Friday, November 22, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiKinh tế TQ vẫn phụ thuộc nhiều vào phương Tây

Kinh tế TQ vẫn phụ thuộc nhiều vào phương Tây

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã cảnh báo về “hậu quả” nếu Trung Quốc hỗ trợ Nga xâm lược Ukraina. Theo Reuters, làm như vậy, Trung Quốc sẽ buộc phải đưa ra lựa chọn: hoặc tiếp tục mối quan hệ thương mại lâu dài hấp dẫn với phương Tây, hoặc tiếp tục quan hệ đối tác chiến lược ngày càng chặt chẽ với Matxcơva.

Ông Biden đã có cuộc gọi trực tuyến kéo dài gần hai giờ với ông Tập Cận Bình vào thứ Sáu (18/3). Toà Bạch Ốc khẳng định nếu Trung Quốc giúp Nga xâm lược Ukraina, thì ‘các biện pháp trừng phạt’ sẽ là một lựa chọn để Mỹ đáp trả. Nếu chỉ xét từ khía cạnh dòng chảy thương mại, điều đó đã có nghĩa là Bắc Kinh sẽ phải đối mặt với những rủi ro lớn trong tương lai.

Kinh tế Trung Quốc vẫn phụ thuộc nhiều vào các mối quan hệ thương mại với phương Tây

Theo dữ liệu thương mại được Reuters đánh giá, các lợi ích kinh tế của Trung Quốc vẫn phụ thuộc nhiều vào các nền dân chủ phương Tây, ngay cả khi quan hệ thương mại của Trung Quốc với Đông Nam Á ngày càng chặt chẽ hơn và thực tế là nền kinh tế của nước này đã ít phụ thuộc hơn vào thương mại trong thập niên qua.

Ông Tần Cương (Qin Gang), Đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ, đã từ chối lên án việc Nga xâm lược Ukraina trong một cuộc phỏng vấn với giới truyền thông vào cuối tuần qua. Các nhà phân tích cho rằng, đứng về phía đồng minh chính trị là Nga không có ý nghĩa kinh tế đối với Trung Quốc, vì Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu vẫn là những người tiêu dùng lớn của hơn 1/3 hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc.

Ông Tần Cương đã xuất hiện trên chương trình ‘Face the Nation’ của CBS vào Chủ nhật. Khi được hỏi liệu Bắc Kinh có cung cấp hỗ trợ tài chính cho Matxcơva hay không, ông nói, “Trung Quốc có quan hệ hợp tác thương mại, kinh tế, tài chính và năng lượng bình thường với Nga”. “Đây là những hoạt động bình thường giữa hai quốc gia có chủ quyền dựa trên luật pháp quốc tế bao gồm các quy tắc của WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới)”.

Ông Chad Bown, từ Viện nghiên cứu kinh tế quốc tế Peterson có trụ sở tại Washington, là một nhà nghiên cứu cấp cao đã theo dõi chặt chẽ hoạt động thương mại của Trung Quốc. Ông nói, “Xét về các vấn đề kinh tế thuần túy, nếu Trung Quốc phải lựa chọn giữa Nga và các nước khác, thì ý tôi là, đó là điều không cần bàn cãi đối với Trung Quốc bởi vì nó không thể tách rời khỏi tất cả các nền kinh tế phương Tây này”.

Reuters cho biết trong khi nền kinh tế Trung Quốc ‘tăng trưởng’ lên 16 nghìn tỷ USD trong 20 năm qua, sự phụ thuộc thương mại của nước này vào các nước khác đã giảm bớt, và người Trung Quốc giàu hơn trước, với tiêu dùng nội địa và dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn hơn trong nền kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên, nền kinh tế Trung Quốc vẫn phụ thuộc nhiều hơn vào thương mại, chiếm khoảng 35% GDP. Con số này vượt quá 23% của Hoa Kỳ và 31% của Nhật Bản.

Các nước G7 giàu có, vốn là trung tâm của liên minh chống Nga vẫn chiếm hơn 1/3 xuất khẩu của Trung Quốc kể từ khi Nga bắt đầu xâm lược Ukraina vào tháng trước. Con số này giảm gần một nửa so với xuất khẩu của Trung Quốc cách đây hai thập niên, nhưng vẫn tương đối ổn định kể từ khi Nga sáp nhập khu vực Crimea của Ukraina vào năm 2014.

Dữ liệu thương mại của Trung Quốc từ tháng 1 đến tháng 2 năm 2022 cho thấy xuất khẩu của nước này sang EU tăng mạnh nhất, ở mức 24%.

Tổng thương mại giữa Nga và Trung Quốc đã tăng lên kể từ khi phương Tây lần đầu tiên áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Matxcơva để đáp trả việc sáp nhập Crimea. Nhưng xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga vẫn ở mức từ 1% đến 2% trong 20 năm qua.

Nhập khẩu của Nga từ Trung Quốc đứng đầu là hàng điện tử và tiêu dùng, bao gồm điện thoại di động, máy tính, quần áo, đồ chơi và giày dép.

Theo cơ sở dữ liệu Thống kê Thương mại Hàng hóa của Liên hợp quốc, Trung Quốc xuất khẩu điện thoại di động sang Mỹ nhiều gấp 10 lần so với xuất khẩu sang Nga về giá trị, ở mức 32,4 tỷ USD vào năm 2020.

Nhập khẩu của Trung Quốc từ Nga chủ yếu là dầu mỏ, ở mức 27 tỷ USD vào năm 2020. Và các lệnh trừng phạt do Hoa Kỳ dẫn đầu đối với các ngân hàng Nga, vốn cấm giao dịch bằng đồng đô la, đã cản trở khả năng của Trung Quốc trong việc tài trợ cho hoạt động thương mại của Nga thông qua dầu mỏ.

Trung Quốc và Nga muốn ‘xác định lại trật tự thế giới’

Khi Trung Quốc bị cáo buộc hỗ trợ Nga xâm lược Ukraina, Thượng nghị sĩ Mỹ Marco Rubio cho biết các biện pháp trừng phạt nên được áp đặt đối với “các công ty hoặc cá nhân” liên quan đến việc hỗ trợ Nga xâm lược Ukraina.

Hôm thứ Ba (15/3), thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa trong Ủy ban Tình báo Thượng viện nói với The Hill rằng Trung Quốc hiện đang bí mật giúp đỡ Nga. Tuy nhiên, ông không cung cấp nguồn tin tình báo.

Ông nói: “Tôi chỉ muốn nói rằng, tôi dự trù rằng họ (Trung Quốc) đang giúp đỡ họ (Nga). Tôi biết Trung Quốc sẽ giúp Nga vì nhiều lý do khác nhau”.

Ông Rubio giải thích rằng Trung Quốc coi Nga là một “đối tác chống phương Tây, chống Mỹ” và Trung Quốc và Nga muốn “xác định lại trật tự thế giới”.

RELATED ARTICLES

Tin mới