Saturday, July 27, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiUkraine: điều gì “Làm cho khốc liệt...”?

Ukraine: điều gì “Làm cho khốc liệt…”?

Ukraine, thời điểm hiện tại, được thể hiện trên bản đồ như “vùng cam”, kề miệng vực một cuộc chiến tranh. Nội bộ có vấn đề, nhưng cái chính, vị trí địa chính trị và nguồn “vàng đen” đã khiến quốc gia này, từ nhiều năm nay, luôn bị các cường quốc nhòm ngó.

Từ khi trở thành quốc gia độc lập sau tan rã của Liên Xô (cũ), trong thực tế, Ukraine chưa bao giờ yên ổn, nhất là vài năm sau đó, nước này phải đối phó với nhóm ly khai được Nga hậu thuẫn, tại hai tỉnh Donetsk và Luhansk. Cho dù đẩy lùi được quân ly khai, cuộc xung đột đã khiến hàng chục nghìn người Ukraine thiệt mạng cùng hàng triệu người phải tứ tán chạy loạn.

Nhưng nếu chỉ có vậy, Ukraine vẫn còn may mắn. Cùng với xung đột tại 2 tỉnh miền Đông Nam Donetsk và Luhansk nêu trên, gần như cùng thời gian, Ukraine còn bị bồi thêm bằng việc Nga, thông qua cuộc mà họ gọi là “trưng cầu dân ý” tuân thủ nguyên tắc quyền tự quyết của các dân tộc, được thể hiện ở các tiền lệ được Liên Hợp Quốc ủng hộ như quyền độc lập tự quyết của Đông Timor (2002) và Kosovo (2008), đã hợp nhất bán đảo Krym hoàn toàn vào Nga, bất chấp phản ứng của Ukraine và sự lồng lộn của nhiều quốc gia phương Tây.

Cứ tưởng sự kiện Krym đã là cao điểm của xung đột, thì hơn 6 năm sau nó, Ukraine, một lần nữa, trở thành điểm nóng rực trên bản đồ chính trị thế giới. Căng thẳng giữa NATO và Nga tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm, khi Nga triển khai hàng trăm nghìn quân sát Ukraine. NATO cáo buộc Nga chuẩn bị “xâm lược” nước láng giềng.

Còn Nga, cùng với kịch liệt phủ nhận và khẳng định Nga mới chính là nạn nhân; rằng: “Không phải chúng tôi tiến về phía NATO, mà NATO đang tiến về phía chúng tôi”; và “ gây ra mối đe dọa chung cho Nga”… – như lời Tổng thống Nga, ông Putin trong cuộc gặp gỡ người đồng cấp Pháp, tổng thống Macron tại Moskva ngày 7/2, trao đổi về vấn đề Ukraine. Sâu xa, Nga không chỉ vin vào, mà còn phản đối việc NATO săn đón, còn Ukraine thì hớn hở như đã “thò một chân” vào NATO, trong khi Nga đã sớm cảnh báo coi điều đó như “lằn ranh đỏ” như lời ông Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov: “Đối với chúng tôi, mục tiêu đảm bảo Ukraine không bao giờ gia nhập NATO là điều hoàn toàn bắt buộc”, bởi nếu thế, liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu sẽ hiện diện ngay sát nách Nga.

Về phía Mỹ và NATO – là cường quốc số 1, là khối quân sự lớn nhất thế giới thời điểm này, hiển nhiên yêu sách của Nga bị coi như những đòi hỏi vô lý, không thể chấp nhận. Tiếp theo việc rút hầu hết nhân viên ngoại giao khỏi Kiev của Mỹ, nhiều nước phương Tây và Nhật Bản cùng a dua theo Washington. Những ngày này, liên tiếp các cuộc ngoại giao con thoi của nhiều nước, ngoài danh nghĩa vãn hồi một cuộc khủng hoảng mà hệ lụy của nó, ai cũng biết, không chỉ thuộc về một bên, còn là việc phô trương, thể hiện ảnh hưởng, vị thế quốc gia; những lời đe dọa; những động thái quân sự hoặc công khai, hoặc được giấu kín của Nga cùng đồng minh, của Mỹ và NATO, của Ukraine…, đã và đang làm cộng đồng quốc tế cực kỳ lo ngại.

Câu hỏi đặt ra là: Tại sao Ukraine thành điểm nóng? Nga, Mỹ và NATO muốn gì trong phi vụ này?

Câu trả lời thực ra, không quá phức tạp như nhiều người nghĩ.

Phải chăng, trước hết, do sự xung đột về chính trị: cả Nga – vốn từng là siêu cường; và Mỹ – cường quốc đứng đầu NATO, đều không chấp nhận việc trở thành kẻ yếu thế trong mục tiêu kép, vừa muốn gia tăng, mở rộng ảnh hưởng của mình và đồng minh, vừa muốn ngăn chặn ảnh hưởng của đối thủ.

Thứ nữa, kinh tế dù chưa từng được nhắc đến, nhưng có thể đây mới là vấn đề chính. Ngoài việc các tỉnh Donetsk và Luhansk ở miền Đông Nam Ukraine từng được coi là “mỏ than” vốn được ví như “vàng đen” – của Liên Xô cũ, mà sản lượng thậm chí có thể tác động đến thị trường than và năng lượng toàn cầu; ngoài việc Ukraine với nền nông nghiệp, công nghiệp mạnh, khăng khăng từ chối, còn Nga chưa từng từ bỏ ý định lôi kéo, thậm chí buộc Kiev tham gia Cộng đồng Kinh tế Á-Âu (EAEC) do Matxcơva làm đầu tàu…, còn là việc ít nhất 85% khí của Nga được bán cho Tây Âu qua trung chuyển Ukraine, nên Nga buộc phải phòng việc bị Ukraine gây khó dễ…

Thế nên, Ukraine dù không muốn, cũng khó lâm vào cảnh bị tranh giành, trước hết, giữa Nga và các cường quốc phương Tây.

T.V

RELATED ARTICLES

Tin mới