Tuesday, January 21, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiLý giải việc ASEAN khiến TQ thất vọng về vấn đề Đài...

Lý giải việc ASEAN khiến TQ thất vọng về vấn đề Đài Loan

Trong bối cảnh căng thẳng Mỹ – Trung về vấn đề Đài Loan ở mức cao nhất trong nhiều thập kỷ, Bắc Kinh đang mong muốn có được sự hỗ trợ ngoại giao, đặc biệt là từ các nước láng giềng ở Đông Nam Á.

Tuy nhiên, sự hỗ trợ duy nhất mà Trung Quốc nhận được sau cuộc gặp với các ngoại trưởng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) một ngày sau khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi kết thúc chuyến thăm tới Đài Loan chỉ là sự xác nhận cam kết của khối này đối với chính sách “một Trung Quốc”.

Thay vì lên án chuyến thăm của bà Pelosi hoặc công nhận rõ ràng các tuyên bố của Trung Quốc đối với Đài Loan, ASEAN chỉ kêu gọi kiềm chế và tránh “hành động khiêu khích”, cảnh báo nguy cơ “tính toán sai lầm, đối đầu nghiêm trọng, xung đột mở và hậu quả khó lường giữa các cường quốc”. Nói một cách đơn giản, bất chấp sự phụ thuộc của nhiều nước ASEAN vào Trung Quốc về thương mại, đầu tư…, khối này không mang lại cho Bắc Kinh sự hỗ trợ mà họ đang tìm kiếm trên vấn đề Đài Loan.

Theo một số nguồn tin, Trung Quốc đã tiến hành vận động ngoại giao ráo riết đối với các nước Đông Nam Á ở Bắc Kinh (các cơ quan đại diện của các nước ASEAN), ở sở tại của các nước này và ngay tại các cuộc gặp bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ở Phnom Penh hòng có được sự ủng hộ của ASEAN. Mục tiêu của Bắc Kinh là để các thành viên ASEAN công nhận Đài Loan là một phần lãnh thổ bất khả xâm phạm của chính quyền Bắc Kinh (nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa).

Việc giành được sự ủng hộ đối với nguyên tắc “một Trung Quốc” là cần thiết, song chưa đủ với Bắc Kinh vì quan điểm nhất quán của đa phần các quốc gia trên thế giới, trong đó có ASEAN là ủng hộ nguyên tắc “một Trung Quốc”. Điều này cũng đồng nghĩa là không có sự ủng hộ đối với

việc TQ có thể sử dụng sức mạnh quân sự để tiếp quản Đài Loan.

Giới quan sát cho rằng việc ASEAN kêu gọi kiềm chế và tránh “hành động khiêu khích”, cảnh báo về “tính toán sai lầm” và những “hậu quả khó lường” trước những căng thẳng xung quanh vấn đề Đài Loan thực chất là thể hiện sự không đồng tình với những hành động gây sức ép, đe dọa Đài Loan của Bắc Kinh, mặt khác lo ngại những hành động diễn tập quân sự của Bắc Kinh uy hiếp Đài Loan trên không và trên biển, bao vây hòn đảo này có thể dẫn tới những hệ quả nghiêm trọng đối với hòa bình ổn định trong khu vực.

Phản ứng của ASEAN đối với vấn đề eo biển Đài Loan cho thấy sự thất bại của Bắc Kinh trong vận động ngoại giao đối với các nước ASEAN trên vấn đề Đài Loan. Lý do các nước ASEAN không đứng về phíạ Trung Quốc trên vấn đề Đài Loan thì có nhiều, song nguyên nhân chính là do sự hung hăng ngày càng gia tăng của nước này ở Biển Đông và trong khu vực đã khiến các nước ASEAN phải thận trọng và không ủng hộ Trung Quốc trên vấn đề Đài Loan.

Thứ nhất, mặc dù tuyên bố thi hành chính sách “một Trung Quốc”, song các nước Đông Nam Á vẫn thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, du lịch, lao động… với Đài Loan, đặc biệt là tranh thủ Chính sách hướng Nam mới của Tổng thống Thái Anh Văn. Trên thực tế, nhiều nước Đông Nam Á có sự gắn kết về kinh tế, đầu tư với Đài Loan. Một yếu tố quan trọng là hợp tác và trao đổi trong lĩnh vực lao động, với việc Đài Loan trở thành nơi có nhiều lao động nhập cư Đông Nam Á. Vào cuối năm 2021, Bộ Lao động Đài Loan đã thống kê sự hiện diện của 669.922 lao động nhập cư từ Indonesia, Việt Nam, Philippines và Thái Lan.

Việc Bắc Kinh gây căng thẳng ở eo biển Đài Loan tác động đến quan hệ kinh tế, thương mại, lao động…giữa Đài Loan với các nước ĐNA. Hơn thế nữa, có thể dẫn đến những xáo trộn lớn trong việc bảo vệ an toàn tính mạng của lao động, việc hồi hương và giải quyết về mặt kinh tế xã hội đối với số lao động hồi hương này.

Thứ hai,  các nước ASEAN cũng hết sức lo ngại nếu TQ gây sức ép quân sự thành công với Đài Loan, vùng lãnh thổ được Mỹ bảo trợ về mặt an ninh theo Luật quan hệ Đài Loan của Mỹ thì sẽ dễ dàng áp đặt với nhiều quốc gia khác ở khu vực Biển Đông ở quy mô tương tự, thậm chí lớn hơn, nhất là các nước không tham gia bất cứ liên minh nào.

Thứ ba, trong thời gian qua, các nước ASEAN đều bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid – 19 và đang trong tiến trình phục hồi và tiến trình này cũng đang gặp nhiều thách thức lớn do tình hình KTTG đang trên đà rơi vào suy thoái. Trong bối cảnh này, nếu xung đột diễn ra ở eo biển Đài Loan chắc chắn sẽ dẫn đến sự dính líu quân sự ở các mức độ khác nhau, thậm chí ở quy mô một cuộc chiến toàn diện giữa Mỹ, đồng Minh và Trung Quốc. Nếu điều này xảy ra, các nước ASEAN, nhất là các nước ven Biển Đông sẽ là những quốc gia sẽ gánh chịu nhiều thiệt hại vơi hệ quả có thể hàng vài thập kỷ. Trong bối cảnh tình hình đó, chắc chắn ASEAN sẽ không thể ủng hộ các hoạt động quân sự của TQ, gây mất ổn định tình hình ở khu vực.

Lâu nay, TQ luôn tuyên bố sẽ “thống nhất” ĐL bằng biện pháp hòa bình, đề xuất mô hình “một nước hai chế độ” như đã áp dụng đối với Hồng Công, Ma Cao. Do đó, việc gia tăng sức ép về mặt quân sự hoặc sử dụng vũ lực đối với Đài Loan đã đi ngược lại chính nguyên tắc mà Trung Quốc đề ra. Hơn nữa, đây không phải lần đầu tiên Chủ tịch Hạ viện Mỹ đi thăm Đài Loan. Chúng ta còn nhớ việc Chủ tịch Hạ viện Newton Leroy Gingrich người đã tiến hành cả chuyến thăm TQ và ĐL năm 1997.Do đó, việc TQ p

hản ứng quá mức của Bắc Kinh đối với chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi lần này đã khiến dư luận đặt câu hỏi về ý định thực sự của TQ đối với vụ việc lần này. Do đó, phản ứng của ASEAN như nêu trên không chỉ cho thấy sự độc lập, tự chủ của ASEAN trong quan hệ đối ngoại, kể cả trong quan hệ với TQ, đối tác chiến lược của ASEAN mà còn thể hiện sự tỉnh táo, tránh được những hậu quả sau này tác động đến ASEAN.

RELATED ARTICLES

Tin mới