phận của đất nước.

Không quân Hoàng gia Na Uy đã thay thế phi đội F-16 bằng những chiếc máy bay tàng hình F-35, sẵn sàng bán những chiếc F-16 đã qua sử dụng của họ cho một quốc gia NATO khác. Tháng 12/2021, Quốc hội Romania đã thông qua việc mua 32 chiếc F-16 đã qua sử dụng từ Na Uy theo một thỏa thuận trị giá khoảng 513 triệu USD. Romania hiện đang vận hành 17 chiếc F-16.

Việc mua các máy bay chiến đấu của Na Uy sẽ làm tăng quy mô của đội máy bay và cho phép Bucharest thay thế các máy bay phản lực MiG-21 ‘Fishbed’ từ thời Liên Xô cũ hơn nhiều.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Romania tin rằng những chiếc F-16 đã qua sử dụng vẫn hoạt động tốt, trong tình trạng tốt và vẫn “khả thi” trong ít nhất 10 năm nữa.

Croatia đã đồng ý mua một lô 12 máy bay chiến đấu Rafale đã qua sử dụng từ Pháp, trong một thỏa thuận trị giá một tỷ euro (1,2 tỷ USD) để thay thế các máy bay MiG do Nga sản xuất. Pháp phải bàn giao 6 chiếc máy bay hai động cơ đầu tiên vào năm 2024, 6 chiếc còn lại sẽ được cung cấp vào năm 2025.

Đây là thương vụ mua vũ khí lớn nhất của nước này kể từ khi độc lập khỏi Nam Tư những năm 1990.

Croatia gia nhập NATO năm 2009 và 4 năm sau đó tham gia Liên minh châu Âu. Việc mua máy bay Rafale sẽ đưa chi tiêu của Croatia vượt quá ngưỡng 2% GDP theo yêu cầu của NATO.

Không quân Hoàng gia Đan Mạch cũng đang đặt mua 27 chiếc F-35 cho đến năm 2027 và có kế hoạch bán bán khoảng 16-24 trong số 43 chiếc F-16 mà họ có. Không quân Colombia đã để mắt đến 6 chiếc F-16 Fighting Falcons của Đan Mạch.

Các cuộc đàm phán đang được tiến hành. F-16 dường như là lựa chọn hàng đầu của Colombia, khi lời đề nghị từ Lockheed Martin cho F-16V (Block 70) có thể trở nên quá đắt đối với chính phủ Colombia đang túng thiếu, mặc dù thời gian phục vụ của biến thể này dài hơn nhiều so với F-16AM/BM của Đan Mạch.

Trong khi đó, có đồn đoán rằng Ankara có thể quan tâm đến việc mua các máy bay phản lực F-16 của Đan Mạch. Thổ Nhĩ Kỳ bị cấm mua F-35 sau khi nước này mua hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến S-400 của Nga. Giờ đây, họ muốn nâng cấp những chiếc F-16 của mình. Nhưng ngay cả khi Thổ Nhĩ Kỳ quan tâm đến việc mua F-16 của Đan Mạch, Copenhagen sẽ không được phép bán chúng cho Thổ Nhĩ Kỳ nếu không được Washington bật đèn xanh.

Năm 2006, Venezuela đã đe dọa bán cho Iran phi đội 21 chiếc F-16, được mua vào đầu những năm 1980 nhưng Washington đã cảnh báo Caracas vào thời điểm đó “nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của Mỹ, không thể chuyển các F-16, cho một quốc gia thứ ba”.

Tháng 1/2021, theo một thỏa thuận trị giá 2,5 tỷ euro, Hy Lạp đã đặt hàng 18 máy bay chiến đấu Rafale của Pháp, trong đó, 12 chiếc là đồ cũ với mục đích là để tăng cường khả năng của Không quân Hellenic trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ.

Sau đó, Thủ tướng Hy Lạp tiết lộ kế hoạch mua thêm 6 chiếc Rafales, nâng tổng số lên 24 chiếc. Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), vừa đặt hàng 80 máy bay phản lực Rafale F4 mới của Pháp, cũng có thể bán những chiếc Mirage 2000 nâng cấp của mình cho Hy Lạp.

Lý do khác nhau của những bản hợp đồng

Cũng có những suy đoán hợp lý rằng một lý do khiến Israel không tìm kiếm F-15EX mới cho lực lượng không quân của mình là họ đang chờ đợi cơ hội mua được những chiếc F-15 cũ dư thừa.

Việc mua những chiếc máy bay phản lực cũ đã qua sử dụng đó sẽ rẻ hơn nhiều đối với Israel. Nước này sau đó có thể lắp ráp và cấu hình lại để đáp ứng các thông số kỹ thuật yêu cầu – điều mà quốc gia có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn này đang làm.

Canada gần đây đã mua 7 chiếc F-18 đã qua sử dụng từ Australia để củng cố phi đội CF-18 của mình. Việc tích hợp chậm những chiếc máy bay phản lực đã qua sử dụng vào lực lượng không quân của đất nước đã khiến phe đối lập Bảo thủ trong nước tức giận.

Cuối tháng 8/2021, Không quân Ấn Độ (IAF) đã ký một thỏa thuận với một công ty tư nhân của Pháp để mua lại các máy bay phản lực Mirage 2000 cũ, nhằm cung cấp phụ tùng cho đội bay Mirage hiện tại của nước này.

Thỏa thuận này là một nỗ lực nhằm tăng cường phi đội máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư đã già cỗi, đồng thời đảm bảo các bộ phận cho hai phi đội Mirage 2000 hiện tại của họ. Tính đến tháng 11/2021, Ấn Độ đã nhận được 2 máy bay Mirage 2000 đã qua sử dụng từ lô trên.

Trước đó, năm 2018, Nga đã chào bán cho Ấn Độ 21 chiếc MiG-29 Fulcrums đã qua sử dụng với mức chiết khấu khủng. New Delhi tỏ ra nghi ngờ về lời đề nghị này, vì sợ rằng “chi phí ẩn” sẽ khiến việc mua lại trở nên tốn kém hơn theo thời gian.

Các nguồn tin vào thời điểm đó đã so sánh một cách khéo léo thỏa thuận đề xuất MiG-29 với việc mua một chiếc máy in. Mặc dù máy in thực tế có thể không quá đắt để mua, nhưng các hộp mực cần thiết để sử dụng nó có thể gây tốn kém về lâu dài.

Trong khi đó, Ấn Độ đang mua 24 chiếc Mirage 2000 đã qua sử dụng từ Pháp để tận dụng 300 phụ tùng thay thế quan trọng hiện có của họ.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới