Wednesday, January 15, 2025
Trang chủBiển nóngSự kiệnHạn hán ở TQ đã tác động tới chuỗi cung ứng toàn...

Hạn hán ở TQ đã tác động tới chuỗi cung ứng toàn cầu như thế…

Tình trạng thiếu nguồn nước đáng báo động ở Trung Quốc có lẽ là nguy cơ kinh tế vĩ mô bị đánh giá thấp nhất trên thế giới hiện nay.

Sông Gia Lăng ở Trùng Khánh cạn trơ đáy trong bức ảnh chụp ngày 19/8/2022 (Ảnh: Bloomberg)

Trung Quốc đang trải qua cuộc khủng hoảng thiếu nước trầm trọng do đợt nắng nóng chưa từng có tiền lệ, gây ảnh hưởng lớn tới các ngành công nghiệp của quốc gia này. Song, tình trạng này chưa có được sự quan tâm đúng mức của các nhà đầu tư trên toàn thế giới.

Nước vốn đóng vai trò quan trọng đối với ngành sản xuất điện, công nghiệp, nông nghiệp và chế tạo, có nghĩa rằng thiếu nước không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp ở Trung Quốc mà còn làm trầm trọng hơn cuộc khủng hoảng năng lượng trong nước – giống như tình trạng đang xảy ra ở châu Âu – ảnh hưởng tới mọi lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là sản xuất.

Do phần còn lại của thế giới mỗi năm vẫn nhập khẩu lượng hàng hóa trị giá khoảng 3,36 nghìn tỉ USD của Trung Quốc, nên có rất ít lĩnh vực miễn nhiễm với những cú sốc chuỗi cung ứng bắt nguồn từ Trung Quốc.

Trong bối cảnh hứng chịu cuộc khủng hoảng kép năng lượng-nước trong vài tháng trước, chính quyền Bắc Kinh đã ưu tiên cung cấp nước sạch và điện cho các hộ gia đình, hơn là cho công nghiệp. Điều này càng làm hạn chế sản xuất công nghiệp. Những cú sốc cung ứng này sẽ lan rộng ra các chuỗi cung ứng toàn cầu cũng như các thị trường tài chính, và tác động của nó với nền kinh tế toàn cầu là rất đáng sợ và khó lường.

Bất chấp khủng hoảng nước sạch, và việc Bắc Kinh, Washington đều mong muốn giảm sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau, Trung Quốc vẫn sẽ nắm giữ nhiều chuỗi cung ứng năng lượng quan trọng.

Tỷ lệ đóng góp của Trung Quốc cho thị trường silicon đa tinh thể toàn cầu – thành phần đầu vào quan trọng để chế tạo các tấm pin năng lượng mặt trời – mới đây đã cán mốc 80%, và thậm chí có thể tăng cao hơn. Trung Quốc cũng thống trị chuỗi cung ứng pin lithium, graphite, nickel, và phần lớn các loại đất hiếm được sử dụng trong năng lượng sạch, đồ điện tử và chế tạo quốc phòng.

Giá silicon đa tinh thể trên thị trường đã tăng gần 4 lần kể từ tháng 1/2021, trong khi giá lithium tăng gấp 5 lần, cho thấy thị trường này không hề bớt nóng ngay cả trước khi đợt khủng hoảng nước ở Trung Quốc diễn ra mới đây. Khi các nút thắt thị trường do COVID-19 và các yếu tố khác được tháo gỡ trong đầu năm 2022, giá pin lithium vẫn còn ở mức phải chăng, nhưng khối lượng phân phối đã tăng gấp đôi, khiến cho nguồn cung chịu sức ép và có nguy cơ bị gián đoạn.

Biến đổi khí hậu gần như chắc chắn làm trầm trọng thêm đợt hạn hán và nắng nóng ở Trung Quốc. Trớ trêu thay, điều đó lại đe dọa trực tiếp tới một số công ty có giá trị vốn hóa lớn đang thu hút được các nhà đầu tư ủng hộ các vấn đề môi trường, xã hội và quản trị, và cả những nhà đầu tư hướng tới sự bền vững.

Trong năm 2019, Apple có 390 nhà cung ứng ở Trung Quốc đại lục, đại diện cho 46% tổng chuỗi cung ứng của họ. Công ty này gần đây đã phải căng mình để giảm bớt sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng ở Trung Quốc. Các vấn đề về chuỗi cung ứng gây ra do COVID-19 ở Trung Quốc gây ra sự gián đoạn nghiêm trọng là bởi “phần lớn các thiết bị của Apple” được lắp ráp ở đó, điều này tạo ra những nguy cơ về lâu dài.

Tesla, được xem như một trong số những công ty đại diện cho nền kinh tế dựa trên năng lượng sạch, trong tháng 7 vừa qua đã ký các thỏa thuận cung ứng dài hạn với 2 công ty Trung Quốc. Mục đích của họ là tiếp tục tập trung chuỗi cung ứng của họ ở Trung Quốc cho “siêu nhà máy” mà họ đã xây dựng ở Thượng Hải, nhưng điều này càng khiến họ dễ bị ảnh hưởng bởi hạn hán ở Trung Quốc. Các cơ sở của Tesla luôn có nhu cầu đáng kể về nguồn nước. Thiếu nước cũng đã làm chậm kế hoạch mở cửa “siêu nhà máy” của Tesla ở Berlin, Đức.

Thực tế cho thấy, tình trạng thiếu nước ở Trung Quốc đang ảnh hưởng tới sức khỏe của chuỗi cung ứng của họ, khi các ngành công nghiệp phải đối mặt với nhiều đợt cắt điện trong cả năm 2021 và 2022. Điều này đẩy nền kinh tế Trung Quốc vào vị trí hiểm nghèo, buộc chính phủ phải lựa chọn giữa duy đà tăng trưởng kinh tế và các nguồn nước bị cạn kiệt dần. Kết quả là, danh tiếng từng giúp Trung Quốc tăng trưởng kinh tế trong nhiều thập kỷ qua – sản xuất hàng hóa giá rẻ – cũng chịu sự ngờ vực hơn bao giờ hết. Các thị trường vốn đối diện với một khoảng thời gian điều chỉnh đau đớn.

Bắc Kinh có nhiều lựa chọn để giảm lượng nước tiêu thụ hoặc tăng nguồn cung nước, nhưng tất cả đều ẩn chứa rủi ro về mặt chính trị. Những lựa chọn này bao gồm ép buộc người dân thay đổi thói quen tiêu thụ nước, giống như giảm lượng thịt mà người dân ăn mỗi ngày; tăng mạnh giá nước sử dụng trong nông nghiệp và công nghiệp; hoặc đảm bảo nguồn nước ở các con sông chạy sang các nước láng giềng. Tất cả các biện pháp này đều có thể gây tranh cãi.

Bắc Kinh hiện đang triển khai một số biện pháp can thiệp vào bầu khí quyển. Những kỹ thuật như làm mưa nhân tạo (cloud seeding) có thể giúp tăng lượng mưa, nhưng mặt khác cũng gây ra những hiện tượng thời tiết cực đoan.

Chính phủ Trung Quốc từ lâu đã áp dụng biện pháp chuyển nước từ những vùng ẩm ướt hơn tới những vùng khô hạn hơn. Nhưng giờ có nhiều dấu hiệu cho thấy nguồn nước ở những vùng từng được coi là có nguồn nước dồi dào như Đồng bằng Châu Giang đang cạn kiệt, nên việc chuyển nước như vậy có thể sớm không còn khả thi. Trong khi đó, công nghệ khử muối cũng chưa sẵn sàng áp dụng với quy mô lớn, do nhu cầu điện năng ở Trung Quốc là quá lớn, và họ cũng chưa có đủ mạng lưới để mang nước từ các bờ biển vào sâu trong đất liền.

Tình trạng này đã đặt các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc vào thế khó. Nhưng vấn đề đối với các nhà đầu tư lại đơn giản: Viễn cảnh kinh tế của Trung Quốc giờ khó đoán định hơn.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới