Sau tháng 4 năm 2022 khi Quần đảo Solomon công bố thỏa thuận an ninh với Trung Quốc thì khu vực Nam Thái Bình Dương trở thành tâm điểm chú ý và lo ngại của Úc, Mỹ và nhiều nước khác. Mặc dù giới lãnh đạo Solomon đã lên tiếng đảm bảo rằng không có ý định cho Trung Quốc xây căn cứ quân sự tại đây, nhưng vẫn khiến Mỹ và các quốc gia trong khu vực như Úc, New Zealand bất an vì không có gì đảm bảo cho việc Trung Quốc không hiện diện quân sự ở Quốc đảo này.
Tiếp đó, đến tháng 5 năm 2022, Trung Quốc đã mở chiến dịch vận động các quốc gia trong khu vực Nam Thái Bình Dương ký kết thỏa thuận hợp tác an ninh, kinh tế sâu rộng tương tự như họ đã ký với Solomon. Mặc dù dưới tác động của Mỹ, Úc, New Zealand và một số quốc gia khác chiến lược của Trung Quốc đã không thành công. Nhưng cho đến nay Trung Quốc vẫn đang cố gắng thực hiện chiến lược mà họ đã vạch ra và trước mắt là giữ kế hoạch thắt chặt hơn mối quan hệ với các đảo quốc trong khu vực Nam Thái Bình Dương gồm 16 thành viên là Mỹ, Nhật Bản và các cường quốc phương Tây với mục tiêu: Đảm bảo môi trường Thái Bình Dương “cởi mở, lành mạnh và không có sự cưỡng ép”.
Ở khu vực biển Hoa Đông, sau tranh chấp lãnh thổ đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản, gần đây Trung Quốc đã đặt hơn một chục giàn thăm dò khí đốt ở phần phía Tây của cái gọi là “đường trung tuyến giữa hai nước”. Hải quân Nhật Bản trong tháng 6 cũng đã phát hiện cấu trúc của mọt giàn khoan mới đang được vận chuyển tới khu vực này. Nhật Bản đã có công hàm cáo buộc Trung Quốc đặt 17 giàn khoan gần đường trung tuyến giữa hai nước. Nhật Bản thì từ lâu đã khẳng định đường trung tuyến giữa Trung-Nhật nên đánh dấu giới hạn của vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) tương ứng. Nhưng Trung Quốc lại cho rằng biên giới trên biển nên được vẽ gần Nhật Bản hơn, và Trung Quốc có quyền thăm dò và khai thác khí đốt ở vùng biển mà họ đang làm hiện nay. Còn Nhật Bản cho rằng hành động đơn phương của Trung Quốc là không thể chấp nhận được.
Rõ ràng sau khi bành trướng ở Biển Đông, Trung Quốc tiếp tục bành trướng ở Nam Thái Bình Dương và Biển Hoa Đông đang làm cho nhiều nước lo ngại Trung Quốc sẽ chiếm giữ và khống chế toàn bộ con đường hàng hải ở Thái Bình Dương.
H.B