Nếu thái độ của ĐCSTQ thực sự thay đổi, nó sẽ có tác động gì đến liên minh Trung-Nga?
Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến giữa Nga và Ukraina, các quan chức Trung Quốc đã liên tục tránh tuyên bố rằng Nga xâm lược Ukraina. Tuy nhiên, “Tin tức tham khảo” do cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ Tân Hoa xã đăng tải ngày mùng 3 đã đăng bài viết “Làm thế nào Zelensky quản lý đất nước trong hầm trú ẩn? Trong đó đã có động thái hiếm, khi sử dụng dấu ngoặc kép để gọi tên “cuộc xâm lược” của Nga đối với Ukraina.
Trước đó, ngày 30/4, trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với Tân Hoa xã , Bộ trưởng Ngoại giao Ukraina Dmitry Kuleba cũng đã 4 lần đề cập đến “cuộc xâm lược của Nga đối với Ukraina” và Tân Hoa xã đã công bố nguyên văn lời phát biểu của ông. Đối với động thái bất thường này, thế giới bên ngoài tin rằng ĐCSTQ thừa nhận sự thay đổi của mình.
Về vấn đề này, Quách Dục Nhân, giám đốc điều hành của Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc gia Đài Loan, đã phân tích trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên kênh Sound of Hope rằng: “Tôi không nghĩ bài báo của Tân Hoa xã thể hiện đầy đủ sự thay đổi trong quan điểm của cấp cao ĐCSTQ về cuộc chiến Ukraina, bởi cho đến nay, kể từ khi chiến tranh bùng nổ, nếu nhìn từ hai khía cạnh, thứ nhất là trên trường quốc tế đa phương, trong đó có Liên hợp quốc và các cơ chế có sự góp mặt của ĐCSTQ, tuyên bố chính thức về cuộc chiến ở Ukraina vẫn không cho rằng đó là hành động xâm lược, hay thậm chí định nghĩa đây là một cuộc xâm lược.
Phần thứ hai, từ góc độ ngoại giao song phương, trên thực tế, từ khi chiến tranh bùng nổ đến nay, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã đi nhiều nước, trong các cuộc phỏng vấn với các nước này, ông không hề đề cập đến vấn đề Ukraina. Do đó, cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng để nói rằng thái độ của ĐCSTQ đối với cuộc chiến Nga-Ukraina đã thay đổi”.
Nếu thái độ của ĐCSTQ thực sự thay đổi, nó sẽ có tác động gì đến liên minh Trung-Nga? Ông Quách nói: “Quan sát của riêng tôi cho thấy rằng ĐCSTQ thậm chí ít có khả năng thay đổi thái độ chỉ vì Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật về phe Trục nhắm tới ĐCSTQ. Vào ngày 4 tháng 2 trước khi chiến tranh bùng nổ, ông Putin đã đến Bắc Kinh để tham gia lễ khai mạc Olympic mùa đông và “Tuyên bố chung Trung-Nga” cũng được đưa ra sau đó.
Về cơ bản, Putin đã bắt cóc Tập Cận Bình và Trung Quốc. Vì vậy, tôi không nghĩ đó là bởi vì Mỹ đã nhắm vào Tập Cận Bình thông qua Đạo luật Phe Trục, và sau đó ĐCSTQ đã thể hiện sự yếu kém của mình. Thành thật mà nói, đây cũng không phải là phong cách của Đảng Cộng sản Trung Quốc”.
T.P