Friday, April 19, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiThỏa thuận an ninh giữa Quần đảo Solomon với TQ đáng lo...

Thỏa thuận an ninh giữa Quần đảo Solomon với TQ đáng lo ngại

Thủ tướng New Zealand Ardern cho biết bà “vô cùng lo ngại” về thỏa thuận an ninh được đề xuất giữa Quần đảo Solomon với Trung Quốc. Trước đó, chính quyền Quần đảo Solomon xác nhận đang mở rộng hợp tác an ninh với Trung Quốc và thúc đẩy đa dạng hóa quan hệ an ninh đối ngoại.

Nhật báo Pháp trị chính thức của ĐCSTQ đưa tin vào ngày 18/3 rằng ông Vương Tiểu Hồng (Wang Xiaohong), Bí thư Đảng ủy và Thứ trưởng Bộ Công an, đã tổ chức một cuộc họp trực tuyến cùng ngày với Cảnh sát Quần đảo Solomon và ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác cảnh sát, kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hai nước phát triển nhanh chóng và đạt được nhiều kết quả tốt đẹp.

Quần đảo Solomon tuyên bố vào năm 2019 rằng họ đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan sau 36 năm và thay vào đó thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Quyết định này đã làm dấy lên các cuộc biểu tình lớn ở đảo quốc này.

Chính quyền Quần đảo Solomon đã không tiết lộ nội dung của biên bản ghi nhớ này với Trung Quốc cho đến khi văn bản, được dán nhãn là một thỏa thuận dự thảo, xuất hiện trực tuyến vào thứ Năm tuần trước. Theo thỏa thuận, Quần đảo Solomon sẽ cho phép binh lính và tàu chiến Trung Quốc tiến vào quốc đảo Thái Bình Dương quan trọng về mặt chiến lược.

Bà Ardern đã được hỏi vào thứ Hai (28/3) liệu New Zealand có thể chấp nhận việc khai triển tàu chiến của Trung Quốc ở quần đảo Solomon hay không. Bà trả lời: “Chúng tôi thấy những hành động như vậy có khả năng dẫn đến việc quân sự hóa khu vực và chúng tôi không thấy cần thiết phải có sự hiện diện quân sự như vậy đối với an ninh Thái Bình Dương.”

Thủ tướng Úc Scott Morrison đã đưa ra nhận xét tương tự vào hôm thứ Bảy. Ông cho biết Úc và New Zealand là một phần của “gia đình Thái Bình Dương” và có truyền thống cung cấp hỗ trợ an ninh và ứng phó với khủng hoảng cho khu vực.

Ngoại trưởng New Zealand, bà Mahuta, cho biết trong một tuyên bố rằng dự thảo thỏa thuận của Quần đảo Solomon với Trung Quốc “sẽ làm suy yếu các cơ chế và thỏa thuận hiện có từ lâu đã củng cố an ninh ở Thái Bình Dương”.

Các quan chức Mỹ đã tuyên bố công khai rằng Bắc Kinh đang tìm kiếm quan hệ quân sự với các quốc đảo ở Thái Bình Dương, đặc biệt là Quần đảo Solomon, nơi sinh sống của 700.000 dân, là “khẩn cấp nhất”.

Ngoại trưởng Blinken tuyên bố vào ngày 12/2 trong chuyến thăm tới quốc đảo Fiji láng giềng rằng Hoa Kỳ đã sẵn sàng mở lại đại sứ quán của mình tại Quần đảo Solomon. Động thái này được cho là một nỗ lực nhằm kiềm chế sự bành trướng của Trung Quốc ở đó.

Các chuyên gia quốc phòng cho rằng nỗ lực của Trung Quốc nhằm giành quyền kiểm soát các hệ thống vệ tinh và liên lạc địa phương, cũng như việc sử dụng quân sự các cảng và sân bay địa phương, nếu thành công, nó sẽ đe dọa nghiêm trọng đến sự tự do và cởi mở của khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mà các đồng minh như Hoa Kỳ và Úc đã hình dung.

RELATED ARTICLES

Tin mới