Wednesday, January 22, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiKhả năng xảy ra chiến tranh Mỹ-Trung  

Khả năng xảy ra chiến tranh Mỹ-Trung  

Vụ suýt va chạm giữa một máy bay chiến đấu J-11 của Trung Quốc và một máy bay trinh sát, giám sát và tình báo chung RC-135 của Không quân Mỹ trên Biển Đông vào ngày 21/12/2022 đã buộc chúng ta phải thừa nhận rằng, một sự cố va chạm trên biển hoặc trên không giữa Trung Quốc và Mỹ có thể dẫn đến sự leo thang xung đột chóng vánh. Sự cố này yêu cầu chúng ta cần phải phân tích về viễn cảnh bùng nổ của cuộc chiến tranh Mỹ -Trung.

Máy bay chiến đấu J-11B của Lực lượng Không quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) trình diễn tại sân bay Dafangshen ở Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm của Trung Quốc, hôm 12/9/2015.

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) từng trải qua xung đột với Hoa Kỳ kể từ khi Trung Quốc lên nắm quyền vào năm 1949, và cuộc cạnh tranh an ninh Mỹ – Trung vẫn còn dâng cao cho đến ngày nay. Trong lịch sử thực sự đã từng có một cuộc chiến tranh lạnh Mỹ – Trung.

Tuy nhiên, Mỹ cũng từng nổ ra hai cuộc chiến tranh nóng với Trung Quốc.

Đầu tiên là trong Chiến tranh Triều Tiên, Hoa Kỳ và các lực lượng khác của Liên Hợp Quốc chiến đấu với “quân tình nguyện” của Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA).

Lần thứ hai là Chiến tranh với Việt Nam, khi các lực lượng Trung Quốc điều khiển các hệ thống pháo phòng không (AAA) và hỗ trợ Mỹ xây dựng lại cầu, đường sắt cũng như đường bộ trong “Chiến dịch Sấm Rền” (Operation Rolling Thunder) để đối phó với miền Bắc Việt Nam.

Trong chiến tranh Việt Nam, các hệ thống pháo phòng không AAA này đã bắn rơi nhiều máy bay Mỹ. Tuy nhiên, hỏa lực phòng không của Hoa Kỳ cũng sát hại nhiều thủy thủ đoàn Trung Quốc, đồng thời đánh bom mạng lưới giao thông ở miền Bắc Việt Nam.

Có nhiều sự cố khác trong Chiến tranh Lạnh, đặc biệt là trong cuộc Khủng hoảng Eo biển Đài Loan những năm 1950 và trong Chiến tranh Việt Nam – khi Trung Quốc bắn hạ máy bay Mỹ đi lạc vào không phận Trung Quốc – chủ yếu là ở đảo Hải Nam – trong đó có các máy bay như: A-6, F-4 và F -104.

Trung Quốc cũng bắn rơi máy bay tình báo, do thám và trinh sát (ISR) của Mỹ ở trong không phận quốc tế. Có thời điểm máy bay Mỹ cũng bắn rơi máy bay Trung Quốc.

Lịch sử này nhắc nhở chúng ta rằng, các cuộc chiến tranh với Trung Quốc không phải là điều gì đó quá mới mẻ đối với Mỹ. Cựu lãnh đạo ĐCSTQ Đặng Tiểu Bình đã xác định Hoa Kỳ là mối đe dọa lớn đối của nước này sau khi Liên Xô sụp đổ.

Một cuộc chiến tranh Mỹ – Trung có thể được châm ngòi bằng ba nguyên nhân then chốt trực tiếp dẫn đến chiến tranh. Nguyên nhân sâu xa hơn của một cuộc chiến tranh Mỹ – Trung được cho là xuất phát từ hệ tư tưởng và lãnh đạo hiếu chiến của ĐCSTQ, cũng như những thay đổi trong cán cân quyền lực theo hướng có lợi cho Trung Quốc.

Đầu tiên, cuộc xung đột Mỹ – Trung có thể phát sinh từ một sự cố tương tự như vụ va chạm hồi tháng 12/2022. Một sự cố va chạm trên không hoặc trên biển có thể dẫn đến sự leo thang chóng vánh của chính quyền Trung Quốc.

Thứ hai, cuộc xung đột Mỹ – Trung có thể phát triển từ cuộc chiến của ĐCSTQ nhằm chống lại một đồng minh hoặc đối tác của Hoa Kỳ – sau đó buộc Hoa Kỳ phải đáp trả.

Thứ ba, cuộc xung đột Mỹ – Trung có thể là một cuộc tấn công hạn chế hoặc có quy mô lớn nhằm vào các lãnh thổ của Hoa Kỳ như đảo Guam hoặc chính lãnh thổ nước Mỹ.

Mỗi một khả năng kể trên đều có thể trực tiếp châm ngòi cho cuộc xung đột Mỹ – Trung. Trong đó, khả năng đầu tiên là đáng lo ngại hơn cả. Bởi vì một sự cố đụng độ có thể nhanh chóng leo thang thành xung đột và sẽ luôn bị ảnh hưởng bởi yếu tố Sương mù Chiến tranh (Fog of war) và vai trò xung đột trong các kế hoạch quân sự, theo như lập luận của nhà lý thuyết quân sự người Phổ Carl Von Clausewitz.

Ông lập luận rằng, Sương mù Chiến tranh chính là sự thiếu thông tin trong chiến tranh. Đây là bức màn sương bao trùm lấy mọi hoạt động của chiến tranh và có tác động đến cả hai bên tham chiến ở mọi cấp độ: từ việc một người lính không biết quân địch đang núp ở nơi nào cho đến một Bộ Tổng tham mưu không rõ ý đồ chiến lược của đối phương. Đồng thời, việc truyền tải thông tin ngay trong chính nội bộ một quân đoàn cũng thường không được thông suốt: chẳng hạn như chỉ huy cấp cao không biết những khó khăn mà cấp dưới gặp phải, hoặc cấp dưới không rõ kế hoạch cũng như nhiệm vụ của cấp trên…

Điều đó có nghĩa là, trước tiên, ông Clausewitz hiểu rằng sẽ luôn có sự hiểu biết không đầy đủ về các sự kiện xung quanh một cuộc khủng hoảng hoặc những sự kiện đang diễn ra trên chiến trường.

Thứ hai, ông nhận ra rằng các sự kiện quân sự có thể không diễn ra theo đúng kế hoạch. Vì vậy thất bại là điều dễ hiểu, và cần phải chấp nhận thất bại.

Một chiến lược (vốn được hoạch định cẩn thận) của quân đội có thể sẽ bị “vô hiệu hóa” khi đối mặt với kẻ thù, theo những lưu ý của ông Helmuth von Moltke – Thống chế Phổ và đế quốc Đức, đồng thời là Tổng Tham mưu trưởng quân đội Phổ – Đức trong 30 năm.

Thứ ba, ông hiểu rằng các cuộc đụng độ hoặc chiến tranh hạn chế (limited war) có xu hướng leo thang.

Thật không may, PLA không có cùng nhận thức về những nguy cơ và hiểm họa thực sự này trong tư duy và thực tiễn chiến lược của mình. Điều này trở nên trầm trọng hơn, bởi thực tế là PLA là một lực lượng quân sự thiếu chuyên nghiệp, thiếu sự bảo vệ chuyên nghiệp như những gì quân đội Hoa Kỳ đang sở hữu. Điều này đặt mối quan hệ đối tác Mỹ – Trung hiện tại vào tình thế nguy hiểm. Do hiểu sai về những yếu tố này, chính quyền Trung Quốc có thể triển khai chiến lược leo thang chỉ sau một sự cố.

Nếu nổ ra xung đột giữa Trung Quốc với một đồng minh của Hoa Kỳ, chẳng hạn Nhật Bản, Hoa Kỳ sẽ buộc lòng phải đáp trả do bị ràng buộc bởi các nghĩa vụ trong hiệp ước an ninh Mỹ – Nhật. Điều đáng lo ngại ở đây là một PLA thiếu chuyên nghiệp sẽ phải đối đầu với Nhật Bản. Đối với các đối tác như Ấn Độ hay Đài Loan, thì phản ứng của Hoa Kỳ vẫn là điều chưa chắc chắn.

Kết quả là, PLA có thể vượt ra ngoài khuôn khổ ngoại giao cưỡng chế chống lại New Delhi hoặc Đài Bắc để thực hiện một cuộc tấn công có mục tiêu hạn chế – hệt như những gì Trung Quốc đã làm với Ấn Độ vào năm 1962 – hoặc phát động một cuộc chiến tranh quy mô lớn.

Một cuộc xung đột biên giới với Ấn Độ, như đã xảy ra vào năm 1967 và gần đây nhất là vào năm 2020 và 2022, hoặc một sự cố ở eo biển Đài Loan có thể châm ngòi cho một cuộc xung đột. Trong khi đó, New Delhi sở hữu vũ khí hạt nhân, còn Đài Bắc thì không. Do đó, việc Mỹ không có cam kết răn đe mở rộng đối với Đài Bắc đã gia tăng nguy cơ nổ ra xung đột với Trung Quốc.

Cuối cùng, Mỹ không thể loại trừ khả năng chính quyền Trung Quốc tiến hành một cuộc tấn công có quy mô hoặc chiến tranh hạn chế nhằm vào đảo Guam, Hawaii hoặc chính lãnh thổ Trung Quốc. Trong khi Hoa Kỳ đang rơi vào tình trạng “rối loạn về chiến lược”, thì sự phát triển phi thường của các năng lực quân sự thông thường, vũ khí siêu thanh và vũ khí hạt nhân của Trung Quốc đã đạt đến mức độ mà trước đây chúng ta khó lòng tưởng tượng ra được. Giờ đây, ĐCSTQ đã nắm chắc trong tay những năng lực này.

Có nhiều con đường dẫn đến một cuộc chiến tranh nóng với Trung Quốc. Nếu xung đột bùng nổ, giới chức Trung Quốc sẽ là bên quyết định về việc sẽ đi con đường nào. Sự hung hăng ngày càng tăng của Trung Quốc đối với Đài Loan báo hiệu rằng, thế giới có thể sẽ sớm đi theo hướng đó.

Đáng tiếc, sự cố suýt va chạm giữa một máy bay chiến đấu J-11 của Trung Quốc và một máy bay trinh sát, giám sát và tình báo chung RC-135 của Không quân Mỹ trên Biển Đông 21/12/2022 nhắc nhở thế giới rằng, chính quyền Trung Quốc rất hiếu chiến trong khi quân đội của họ lại thiếu sự chuyên nghiệp. Điều này sẽ làm tăng khả năng xảy ra sự cố và leo thang xung đột Mỹ – Trung.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới