Saturday, November 23, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiẤn Độ trong tham vọng trở thành cường quốc không gian

Ấn Độ trong tham vọng trở thành cường quốc không gian

Ấn Độ ngày 18.11 đã phóng tên lửa đầu tiên do tư nhân phát triển lên khí quyển, đánh dấu cột mốc mới trong nỗ lực trở thành cường quốc vũ trụ của nước này.

Theo AFP, tên lửa do tư nhân phát triển đầu tiên của Ấn Độ ngày 18.11 đã được phóng lên khí quyển.

Trong đoạn phim của Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO), tên lửa Vikram-S nặng nửa tấn đã được phóng lên trước giữa trưa (giờ địa phương) và di chuyển theo hình vòng cung. Tên lửa đã an toàn rơi xuống biển sáu phút sau đó, theo ISRO.

Vikram-S được công ty khởi nghiệp Ấn Độ Skyroot Aerospace phát triển. Tên lửa đã đạt độ cao tối đa 90 km, gần tới đường Karman có độ cao khoảng 100 km – đường ranh giới nơi giao thoa giữa bầu khí quyển và không gian ngoài vũ trụ.

“Đây thực sự là một khởi đầu mới, một bình minh mới trong hành trình của chương trình không gian Ấn Độ”, Bộ trưởng Khoa học Ấn Độ Jitendra Singh phát biểu trước các kỹ thuật viên tại cơ sở phóng của ISRO trên đảo phía nam Sriharikota sau vụ phóng.

Trước đó, chính phủ Ấn Độ ngày 17.11 cho biết sứ mệnh Vikram-S đầu tiên được đặt tên là “Prarambh” (nghĩa là “Bắt đầu”).
Tàu khu trục Ấn Độ bắn thử tên lửa siêu thanh Brahmos phiên bản đối hải

Ấn Độ đã đẩy mạnh chương trình không gian của mình trong những năm gần đây. Ấn Độ đang lên kế hoạch thực hiện sứ mệnh có phi hành đoàn với sự hỗ trợ của Nga ​​vào năm 2023 hoặc 2024.

Khả năng và tham vọng không gian của Ấn Độ ngày một tăng thêm sau khi nước này thành công phóng các tên lửa và thực hiện các sứ mệnh ngoài Trái Đất.

Năm 2014, Ấn Độ trở thành quốc gia châu Á đầu tiên thăm dò sao Hỏa bằng tàu quỹ đạo Mangalyaan với chi phí thấp.

Năm 2019, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã gọi nước này là “siêu cường không gian” sau khi thành công bắn hạ một vệ tinh có quỹ đạo thấp. Tuy vậy, động thái này gây ra sự chỉ trích về lượng “rác không gian” mà Ấn Độ tạo ra.

Ấn Độ cũng đang nỗ lực để tăng thị phần không gian thương mại toàn cầu.

Vào tháng 10, tên lửa nặng nhất của ISRO đã đưa thành công 36 vệ tinh băng thông rộng vào quỹ đạo thấp của Trái Đất.

Các chuyên gia cho rằng Ấn Độ có thể giữ chi phí thấp bằng cách sao chép và điều chỉnh công nghệ vũ trụ hiện có. Đồng thời, nước này cũng có nhiều kỹ sư tay nghề cao.

RELATED ARTICLES

Tin mới