Wednesday, January 1, 2025
Trang chủThâm cung bí sửBa điều tệ hại của Giang Trạch Dân

Ba điều tệ hại của Giang Trạch Dân

Vào tháng 11 năm 2021, có hãng truyền thông tiếng Trung hải ngoại dưới ảnh hưởng của Giang phái đã đăng một phát biểu – “Giang Trạch Dân: Vấn đề Đài Loan là mối quan tâm lớn nhất của tôi”. Tuy nhiên, mối quan tâm lớn nhất của Giang Trạch Dân liệu có thực sự là vấn đề Đài Loan?

Xin chào quý khán giả! Hoan nghênh quý vị đón xem chuyên mục “Trăm Năm Chân Tướng“. Hôm nay, chúng tôi sẽ cho quý vị biết mối quan tâm lớn nhất của cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân rốt cuộc là gì.

Nói mối quan tâm của ông ta là vấn đề Đài Loan, chỉ là một trò phun khói đánh lạc hướng. Trên thực tế, sau khi Giang Trạch Dân lên làm lãnh đạo ĐCSTQ, ông ta đã phạm phải 3 tội bại hoại nhất: “hại người, hại mình, hại con cháu”, đủ để đưa ông ta ra trước tòa án của đại thẩm phán. Đó mới là điều ông ta lo sợ nhất, điều khiến ông ta bận tâm nhất và cũng là điều ông ta muốn mọi người quên đi nhất. Vậy rốt cuộc ba điều đó là gì?

Lãnh thổ Trung Quốc bị Giang Trạch Dân bán đứng

Chúng ta trước tiên hãy bắt đầu nói về bối cảnh lịch sử: Vào ngày 28 tháng 5 năm 1858, Sa hoàng Nga hoàng đã cưỡng bức chính quyền cuối cùng của nhà Thanh mục ruỗng và vô năng ký vào Hiệp ước Aigun (Treaty of Aigun), cưỡng chiếm hơn 600.000 km vuông về phía bắc Hắc Long Giang và phía nam của dãy núi Ngoại Hưng An. Hai năm sau, ngày 14 tháng 11 năm 1860, Sa hoàng Nga lại buộc chính quyền cuối cùng của nhà Thanh ký “Hiệp ước Bắc Kinh”, chiếm hơn 400.000 km vuông về phía đông sông Ussuri. Thông qua hai hiệp ước bất bình đẳng này, Sa hoàng Nga đã chiếm hơn một triệu km vuông lãnh thổ của Trung Quốc chỉ trong một lần.

Vì vậy, ĐCSTQ, vốn luôn tuyên xưng “kiên quyết bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ”, chẳng phải nên đòi lại những lãnh thổ đã mất này?

Năm 1999, ĐCSTQ đã nắm quyền 50 năm và thực hành “cải cách khai phóng” trong 21 năm, tự huyễn rằng nó đã làm cho Trung Quốc trở nên “giàu có” và “đứng dậy”. Kết quả là vào ngày 9 tháng 12 năm đó, Giang Trạch Dân và Tổng thống Nga Yeltsin đã ký “Nghị định thư tự thuật về giới tuyến giữa hai quốc gia đông tây Trung-Nga” tại Bắc Kinh, hoàn toàn thừa nhận các hiệp ước bất bình đẳng như Hiệp ước Aigun và Hiệp ước Bắc Kinh, khiến hơn một triệu km vuông đất được trao cho Nga vô điều kiện.

Không chỉ vậy, “Nghị định thư” còn trao hơn 170.000 km vuông khu vực Tannu Ulianghai cho Nga vô điều kiện. Khu vực Tannu Ulianghai được Stalin, Tổng bí thư ĐCS Liên Xô sáp nhập vào năm 1944, nhưng đến năm 1953, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã bỏ phiếu và ra phán quyết rằng đây là lãnh thổ của Trung Quốc.

Bạn nghĩ đây đã là toàn bộ lãnh thổ mà Giang Trạch Dân đã tống đi? Vẫn còn nữa.

Vào tháng 10 năm 2002, Giang quyết định “chia đôi” đảo Hắc Hạt Tử với Nga, trao một nửa đảo Hắc Hạt Tử của Trung Quốc mà Stalin đã đưa quân đến chiếm đóng năm 1929, cho Nga vô điều kiện. Ông ta cũng ký các hiệp định biên giới với Tajikistan và các nước khác, đồng thời trao hơn 500.000 km vuông lãnh thổ ở phía tây bắc Trung Quốc do Nga chiếm đóng cho các nước Trung Á này vô điều kiện.

Tổng cộng Giang Trạch Dân đã bán đứng hơn 1,7 triệu km vuông lãnh thổ Trung Quốc, tương đương hơn 40 lần Đài Loan.

Cha ruột của Giang Trạch Dân, Giang Thế Tuấn, từng là phó Bộ trưởng Bộ tuyên truyền của chính phủ Uông Tinh Vệ, bù nhìn của quân phát-xít Nhật, là một kẻ đại Hán gian. Tuy nhiên, nếu nói về những việc hại nước hại dân, Giang Trạch Dân còn vượt xa cha của ông ta, có thể được gọi là “Trung Quốc tối đại Hán gian bán nước tặc”.

Giang Trạch Dân là tổng quản hậu đài của những phần tử tham nhũng hủ bại nhất của ĐCSTQ

Từ năm 2013 đến năm 2021, trong 9 năm chiến dịch đả hổ chống tham nhũng của Tập Cận Bình, tổng cộng 543 quan cao từ cấp phó quân sự tỉnh trở lên, cũng như các cán bộ quản lý trung ương khác, bao gồm hơn 160 tướng lĩnh, đã bị điều tra xử lý. Trong số đó, hầu hết đều do Giang Trạch Dân đề bạt trọng dụng.

Ví dụ, trong hệ thống chính trị và luật pháp, Chu Vĩnh Khang, Ủy viên Thường vụ Tổng cục Chính trị ĐCSTQ kiêm Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương, được Giang Trạch Dân đề bạt trọng dụng, là phần tử tham nhũng hủ bại nghiêm trọng cấp cao nhất trong hệ thống chính trị và pháp luật. Dưới sự lãnh đạo của Chu, Ủy ban Chính trị và Pháp luật của ĐCSTQ, Phòng 610, Công an, Kiểm sát, Pháp chế và Tư pháp, từ trên xuống dưới, tiến theo hướng tham hủ toàn diện triệt để.

Một ví dụ khác, trong hệ thống quân đội, Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu, Ủy viên Bộ Chính trị ĐCSTQ, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương do Giang Trạch Dân đề bạt, là những phần tử tham hủ nghiêm trọng nhất trong hệ thống quân đội. Dưới sự lãnh đạo của Quách và Từ, quân đội ĐCSTQ, từ trên xuống dưới, đã trở thành một đại siêu thị “mua quan bán chức”.

Ví dụ khác, tại 31 tỉnh, khu tự trị và thành phố trực thuộc Trung ương, Giang từng đề bạt trọng dụng Bạc Hy Lai, Ủy viên Bộ Chính trị ĐCSTQ kiêm Bí thư Thành ủy Trùng Khánh; Triệu Chánh Vĩnh, Bí thư tỉnh ủy Thiểm Tây; Tô Vinh, Bí thư tỉnh ủy Giang Tây v.v., là những phần tử tham hủ nghiêm trọng trong số những “chư hầu địa phương” của Giang. Chúng ỷ vào thế lực của Giang, Tăng, một tay che trời, tham gia vào các giao dịch trao đổi quyền, tiền, sắc, dẫn đến quan to tham hủ lớn, quan nhỏ cũng tham hủ lớn, dường như không quan nào không tham hủ.

Vào ngày 1 tháng 9 năm 2016, tờ “Global News” của Hồng Kông đăng bài “Nguồn gốc của việc các lão hổ của đảng, chính phủ và quân đội tụ tập tham hủ”, trong đó đặc biệt đề cập đến một nhóm các phần tử tham nhũng nghiêm trọng nhất ở cấp cao nhất của đảng, chính phủ và quân đội do Giang Trạch Dân đề bạt trọng dụng. Bài báo nói rằng những “lão hổ” này của đảng, chính phủ và quân đội, trong những nhiệm kỳ nhậm chức quan khác nhau của họ, đã nhiều lần bị kiểm cử và phơi bày, thế nhưng, họ không những không bị điều tra xét xử, trái lại quan vận hanh thông, không ngừng thăng chức. “Chính bằng cách này, ô lớn bảo hộ ô nhỏ, tầng tầng lớp lớp, tổ thành mạng lưới tham nhũng hủ bại lớn nhất Trung Quốc hiện nay. ‘Lão trùm sò’ là ai? Chính là Giang Trạch Dân. ‘Lão trùm sò’ liệu có bị lôi ra không? Quần chúng nhân dân hãy chờ xem.”

Cho đến nay, Giang Trạch Dân vẫn chưa bị lôi ra xét xử. Điều ông ta hy vọng nhất là mong mọi người quên rằng ông ta chính là tổng quản hậu đài của những phần tử tham nhũng vô độ, háo sắc dâm loạn, không điều ác nào không dám làm.

Cuộc bức hại Pháp Luân Công khiến Nhân – Thần đều phẫn nộ

Vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, Giang Trạch Dân lo lắng rằng có quá nhiều người luyện Pháp Luân Công, điều này có thể uy hiếp đến quyền và lợi của ông ta, vì vậy ông đã từ chối lắng nghe bất kỳ lời chân thật nào liên quan đến Pháp Luân Công, tự nghĩ tự làm, lôi kéo toàn bộ bộ máy quốc gia phát động cuộc đại bức hại điên cuồng đối với Pháp Luân Công.

Vào ngày 7 tháng 5 năm đó, Tiến sĩ Vương Hữu Quần, một quan chức của Bộ Giám sát thuộc Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, và cũng là một học viên Pháp Luân Công đương thời, đã viết “Pháp Luân Đại Pháp đối với quốc gia dân tộc có trăm điều lợi mà không có một điều hại”, và gửi nó cho Giang Trạch Dân bằng thư đảm bảo. Bức thư nói về sáu điểm đại tốt đẹp của Pháp Luân Đại Pháp:

Thứ nhất, chỉ giảng phụng hiến (cho đi), không giảng tác thủ (đòi hỏi);

Thứ hai, nó có hiệu quả kỳ diệu trong phương diện trị bệnh kiện thân, nâng cao sức khỏe;

Thứ ba, nó phi thường coi trọng việc tu luyện tâm tính, đóng vai trò trọng yếu trong việc kiến thiết văn minh tinh thần;

Thứ tư, nó thực hành quản lý lỏng, không can thiệp vào chính trị quốc gia;

Thứ năm, nó thúc đẩy sự giao lưu văn hóa truyền thống giữa Trung Quốc và nước ngoài, về mặt khách quan trở thành một nhân tố quan trọng trong sự nghiệp tiến bộ nhân loại;

Thứ sáu, nó đã hé lộ rất nhiều bí ảo ngoài tầm khoa học hiện đại, là thứ khoa học siêu thường.

Tiến sĩ Vương Hữu Quần, hiện đang sinh sống tại Mỹ cho biết, đến hôm nay, 22 năm sau, quay đầu nhìn lại bức thư, trừ một số từ ngữ và câu cú mang văn hóa đảng, 6 điểm nêu trên vẫn chính xác và đã được lịch sử kiểm nghiệm.

Ngày nay, Pháp Luân Công đã được hồng truyền đến hơn 110 quốc gia và khu vực ở năm châu lục bao gồm Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc và Châu Phi, siêu việt bối cảnh biên giới quốc gia, đảng phái, chủng tộc, ngôn ngữ, văn hóa, các nhân sĩ ở các giai tầng và tôn giáo tín ngưỡng khác nhau đều tự nội tâm mà hoan nghênh và ngưỡng mộ.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới