Friday, April 26, 2024
Trang chủQuân sựKhông quân Mỹ điều máy bay ném bom chiến lược B-1B trở...

Không quân Mỹ điều máy bay ném bom chiến lược B-1B trở lại Guam: Mục đích chính là gì?

Việc triển khai các máy bay ném bom chiến lược B1-B tới đảo Guam được đánh giá là phù hợp với các mục tiêu trong Chiến lược Quốc phòng của Mỹ.

B-1B Lancer tại Căn cứ Không quân Edwards, California.

OANH TẠC CƠ B-1B TRỞ LẠI GUAM

Không quân Mỹ đã triển khai các máy bay ném bom chiến lược Rockwell B-1B Lancer trở lại Căn cứ Không quân Andersen (AFB) trên đảo Guam.

Dù số lượng cụ thể không được tiết lộ nhưng đây là một phần trong kế hoạch triển khai Lực lượng Máy bay ném bom chuyên trách (BTF) của Không quân Mỹ tới Thái Bình Dương.

Các nhân viên hỗ trợ, máy bay cùng nhiều phương tiện khác từ Không đoàn máy bay ném bom số 28 thuộc biên chế của căn cứ Không quân Ellsworth ở Nam Dakota đã tới Guam vào ngày 3/6. Họ sẽ tham gia huấn luyện cùng với các đồng minh, đối tác và lực lượng liên quân Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ.

“Sự hiện diện của chúng tôi ở Guam cùng với các chuyến bay khắp khu vực nhằm phục vụ hai mục đích chiến lược”, Trung tá Ross Hobbs, chỉ huy Phi đội ném bom Số 34 cho biết.

“Thứ nhất, nhằm đảm bảo với các đồng minh của chúng tôi ở khu vực thông qua sự hiện diện nhất quán. Thứ hai, nhằm răn đe các đối thủ của Mỹ tiếp tục nuôi ý đồ đe dọa đến sự ổn định trong các lĩnh vực ngoại giao, quân sự và kinh tế trên thế giới”.

Việc triển khai các máy bay ném bom B1-B có từ thời chiến tranh Lạnh tới Guam được đánh giá là phù hợp với các mục tiêu trong Chiến lược Quốc phòng của Mỹ.

Bên cạnh đó, động thái này cũng cho thấy Lực lượng Tấn công Toàn cầu của Không quân Mỹ (USAFGSC) hoàn toàn đủ khả năng thực hiện “các đòn đánh” uy lực, tầm xa ở bất cứ đâu trên thế giới.

Cách đây hơn hai năm, Không quân Mỹ tuyên bố họ sẽ chuyển đổi Sứ mệnh Hiện diện Liên tục các Máy bay ném bom (CBP) ở Guam. Theo đó, các máy bay ném bom siêu thanh như B-52, B-1B và B-2A Spirit sẽ được luân chuyển đưa tới đảo Guam, vị trí chỉ nằm cách Trung Quốc khoảng 1.800 dặm về phía Đông.

B-1B LANCER UY LỰC TỚI ĐÂU?

Kể từ năm 2004, Không quân Mỹ cũng đã luân chuyển các máy bay ném bom hạng nặng tới đảo Guam ở Tây Thái Bình Dương. Hoạt động này được khởi xướng trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống George W. Bush và tiếp tục được triển khai qua hai nhiệm kỳ của Tổng thống Barack Obama nhưng đột ngột bị chấm dứt vào năm thứ tư thời chính quyền Tổng thống Donald Trump.

Máy bay ném bom chiến lược B-1B được đánh giá là rất phù hợp cho nhiệm vụ triển khai tiền phương trên đảo Guam. Dòng oanh tạc cơ hạng nặng này có thể mang theo một số lượng lớn các tên lửa không đối đất tấn công từ ngoài ô phòng không của đối phương.

Ngoài ra, B-1B Lancer còn có thể mang theo LRASM (Tên lửa Phòng không Tầm xa), giúp nó có khả năng chống hạm đầy uy lực. Máy bay cũng trang bị hệ thống tự bảo vệ tiên tiến và có thể di chuyển với tốc độ siêu thanh để tăng cường khả năng tấn công và phòng thủ.

Không quân Mỹ bắt đầu phát triển dòng máy bay ném bom siêu thanh hạng nặng B-1 từ giữa những năm 1960. Các nhà thiết kế Mỹ đã cố gắng tích hợp nhiều nhất có thể những công nghệ hàng không tiên tiến nhấn ở thời điểm đó cho chiếc máy bay chiến lược này.

Washington rất kỳ vọng vào việc B-1 sẽ có được khả năng tàng hình để tạo ra ưu thế chiến lược với Liên Xô trong chiến tranh Lạnh. So với phiên bản tiền nhiệm B-52, B-1 thực sự là bước tiến công nghệ lớn của Không quân Mỹ.

Trong chiến tranh Lạnh, các máy bay B-1B được định vị nhiệm vụ là mang vũ khí hạt nhân cấp chiến thuật. Tuy nhiên, sau khi Liên Xô tan vỡ, nhiệm vụ tập kích chiến thuật đường không của máy bay ném bom này được loại bỏ.

Các máy bay ném bom B-1B đã góp mặt trong hầu hết các chiến của Mỹ kể từ năm 1980 tới nay, như tại Liên bang Nam Tư, Afghanistan, Iraq và Syria. Không quân Mỹ hiện sở hữu tới 62 máy bay B-1 và chúng được lên kế hoạch tiếp tục phục vụ tới những năm 2030 rồi sau đó sẽ thay thế bằng các máy bay ném bom B-21 Raider trong tương lai.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới