Saturday, January 11, 2025
Trang chủBiển nóngSự kiệnMỹ - Nhật cùng nghiên cứu công nghệ chống vũ khí siêu...

Mỹ – Nhật cùng nghiên cứu công nghệ chống vũ khí siêu vượt âm

Mỹ và Nhật Bản nhất trí cùng nghiên cứu công nghệ chống vũ khí siêu vượt âm nhằm nâng cao năng lực răn đe và các khả năng khác.

00

Kyodo đưa tin, thỏa thuận hợp tác nghiên cứu công nghệ chống vũ khí siêu vượt âm giữa Mỹ và Nhật Bản đạt được trong cuộc hội đàm giữa Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Yasukazu Hamada và người đồng cấp Mỹ Lloyd Austin tại Lầu Năm Góc hôm 14/9.

Tuy nhiên, chi tiết hợp tác chưa được tiết lộ.

Vũ khí siêu vượt âm được xem là một thách thức mới cho công nghệ phòng thủ tên lửa hiện tại vì tốc độ nhanh, và có khả năng di chuyển linh hoạt hơn so với các tên lửa thường. Giới chức Mỹ nhiều lần thừa nhận họ đang đi sau các đối thủ trong cuộc đua chế tạo dòng vũ khí này. Nga hiện đã đưa vào biên chế dòng tên lửa Kinzhal (nhanh gấp 10 lần tốc độ âm thanh) hay Avangard (nhanh gấp 20 lần tốc độ âm thanh). Trong khi đó, Trung Quốc cũng sở hữu tên lửa siêu vượt âm sẵn sàng triển khai.

Cuộc gặp hôm 14/9 của là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa hai lãnh đạo quốc phòng Mỹ và Nhật Bản kể từ khi ông Hamada đảm nhận chức vụ Bộ trưởng Quốc phòng thay ông Nobuo Kishi.

Tokyo và Washington nhận thấy sự cần thiết phải tăng cường năng lực răn đe và các năng lực khác của hai đồng minh nhằm đảm bảo an ninh, ổn định ở khu vực và thế giới trước các mối đe dọa.

Trong cuộc hội đàm, ông Austin và Hamada nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan, cho rằng bất cứ hành động đơn phương nào nhằm thay đổi hiện trạng khu vực bằng vũ lực là “không thể chấp nhận được”. Nhật Bản và Mỹ cam kết sẽ hợp tác chặt chẽ để ngăn chặn điều này.

Bộ trưởng Hamada cho biết, tại cuộc gặp, lãnh đạo Bộ Quốc phòng Mỹ bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với kế hoạch của Nhật Bản nhằm tăng cường năng lực phòng thủ thông qua tài liệu an ninh quốc gia mới và tăng đáng kể ngân sách quốc phòng. Năng lực phòng vệ mà Nhật Bản đang xem xét gồm có tấn công các điểm phóng tên lửa trên lãnh thổ của đối phương.

Nhật Bản dự kiến sẽ điều chỉnh Chiến lược An ninh Quốc gia vào cuối năm nay, trong đó nhấn mạnh đến môi trường an ninh ngày càng thách thức trong khu vực. Đây sẽ là lần sửa đổi đầu tiên của văn bản này kể từ khi được thông qua vào năm 2013.

Trong khi đó, hồi tháng 3, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng công bố phác thảo Chiến lược Quốc phòng, trong đó coi Trung Quốc là “đối thủ chiến lược”, tuyên bố ưu tiên giải quyết các thách thức từ Trung Quốc và Nga.

RELATED ARTICLES

Tin mới