Tuesday, December 24, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiBắc Kinh không chỉ dừng ở tham vọng nuốt gọn Biển Đông

Bắc Kinh không chỉ dừng ở tham vọng nuốt gọn Biển Đông

Từng bước tỉa dần “cái bắp cải Biển Đông” bằng cách cưỡng chiếm, bồi đắp các thực thể, rồi gia tăng các hoạt động quân sự để thực hiện mưu đồ nuốt gọn Biển Đông, đó là chiến lược lâu dài của Bắc Kinh. Nhưng không chỉ có vậy. Thời gian gần đây Trung Quốc đang có những hoạt động ráo riết, vươn tầm kiểm soát tới Thái Bình Dương.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (phải) và Ngoại trưởng Quần đảo Solomon trong lễ ký kết thiết lập quan hệ ngoại giao tại Bắc Kinh năm 2019.

Âm mưu này như một đối trọng với chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ. Một lần nữa Washington lại buộc phải cảnh giác hơn, tăng cường mối quan hệ với các đồng minh và các liên minh để ngăn chặm cơn bão đen đang loang rộng xuyên qua các vùng biển.

Nhằm mở rộng ảnh hưởng ở Thái Bình Dương, Trung Quốc đã xây dựng một chiến lược an ninh đối với quần đảo Solomon. Khu vực này rất quan trọng đối với phương Tây. Tài liệu thu thập được về âm mưu của Trung Quốc đã khiến hai nước New Zealand và Úc không thể không lo lắng, chẳng khác nào Nga rất “bực mình” khi Ukraine một mực xin nhập NATO. Và Moscow đã phải phát động cuộc chiến dằn mặt ông bạn láng giềng ngang ngạnh. Đương nhiên, vì cuộc chiến này Nga cũng mất mặt với phương Tây và quốc tế. Uy tín của Putin xuống dốc thảm hại.

Muốn ngăn chặn chiến tranh không cách gì tốt hơn là phải chuẩn bị cho chiến tranh. Theo đó Úc và New Zealand đang khẩn trương đối phó với tham vọng của Bắc Kinh.

Quần đảo Solomon bao gồm một nhóm các đảo ở Thái Bình Dương, có khoảng cách rất gần Úc và New Zealand (cách bờ biển Úc chưa đầy 2.000 km). Một thỏa thuận an ninh của quần đảo này đã được bàn định với Trung Quốc. Theo thỏa thuận, các tàu chiến của hải quân Trung Quốc được phép đồn trú ở Thái Bình Dương. Thủ tướng New Zealand, bà Jacinda Ardern khẳng định: động thái này là một hành động “quân sự hóa khu vực tiềm tàng”. Còn Bộ trưởng Ngoại giao Úc Marise Payne tuyên bố: “Quan ngại trước bất kỳ hành động nào làm suy yếu sự ổn định và an ninh của khu vực chúng ta, đặc biệt nếu hành động đó liên quan đến việc thiết lập sự hiện diện thường trực của một căn cứ quân sự”.

Kể từ năm 2019 Chính phủ ở Honiara đã cắt đứt quan hệ với Đài Bắc (Đài Loan). Từ đó, Quần đảo Solomon thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Trung Quốc. Hôm đầu tháng 4, Thủ tướng Úc Scott Morrison đã gấp rút tổ chức các cuộc đàm phán khủng hoảng với các đại diện của Fiji và Papua New Guinea nhằm ngăn chặn thỏa thuận giữa Trung Quốc và Quần đảo Solomon.

Tuy nhiên, phía Quần đảo Solomon có vẻ như đã ngầm bắt tay Bắc Kinh. Thủ tướng Solomon Manasseh Sogavare cho rằng, phản ứng của một số quốc gia đối với các cuộc đàm phán an ninh của nước ông với Trung Quốc là “rất xúc phạm”. Ông thông báo, các văn kiện đã được “hoàn thiện” và sẵn sàng ký kết. Ôn này cho hay: Vì nhu cầu về an ninh, Quần đảo Solomon phải đa dạng hóa các đối tác. Quốc gia Thái Bình Dương này sẽ không “chọn phe”. Theo dự thảo thỏa thuận an ninh bị rò rỉ tuần trước, tàu thuyền Trung Quốc sẽ được phép thực hiện các hoạt động tiếp tế hậu cần, dừng chân và quá cảnh tại Quần đảo Solomon. Trung Quốc cũng có thể triển khai “các lực lượng thích hợp”, bao gồm cảnh sát vũ trang và quân đội để bảo vệ nhân viên, cùng dự án của nước này ở Solomon.

Cũng ngả theo xu hướng của nhà cầm quyền Solomon, lãnh đạo phe đối lập của Úc Anthony Albanese lên tiếng: Ý đồ của Quần đảo Solomon cho thấy vai trò của Úc đã mờ nhạt ở Thái Bình Dương. Lý do chủ yếu là do Úc đã thiếu cam kết trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và việc cắt giảm viện trợ nước ngoài. Hỗ trợ phát triển chính thức của Úc cho Solomon đã giảm 12,6% (từ 179 triệu đô la Úc năm 2014/2015 xuống còn 156 triệu đô la Úc năm 2021/2022).

Jonathan Pryke, chuyên gia an ninh tại Viện Lowy, gọi sự hiện diện quân sự tiềm tàng của Trung Quốc ở Nam Thái Bình Dương là “lằn ranh đỏ” đối với Úc. Nếu Solomon cho phép Bắc Kinh tập kết tàu chiến Trung Quốc trong khu vực này, có nghĩa là cán cân quyền lực sẽ có sự thay đổi lớn. Thỏa thuận này đã vạch trần tham vọng của Bắc Kinh. Từ lâu Úc đã lo ngại về tham vọng của Trung Quốc đối với khu vực này.

Từ năm 2018 Úc đã giới thiệu chương trình “Pacific Step Up”, nhấn mạnh đến nội dung “gia đình Thái Bình Dương”. Một Quỹ cơ sở hạ tầng trị giá hàng tỷ đô la đã được thành lập. Phải chăng Quỹ này là một biện pháp đối phó với số tiền khổng lồ mà Trung Quốc đổ ra trong khu vực, dưới dạng tín dụng cho vay hoặc viện trợ?

Không chỉ có hành động nhòm ngó Quần đảo Solomon, Bắc Kinh còn tăng cường can dự với Papua New Guinea. Có thông tin, Đảo Daru, một hòn đảo ở eo biển Torres nằm giữa Úc và Papua New Guinea, sẽ được phát triển thông qua đầu tư của Trung Quốc. Dự kiến tại đây sẽ xây dựng một “khu công nghiệp đa chức năng quy mô lớn về thủy sản”. Điều này thật đáng báo động chính phủ Úc vì từ trước tới nay không có đội tàu đánh cá thương mại nào được phép hoạt động trong khu vực này.

Một nghị sĩ Úc, ông Warren Entsch, đại diện khu vực bầu cử bao gồm cả eo biển Torres, đã nêu vấn đề: Tại sao Trung Quốc lại muốn thiết lập một cơ sở ngư nghiệp lớn như vậy ở một nơi “thực sự không có nhiều cá”. Cái mà họ quan tâm là vấn đề khác, giống như câu chuyện truyền kỳ Trung Quốc đã và đang tăng cường vũ trang hóa các đảo nhân tạo đang tranh chấp ở Biển Đông.

Solomon và Papua New Guinea là hai quần đảo mà Trung Quốc đã con hổ đã lén đặt một bàn chân vào trên đường tiến ra Thái Bình Dương. Nhiều năm qua, Trung Quốc đã đầu tư một khoản tiền lớn vào khu vực này, trước mắt là trợ giúp về tiền mặt và các khoản đầu tư, các đảo quốc nghèo khó đang bị biến thành đồng minh của Trung Quốc.

Trung Quốc đang ve vãn các đảo quốc ở khu vực này, không phải vì “lòng tốt” mà vì đây là “con đường huyết mạch nối giữa Mỹ với Úc và New Zealand”. Để đối chọi với đối thủ đáng gờm là Mỹ, Trung Quốc phải tìm cách chặt đứt cánh tay nối dài của Washington. Tiền đồn quân sự kinh tế của Trung Quốc càng lớn, càng ở những nơi có lợi thì “cái áo giáp” phòng thủ cho chiến lược bành trướng của nước này càng chắc chắn.

H.Đ

RELATED ARTICLES

Tin mới