Friday, March 29, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiWHO không chấp nhận chính sách Zero Covid của TQ

WHO không chấp nhận chính sách Zero Covid của TQ

Tổng giám đốc WHO từng lên tiếng ủng hộ chính sách Zero Covid của ĐCSTQ, giờ đây lại lên tiếng phản đối chính sách này của Bắc Kinh. Nguyên nhân phía sau hành động này là gì? Nhà bình luận chính trị Chu Hiểu Huy đã có baif phân tích về vấn đề này trên tờ The Epoch Times, DKN xin gửi tới độc giả bản chuyển ngữ của bài viết.

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus.

Vào ngày 10/5, Tổng giám đốc WHO ông Tedros Adhanom Ghebreyesus đã đưa ra một tuyên bố rất hiếm hoi về chính sách Zero Covid của Bắc Kinh tại một cuộc họp báo. Ông nói: “Với biểu hiện của virus và kỳ vọng hiện tại của chúng tôi cho tương lai, chúng tôi không nghĩ rằng điều này là bền vững”. Ông nói thêm rằng WHO đã thảo luận vấn đề này với các chuyên gia Trung Quốc và bày tỏ chính sách Zero Covid là “không bền vững”. Ông nói: “Sự thay đổi là rất quan trọng”, và bây giờ khi đã hiểu rõ hơn về virus và các công cụ tốt hơn để chống lại nó, đã đến lúc phải thay đổi cách giải quyết.

Sau phát biểu của ông Tedros, Giám đốc phụ trách các trường hợp khẩn cấp của WHO ông Mike Ryan tiếp tục chỉ ra rằng Trung Quốc đã báo cáo 15.000 ca tử vong kể từ khi dịch bùng phát ở Vũ Hán vào cuối năm 2019. Con số đó là tương đối thấp so với gần 1 triệu người ở Hoa Kỳ, hơn 660.000 người ở Brazil và hơn 520.000 người ở Ấn Độ, và xét về điều này, “quốc gia đông dân nhất thế giới muốn có những biện pháp cứng rắn để ngăn chặn sự lây lan của virus corona” nhưng tác động của chính sách Zero Covid đối với nhân quyền cũng cần được xem xét. “Chúng ta cần đạt được sự cân bằng giữa các biện pháp kiểm soát và tác động của chúng đối với xã hội, và điều này không phải lúc nào cũng dễ dàng điều chỉnh”.

Xin lưu ý rằng tuyên bố của các quan chức cấp cao của WHO được đưa ra sau các thảm họa nhân đạo khác nhau xảy ra ở Thượng Hải. Đó là sau khi ông Tập Cận Bình, lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ, một lần nữa đưa ra lời tuyên bố “kiên quyết tuân thủ chính sách Zero Covid” tại Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ vào ngày 5/5. Các quan chức cấp cao của WHO, những người luôn thân thiết với ĐCSTQ, đặc biệt là ông Tedros, điều gì đằng sau việc ông công khai bất đồng với cấp cao nhất ở Bắc Kinh?

Vào tháng 2 năm nay, khi Thế vận hội mùa đông được tổ chức, ông Tedros đã đến Bắc Kinh với tư cách là một trong số ít các quan chức nước ngoài, ngoài việc được ông Tập Cận Bình tiếp đón, Thủ tướng Lý Khắc Cường còn gặp riêng ông. Ông Lý Khắc Cường đánh giá cao sự hỗ trợ của WHO đối với Thế vận hội Mùa đông và chuyến thăm của ông Tedros tới Trung Quốc hai năm trước, khi ĐCSTQ đang ở trong thời kỳ khó khăn nhất.

Về phần mình, ông Tedros ngoài lời chúc mừng còn “đánh giá cao nỗ lực chống dịch của chính phủ và nhân dân Trung Quốc”, “sẵn sàng tiếp tục hợp tác với Trung Quốc”, và “phản đối việc chính trị hóa truy xuất nguồn gốc”. Tuyên bố của ông Tedros, đặc biệt là về điểm cuối cùng chống lại nguồn gốc của virus, đã giành được trái tim của ĐCSTQ, bởi vì việc truy xuất nguồn gốc được thúc đẩy bởi Châu Âu và Hoa Kỳ, một khi được thực hiện, nguồn tin chắc chắn sẽ xác nhận rằng virus đến từ Phòng thí nghiệm virus Vũ Hán của Trung Quốc. Khi đó, ĐCSTQ sẽ phải gánh một trách nhiệm rất nặng nề, và có khả năng sẽ phải đối mặt với sự lên án toàn cầu và khoản bồi thường khổng lồ.

Tại sao ông Tedros lại xem xét các vấn đề theo quan điểm của ĐCSTQ? Vào ngày 10/4/2020, một bài báo bình luận trên tờ ‘Apple Daily’ của Hồng Kông đã chỉ ra rằng Tổng giám đốc WHO ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, người ủng hộ cách chống dịch ở Trung Quốc, gần đây đã phản đối Hoa Kỳ và Đài Loan, và đã thực hiện phần lớn các phát pháo cho chính quyền ĐCSTQ. WHO, vốn được coi là tổ chức kêu gọi và điều phối cuộc chiến toàn cầu chống lại dịch bệnh, đã trở thành một tổ chức quốc tế dưới sự lãnh đạo của ĐCSTQ và trở thành con tốt của ĐCSTQ.

Bài báo cũng chỉ ra rằng kể từ thời điểm ông Tedros bay đến Bắc Kinh để gặp ông Tập Cận Bình vào ngày 28/1 và ca ngợi ông Tập đã “trực tiếp chỉ đạo, khai triển, và thể hiện khả năng lãnh đạo xuất sắc”, WHO đã ngồi vào chỗ sai lệch. Kể từ đó, ông Tedros không chỉ nói rằng không cần hạn chế dòng nhân lực quốc tế và thương mại quốc tế, mà còn công khai giúp ĐCSTQ phản đối việc Hoa Kỳ sơ tán công dân Trung Quốc và các hạn chế đối với công dân Trung Quốc của Hoa Kỳ. Cũng vào cuối tháng 2, việc tuyên bố đại dịch toàn cầu là “quá sớm” sau khi 46 quốc gia đã bị lây nhiễm.

Mãi cho đến một ngày sau khi ông Tập Cận Bình đến thăm Vũ Hán vào ngày 11/3 và tuyên bố rằng Trung Quốc đã “đạt được thắng lợi giai đoạn” trong cuộc chiến chống dịch, ông Tedros mới tuyên bố đại dịch toàn cầu và đổ lỗi cho “sự không hành động của các quốc gia khác”. Trong khi virus đang hoành hành khắp thế giới và các quốc gia trên thế giới đang lên án ĐCSTQ vì che giấu dịch bệnh và nghi ngờ WHO không thực hiện nhiệm vụ của mình, ông Tedros lại phản đối Hoa Kỳ và Đài Loan, nhưng có mối quan hệ thân thiết với ĐCSTQ.

Bài báo tin rằng từ quan điểm của mối quan hệ giữa ĐCSTQ và WHO, WHO là người lãnh đạo cuộc chiến chống dịch, ĐCSTQ lãnh đạo WHO, và ông Tập Cận Bình đã “kiểm soát WHO thông qua ông Tedros”.

Trong cùng thời gian đó, nhiều phương tiện truyền thông nước ngoài cũng đặt câu hỏi và chỉ trích WHO và ông Tedros, cho rằng “WHO đã đánh mất sự độc lập và đáng tin cậy của mình”, một số người cho rằng “ông Tedros có thể cân nhắc việc gia nhập đảng”, một số người khác lại cho rằng ông Tedros đang hồi báo và nhận được sự sủng ái từ Trung Quốc (ĐCSTQ), vì ông Tedros và WHO đã nhận tiền của ĐCSTQ nên phải giúp ĐCSTQ giải quyết các vấn đề và rắc rối. Liệu điều này có phải là sự thật?

Theo một bài báo trên tờ “Thời báo Hoàn cầu” của ĐCSTQ ủng hộ ông Tedros, ông Tedros từng là bộ trưởng ngoại giao của Ethiopia, Ethiopia và ĐCSTQ luôn có quan hệ tốt. “Chỉ từ năm 2006 đến 2015, khi ông Tedros còn trong chính phủ Ethiopia, ông đã nhận được khoản vay hơn 13 tỷ USD từ Bắc Kinh”. Ngoài ra, vào tháng 3 năm 2020, ông Trần Húc (Chen Xu), đại diện của ĐCSTQ tại Geneva, đã gặp ông Tedros để thông báo về quyết định của Trung Quốc tài trợ 20 triệu USD cho WHO; kể từ năm 2015, đóng góp của Trung Quốc vào ngân sách của WHO đã tăng hơn 50%.

Một phương tiện truyền thông Trung Quốc khác đưa tin rằng vào tháng 8 năm 2017, khi ông Tedros, người vừa trở thành tổng giám đốc WHO, đến thăm Bắc Kinh, ĐCSTQ đã ký một biên bản ghi nhớ với WHO để đóng góp thêm 20 triệu USD, điều này tương đương với việc mang lại một món quà lớn cho tân Tổng giám đốc.

Vì vậy, nói rằng ông Tập Cận Bình đang “thao túng WHO thông qua ông Tedros” hoàn toàn không phải là không có cơ sở, nếu không có sự trao đổi quyền lợi, làm sao ông Tedros có thể đứng về phía ĐCSTQ hơn hai năm trong thời kỳ đại dịch? Không có gì bí mật khi ĐCSTQ kiểm soát nhiều tổ chức khác nhau trên thế giới thông qua tiền bạc.

Vì vậy, điều kỳ lạ hơn bây giờ là tại sao ông Tedros, người luôn tuân theo sự chỉ đạo của Bắc Kinh, lại bất ngờ hát ngược với cấp cao nhất ở ĐCSTQ?

Tác giả bài viết suy đoán rằng có thể có những lý do sau:

Một là các lực lượng chống đối của ông Tập trong ĐCSTQ đã đưa ra một cái giá cao hơn để ông Tedros phải lên tiếng phản đối, và đối với một người coi quyền lợi là tối quan trọng, khả năng này có thể tồn tại.

Thứ hai là Bắc Kinh đã lợi dụng cái miệng của WHO để tìm cớ biện minh cho hành động của mình. Không thể loại trừ khả năng này.

Thứ ba là sức ép từ Châu Âu và Hoa Kỳ. Ông Tedros, tổng giám đốc duy nhất được đề cử tái tranh cử, sẽ chính thức được bổ nhiệm tại Đại hội đồng Y tế Thế giới vào cuối tháng 5, và ông đã giành chiến thắng nhờ ưu thế áp đảo với sự ủng hộ của các nước Âu Mỹ.

Việc Thượng Hải đóng cửa hơn một tháng và đóng cửa chợ bán buôn Nghĩa Ô ở tỉnh Chiết Giang đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng toàn cầu, đồng thời cũng có tác động nhất định đến nền kinh tế Âu Mỹ, điều này chính là do chính sách phòng chống dịch cực đoan của ĐCSTQ. Mặc dù ngày càng có nhiều công ty ở châu Âu và Mỹ lựa chọn rời đi nhưng vẫn sẽ mất một thời gian, vì vậy, việc dỡ bỏ phong tỏa Thượng Hải là rất quan trọng để giảm bớt áp lực kinh tế của các quốc gia khác nhau. Do đó, rất có thể trước sức ép của Châu Âu và Hoa Kỳ, ông Tedros đã chọn cách công khai chỉ trích chính sách Zero Covid của Bắc Kinh để gây sức ép.

Dù lý do là gì, lý do thực sự không liên quan gì đến dịch bệnh. Vì vậy, nếu là lý do thứ nhất và thứ ba, liệu cấp cao nhất ở Bắc Kinh có thay đổi chính sách Zero Covid vì WHO phản đối? Nó cũng khó ước tính, vì nó liên quan đến vấn đề quyền lực chính trị của cá nhân. Một khả năng là yêu cầu Thượng Hải tuyên bố rằng tình hình xã hội được giải tỏa, sau đó dỡ bỏ phong toả và khôi phục chuỗi cung ứng.

Vào ngày 6 tháng 5, Bí thư Thượng Hải ông Lý Cường (Li Qiang) đã tổ chức một cuộc họp sau bài phát biểu của ông Tập, nói rằng mệnh lệnh quân sự nên được thiết lập ở tất cả các cấp. Theo các nguồn tin nội bộ, mục tiêu là “có ít hơn 2.000 người nhiễm bệnh trong thành phố vào ngày 10/5 và xã hội sẽ được dỡ phỏng toả hoàn toàn vào giữa tháng 5”. Hiện tại đã đạt được mục tiêu đầu tiên, ngày 10/5, Thượng Hải thông báo số người nhiễm bệnh chỉ còn dưới 2.000 người. Cho dù đó là giả hay là thật, thì mục tiêu đầu tiên đã đạt được. Điều này cũng có nghĩa là xã hội có thể được dỡ bỏ phong toả vào giữa tháng 5.

Cũng có khả năng cấp cao nhất của Bắc Kinh sẵn sàng chịu tổn thất và tiếp tục phong tỏa, kiểm soát Thượng Hải vì những mục đích khác, khi đó nước này sẽ gặp nhiều thách thức hơn cả trong, ngoài ĐCSTQ và thế giới, đặc biệt là sau cuộc bầu cử giữa kỳ ở Hoa Kỳ, nếu Đảng Cộng hòa lật ngược tình thế, thì có thể sẽ không bỏ qua việc truy tìm nguồn gốc virus của ĐCSTQ. Khi đó, liệu ông Tedros có còn sẵn sàng đứng trên con thuyền sắp chìm của ĐCSTQ?

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới