Wednesday, December 25, 2024
Trang chủQuân sựTQ có thể sử dụng máy bay vận tải chiến lược để...

TQ có thể sử dụng máy bay vận tải chiến lược để chiếm các đảo

Trang Flight Global ngày 9/5 dẫn một phân tích của Nhật Bản cho rằng Trung Quốc có thể sử dụng máy bay vận tải chiến lược để góp phần vào quyết tâm chiếm các đảo ở Biển Đông.

Máy bay Ilyushin Il-76 của Trung Quốc nằm trong số 16 máy bay có hành vi đáng ngờ trên Biển Đông.

Phân tích xem xét sự kiện xảy ra vào ngày 31/7/2021, khi khoảng 16 máy bay vận tải chiến lược Xian Y-20 và Ilyushin Il-76 của Không quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLAAF) thực hiện cuộc xuất kích tầm xa trong phạm vi 111km tính từ đảo Borneo ở Đông Malaysia.

Không quân Hoàng gia Malaysia (RMAF) đã đánh chặn máy bay của PLAAF bằng máy bay chiến đấu BAE Systems Hawk 208 đóng trên đảo Labuan.

RMAF thông báo trên Twitter về vụ việc kèm theo bản đồ về vụ xâm nhập, song Trung Quốc không nói gì hơn ngoài việc khẳng định máy bay của họ – vốn bỏ qua các yêu cầu kiểm soát không lưu – hoạt động an toàn trong không phận quốc tế. Mỹ chứng thực thông tin của Malaysia về sự hiện diện của một số lượng lớn máy bay Trung Quốc.

Đây là tin tức gây chấn động trên các phương tiện truyền thông, với đồn đoán Trung Quốc đang gửi thông điệp chính trị tới Malaysia, quốc gia có tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Các suy đoán khác cho rằng PLAAF đang tiến hành tập trận hoặc đang tìm cách đánh giá khả năng phản ứng của Malaysia.

Tuy nhiên, phân tích của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (JASDF), công bố lần đầu tiên vào tháng 7/2021, cho thấy một khả năng khác.

Phân tích lưu ý rằng với việc duy trì khoảng cách 111 km, các tàu vận tải của PLAAF bay với tốc độ 536km/h trong khoảng 23.000-27.000 feet, đồng nghĩa máy bay sẽ bay qua cùng một điểm trong khoảng thời gian 12 phút 30 giây.

JASDF nghi ngờ rằng đây có thể là cuộc tập trận điều hướng hoặc một nỗ lực để tìm hiểu thêm về hệ thống phòng thủ của Malaysia. Tuy nhiên, JASDF cho rằng việc sử dụng một dàn máy bay 16 chiếc cho công việc điều hướng là “phi thực tế” do chi phí liên quan cũng như sự sẵn có của công nghệ mô phỏng hiện đại. Tương tự, việc điều động một dàn máy bay lớn để thu thập thông tin tình báo điện tử cũng là quá tốn kém.

Phân tích của JASDF cũng chỉ ra việc Trung Quốc huấn luyện lính dù để chiếm các mục tiêu quan trọng trong một cuộc xung đột. Theo phân tích của Nhật Bản, Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày càng công khai về công tác huấn luyện lính dù.
Trong bối cảnh cụ thể của vụ xâm nhập, JASDF phỏng đoán rằng đội bay của Trung Quốc đã bay qua một số hòn đảo chiến lược ở Biển Đông do các quốc gia khác kiểm soát, ví dụ như Đá Hoa Lau, Đảo Thị Tứ, Đảo Ba Bình và các đảo khác thuộc quần đảo Trường Sa.

Tất cả các đảo đều có đường băng với độ dài khác nhau. Báo cáo của JASDF lưu ý rằng 16 tàu vận tải có thể chở khoảng 1.600 lính dù, giúp Bắc Kinh đảm bảo các tuyến đường liên lạc trên biển.

Theo báo cáo của JASDF, “hình thức điều động máy bay vận tải có thể là cách Trung Quốc biểu dương sức mạnh, với kịch bản lính dù được thả xuống các sân bay trên Đảo Ba Bình, Đá Hoa Lau, Đảo Thị Tứ và các đảo khác thuộc Trường Sa”.

Dù bất thường về thành phần và hướng bay, đợt điều động hôm 31/5/2021 phù hợp với mô hình hoạt động hàng không tổng thể của Trung Quốc. Hàng ngày, Bắc Kinh thực hiện các chuyến bay thăm dò xung quanh Đài Loan, đôi khi với quy mô lớn.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới