Tuesday, December 24, 2024
Trang chủBiển nóngPhilippines phản đối TQ vụ tàu hải cảnh cản trở tại Biển...

Philippines phản đối TQ vụ tàu hải cảnh cản trở tại Biển Đông

Philippines đã phản đối về ngoại giao đối với Trung Quốc sau sự cố giữa tàu hải cảnh và tàu tuần duyên của hai bên gần bãi cạn Scarborough ở Biển Đông vừa qua.

Tàu tuần duyên Philippines và một tàu hải cảnh Trung Quốc trong một lần xuất hiện tại Biển Đông.

Cố vấn an ninh quốc gia Philippines Hermogenes Esperon ngày 29.3 thông báo nước này đã gửi công hàm ngoại giao phản đối Trung Quốc liên quan đến vụ tàu hải cảnh của Bắc Kinh di chuyển gần tàu Philippines gây nguy cơ va chạm, theo Reuters.

“Có thể sẽ có những phản bác nhưng chúng tôi, là một quốc gia, sẽ bảo vệ quyền chủ quyền và chủ quyền của mình tại khu vực. Chúng tôi đã tuyên bố rằng đó là một phần lãnh thổ của chúng tôi”, ông Esperon nói về bãi cạn Scarborough tranh chấp tại Biển Đông, nơi vụ việc xảy ra.

Theo Reuters, đây là công hàm mới nhất trong số hơn 200 công hàm ngoại giao mà Philippines đã sử dụng để phản đối Trung Quốc.

Lực lượng tuần duyên Philippines hôm 27.3 cáo buộc việc tàu hải cảnh Trung Quốc “hoạt động ở khoảng cách gần” ở Biển Đông đã “hạn chế” sự di chuyển của một tàu Philippines chạy gần đó.

Vụ việc trên xảy ra vào ngày 2.3 trong lúc Lực lượng tuần duyên Philippines tiến hành hoạt động tuần tra xung quanh bãi cạn tranh chấp Scarborough.

Theo đó, một tàu hải cảnh Trung Quốc mang số hiệu 3305 đã hoạt động ở khu vực cách hướng di chuyển của tàu Philippines BRP Malabrigo chỉ khoảng 19 m. “Việc này đã hạn chế không gian hoạt động của BRP Malabrigo, một sự vi phạm rõ ràng Quy định quốc tế 1972 về việc ngăn ngừa va chạm trên biển (COLREGS)”, Lực lượng tuần duyên Philippines nhấn mạnh.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân ngày 28.3 tuyên bố nước này có quyền chủ quyền đối với bãi cạn Scarborough.

Trước đó, Bộ Ngoại giao Philippines ngày 14.3 triệu tập Đại sứ Trung Quốc Hoàng Khê Liên để phản đối, sau khi một tàu Hải quân Trung Quốc bị tố cáo “xâm nhập phi pháp” vào vùng biển Philippines và phớt lờ lệnh buộc phải rời đi.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới