Wednesday, January 22, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiQuan hệ Bộ Tứ và TQ ngày càng căng thẳng

Quan hệ Bộ Tứ và TQ ngày càng căng thẳng

Bộ Tứ Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia được hình thành vào tháng 1 năm 2004 để cùng nhau thực hiện hoạt động cứu trợ khi xảy ra động đất ở Indonesia, kéo theo những đợt sóng thần dọc bờ biển phía tây Ấn Độ, làm cho khoảng 230.000 người thiệt mạng. Ba năm sau, 4 nước quyết định thành lập Đối thoại an ninh tứ giác. Hoạt động đầu tiên là cuộc diễn tập hải quân chung giữa Mỹ và Ấn Độ.

“Bộ tứ kim cương” (Nhóm QUAD), bao gồm Mỹ, Australia, Nhật Bản, Ấn Độ.

Nhưng, đến năm 2008, Thủ tướng Australia, Kevin Rudd đã rút khỏi Bộ tứ vì lúc đó Trung Quốc đang là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Australia, mà bộ tứ lại công khai thách thức Trung Quốc và Bắc Kinh đã lên tiếng phản đối Bộ tứ. Vì thế sau đó Bộ tứ từng bị đánh giá là có vai trò mờ nhạt.

Sau một thập kỷ, trong bối cảnh Trung Quốc quyết liệt xây dựng, lôi kéo hình thành mạng lưới khu vực, phô trương sức mạnh quân sự, đặc biệt ở Biển Đông và gia tăng căng thẳng biên giới với Ấn Độ thì Australia quay lại gắn kết, các nước Bộ tứ lại gắn kết và hoạt động mạnh hơn.

Dù Bộ tứ khẳng định nhóm này không phải “NATO châu Á” nhưng vào năm 2020 có bốn nước Bộ tứ đều tham gia cuộc tập trận Malabar 2020, khiến nhóm này càng giống như một liên minh quân sự. Cuộc tập trận đã khiến cho Trung Quốc giận dữ, cáo buộc Bộ tứ là nhóm hoạt động để kiềm chế Bắc Kinh.

Việc Trung Quốc đe dọa an ninh hàng hải trên tuyến Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương bằng việc chiếm các đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, biến thành các căn cứ quân sự, và gần đây là việc che dấu nguồn gốc Covid-19 càng làm cho Bộ tứ liên kết chặn chẽ chống Trung Quốc.

Ngoài các mục tiêu chung như ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng cơ sở hạ tầng Internet, an toàn công nghệ thông tin thì Bộ tứ đang gia tăng hợp tác quốc phòng. Năm 2021 Bốn quốc gia đã hướng tới các hoạt động “quyền lực mềm” đối trọng với Trung Quốc bằng việc cam kết phân phối 1,3 tỷ liều vaccine cho các nước trong khu vực, với hơn 485 triệu liều đã được chuyển giao.

Để đáp lại các hoạt động của Bộ tứ, Trung Quốc đã tìm mọi cách trừng phạt các thành viên mà điển hình là việc trừng phạt thương mại, không nhập nhiều sản phẩm của Australia.

Tháng 2 năm 2022 Bộ tứ tổ chức hội nghị Đối thoại an ninh tại Australia ở cấp Bộ trưởng ngoại giao. Ngày 11-2 Bộ tứ đã đưa tuyên bố chung, cam kết giữ khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương “không bị ép buộc” (ám chỉ cáo buộc Bắc Kinh đang đe dọa các nước láng giềng). Đồng thời họ cũng cam kết “đối mặt với những thách thức về trật tự dựa trên quy tắc hàng hải, gồm cả Biển Đông và biển Hoa Đông.

Cùng ngày 11-2 Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố: Đối thoại an ninh Bộ tứ là công cụ để kiềm chế và bao vây Trung Quốc. Quan hệ Bộ tứ và Trung Quốc ngày càng căng thẳng.

H.L

RELATED ARTICLES

Tin mới