Anthony W. Holmes – cố vấn đặc biệt cho Triều Tiên tại Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng từ năm 2017-2021. Ông hiện là thành viên cao cấp không thường trú tại Viện Dự án 2049, một tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận tập trung vào việc thúc đẩy các giá trị và lợi ích an ninh của Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Mới đây, ông đã có một bài phân tích có tiêu đề ‘Tập trung vào Ukraine không có nghĩa là Mỹ bỏ Trung Quốc’ đăng trên Nikkei. Dưới đây là bài viết của tác giả:
Trước khi cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine bắt đầu một cách nghiêm túc, và ngay cả khi nó mới được tiến hành, tôi đã lo ngại về số lượng các chuyên gia phương Tây về vấn đề Trung Quốc, họ cho rằng Hoa Kỳ đang phớt lờ mối đe dọa thực sự hoặc đang phạm một sai lầm không thể sửa đổi nếu tập trung vào Nga ở Ukraina
Theo thời gian, lập luận này trở nên không còn phù hợp nữa dựa trên quy mô của cả sự tàn bạo từ Nga và sự phản kháng dũng cảm của người Ukraine, vì vậy các nhà bình luận độc quyền về Trung Quốc giờ đây, một mặt thừa nhận tầm quan trọng của sự kiện, mặt khác cũng đang cố lý giải chuỗi các sự kiện này từ góc độ thế giới quan của Trung Quốc.
Trên thực tế, nhiều chuyên gia đồng nghiệp của tôi ở Đông Á đã bắt đầu chỉ trích chủ nghĩa Đại Tây Dương giả định của Mỹ, cho rằng sự quan tâm của Mỹ đối với châu Âu là chưa phù hợp.
Ở Mỹ ngày nay, bất cứ thứ gì có hậu tố -ism đều mang hàm ý tiêu cực, mơ hồ. Điều được ám chỉ là có mục đích. Có lẽ chúng ta sẽ, nhanh thôi, thấy những người ủng hộ một chính sách đối ngoại và quốc phòng lấy Trung Quốc làm trung tâm.
Giờ đây, người ta có thể cho rằng Trung Quốc vẫn nên là ưu tiên hàng đầu của Washington và rằng Bắc Kinh vẫn là một đối thủ cạnh tranh chiến lược có nhiều tiềm năng rủi ro lâu dài hơn đối với Mỹ và các đồng minh. Tôi đồng ý với quan điểm này.
Có thể đó chỉ là quan điểm của các chuyên gia Châu Á mà tôi biết. Tuy nhiên, không ai có thể phủ nhận rằng Nga không phải là một mối nguy lớn cả về chiến lược và kinh tế đối với các chính sách toàn cầu của Mỹ, chỉ bởi vì Nga không xứng tầm với Trung Quốc.
Cuộc chiến của Putin ở Ukraine và những kế hoạch rõ ràng cho Đông Âu không phải là một sự đánh lạc hướng. Dù không phải là lý tưởng, nhưng NATO luôn là một trong những liên minh thành công nhất của chúng tôi. Tôi biết từ kinh nghiệm cá nhân và nghề nghiệp của mình rằng các quốc gia Đông Âu như Ba Lan, Lithuania, Slovakia và những nước khác là một trong những đối tác mạnh nhất của chúng tôi.
Tôi không hiểu sao việc bỏ qua mối nguy hiểm rõ ràng và hiện tại đối với các quốc gia này sẽ nâng cao vị thế chiến lược của chúng tôi ở châu Á. Để tuột một người bạn thân thiện như Ukraina vào tay Nga lại có thể khiến Đài Loan cảm thấy tốt đẹp hơn khi duy trì mối quan hệ với Mỹ: sao có thể như vậy? Nếu không giải quyết cuộc chiến này một cách triệt để và thỏa đáng, thì quả thực nó có thể là một sơ suất chiến lược mà Trung Quốc có thể vin vào.
“Kẻ thù cũng là một cử tri” là một câu cách ngôn trong giới quân sự. Mục đích của nó là để nhắc nhở rằng bạn không thể kiểm soát được tất cả các sự vụ trong bất kỳ một cuộc đối đầu nào. Nga đang nhắc nhở thế giới rằng họ có những lợi ích chiến lược và sẵn sàng sử dụng vũ lực để đạt được những lợi ích đó.
Moscow đang làm như vậy bằng cách nhắm mục tiêu gián tiếp vào hệ thống liên minh của Mỹ. Giống như Trung Quốc làm ở châu Phi và Đông Nam Á, Mátxcơva sẵn sàng và có thể sử dụng chiến tranh kinh tế ở Đông Âu để làm cho cái giá phải trả của sự công kích và chống lại Nga ngày một cao hơn.
Những người ủng hộ quan điểm coi Trung Quốc là mối đe dọa chính cũng sẽ phải “đứng ngồi không yên” nếu bỏ qua một nước Nga (một yếu tố được coi là can nhiễu). Nếu một đối thủ hoặc đối thủ tiềm tàng phát hiện ra rằng Mỹ đang cố đánh giá mọi cuộc xung đột tiềm tàng ở mọi nơi trên thế giới để xem xét tác động của chúng đến cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc, thì xung đột sẽ trở nên nhiều hơn, chứ không phải ít hơn. Cách tiếp cận như vậy sẽ loại bỏ các chiến lược mơ hồ và làm suy yếu vị thế của nước Mỹ.
Nó không khác gì bài toán lằn ranh đỏ kinh điển khi đề cập đến tính răn đe; ngay sau khi bạn xác định chính xác cơ điểm mà bạn phải đối chọi, bạn đã sẵn sàng cho những hành động nguy hiểm ở dưới ngưỡng đó. Hơn nữa, nếu bạn đặt cơ điểm quá thấp, đối thủ của bạn có thể sẽ coi thường nó. Mặt khác, xác định nó quá cao thì các mối đe doạ đối với bạn lại là những khoảng trống rỗng tuếch.
Tôi cũng “bán tín bán nghi” trước lời khẳng định từ những quan điểm theo chủ nghĩa cô lập và tân cô lập ở Mỹ rằng Ukraine không đáng để Mỹ can thiệp trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Tôi sẽ nhắc họ rằng thế đều lên án sự thiếu quyết đoán mang tính chiến lược. Và vấn đề an ninh luôn cần một sỹ quan cảnh sát tài ba. Nếu Mỹ chuyển sang chủ nghĩa biệt lập, hẳn một ai đó sẽ đứng lên và sẽ không hành động vì lợi ích của chúng ta hoặc vì các đồng minh của chúng ta.
Mỹ đã không đưa quân đến chiến đấu với người Nga trên bộ hay trên không. Và tôi không có ý nói rằng Mỹ phải ở mọi nơi, mọi lúc. Tôi là một người tin tưởng chắc chắn vào việc cân nhắc kỹ lưỡng về những xung đột không có lợi cho quốc gia của chúng ta.
Cho rằng Ukraina không phải là đồng minh hiệp ước của Mỹ hay thành viên NATO, việc phương Tây hành động nhanh chóng để áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga có thể củng cố cam kết của chúng tôi với những quốc gia như Hàn Quốc và Nhật Bản, các nước mà thực sự là đồng minh theo hiệp ước.
Nhiều quốc gia, bao gồm cả Mỹ, tiếp tục nhập khẩu dầu và khí đốt từ các nhà chuyên chế dầu khí ở Moscow vì họ đã đưa ra quyết định sai lầm khi nhượng bộ an ninh kinh tế của mình, chỉ vì vin vào cái cớ hay nhân danh chủ nghĩa môi trường. Trong các mối quan hệ quốc tế do chủ nghĩa hiện thực chi phối, bạn không thể mắc lỗi khi chơi một ván cờ với đối thủ.
Cuối cùng, nếu bạn lắng nghe những lời lập luận của Putin về Ukraine; chúng ta có thể thấy những đồng tác giả ở ở Bắc Kinh khi họ muốn biện minh cho một cuộc xâm lược Đài Loan, khi mà cả thế giới cứ mặc kệ, và để cho cuộc xâm lược cứ thản nhiên diễn ra.
Putin lập luận rằng Ukraine không phải là một quốc gia thực sự, rằng lãnh thổ của họ thuộc về Nga và có liên hệ lịch sử với Nga và người dân của họ thực sự là người Nga. “Những kẻ ngoài cuộc”, Putin khẳng định, đã can thiệp để biến Ukraine thành một quốc gia riêng biệt. Trung Quốc có thể dễ dàng bắt lấy một vài lời biện minh nào đó trong số này, cũng như tôi hoàn toàn chắc chắn rằng Bắc Kinh có thể ngụy tạo bất kỳ điều gì đó nếu họ muốn làm vậy.
Nga đã bao phủ Ukraina như một bóng ma, và những mối đe dọa luôn hiện diện đối với các đồng minh hiệp ước của Mỹ ở NATO và Đông Âu, cũng như chống lại các lợi ích kinh tế của chúng ta. Mong rằng đó không phải là điều mà chúng ta phải tiếp tục đối mặt, để có thể dành nguồn lực vào những lĩnh vực khác quan trọng hơn.