Friday, March 29, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaChính phủ TQ tiêu tiền kiểu “ném tiền qua cửa sổ”

Chính phủ TQ tiêu tiền kiểu “ném tiền qua cửa sổ”

Ân Kiếm Phong, Kinh tế trưởng của China Zheshang Bank (CZbank), gần đây đã đăng hai bài báo tập trung vào tình trạng người dân Trung Quốc không tiêu tiền còn chính phủ Trung Quốc thì tiêu tiền bừa bãi, làm dấy lên các cuộc thảo luận. Ông Ân cũng trực tiếp chỉ ra rằng có ba cuộc khủng hoảng lớn trong nền tài chính Trung Quốc, bao gồm “tài chính ăn uống” để nuôi sống con người là chính, “tài chính đầu tư” tham gia quá nhiều vào các vấn đề kinh tế và “tài chính lỗ hổng” tích lũy nợ nần nhanh chóng.

Ảnh minh họa.

Trong bài viết phân tích “Tại sao người Trung Quốc không tiêu dùng?” của mình, ông Ân Kiếm Phong đã quan sát cơ cấu nhu cầu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các nước lớn từ năm 2012 đến năm 2021, phát hiện tỷ lệ tiêu dùng của cư dân Trung Quốc chỉ là 38%, thấp hơn 18 điểm phần trăm so với mức trung bình toàn cầu và tỷ lệ đầu tư (hình thành vốn/GDP) cao hơn 19 điểm phần trăm.

Ông Ân đặt câu hỏi: “Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã đứng đầu trong số các nền kinh tế lớn trong một thời gian dài và GDP bình quân đầu người của nước này chỉ cách một bước so với mức của các nước thu nhập cao. Vậy ‘tiền’ đã đi đâu?”

Ông phân tích rằng do bị bóc lột sức lao động nên giai cấp công nhân có thu nhập thấp thiếu khả năng tiêu dùng. Trong khu vực dân cư, có một số ít người giàu chiếm phần lớn thu nhập và của cải và phần lớn người nghèo phải chịu đói rét; còn trong phân bổ thu nhập quốc dân theo ngành, khu vực chính phủ chiếm tỷ trọng thu nhập quá cao .

Cơ cấu xã hội hình chóp dần hình thành

Vì sao người Trung Quốc không tiêu dùng? Vương Kiếm, nhà bình luận tài chính cấp cao, đã phân tích sâu hơn trong một cuộc phỏng vấn với RFA: Thứ nhất, người Trung Quốc ít chia sẻ thành tựu kinh tế hơn so với người dân ở các nước khác; thứ hai, chi phí phúc lợi của chính phủ Trung Quốc thấp, và phần lớn là do các quan chức chính phủ Trung Quốc chi tiêu, không quá 20% phúc lợi y tế được chi cho người dân thường và 80% chi phí y tế sẽ được chi cho 5% quan chức chính phủ.

Ông Vương Kiếm chỉ ra rằng vấn đề cốt lõi là khoảng cách giàu nghèo ngày càng trầm trọng. Như Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã nói vào năm 2020, có 600 triệu người có thu nhập hàng tháng dưới 1.000 nhân dân tệ, điều này đã phản ánh thực tế này.

Trong một bài báo khác của ông Ân Kiếm Phong “Tiền’ của tài chính đã đi đâu rồi?“, có đề cập rằng, từ năm 2012 đến năm 2020, tỷ trọng thu nhập của bộ phận chính phủ Trung Quốc so với thu nhập quốc dân đã tăng lên 25%, vượt xa 14 quốc gia lớn khác, vậy “tiền” đã đi đâu rồi?

Trong chi tiêu tài chính của Trung Quốc, thù lao lao động chiếm 34%, hỗ trợ phúc lợi an sinh xã hội chiếm 32% và đầu tư chiếm 32%.

Đầu tư tài chính cho Phúc lợi thì ít, còn nuôi dưỡng quan chức thì vô cùng nhiều

Ông Ân đã khám phá ra chiếc hộp đen của chi tiêu tài chính, hệ thống tài chính có ba đặc điểm: Thứ nhất, “tài chính keo kiệt” trong chi tiêu phúc lợi của Trung Quốc, chỉ chiếm 32% chi tiêu tài chính, xếp cuối cùng trong số 15 quốc gia lớn, thứ hai là “tài chính đầu tư”, kể từ năm 2012, do tốc độ tăng trưởng đầu tư của chính phủ Trung Quốc tăng lên, tỷ lệ đầu tư của chính phủ đã duy trì ổn định ở mức khoảng 37% trong một thời gian dài, cao hơn 20 điểm phần trăm so với Hoa Kỳ trong cùng thời kỳ. Thứ 3, “Tài chính ăn uống”. Từ dữ liệu bình quân từ năm 2012 đến năm 2020, tỷ lệ thù lao cho công nhân trong chi tiêu tài chính của Trung Quốc cao tới 34%, “gấp hai đến năm lần so với 13 quốc gia khác ngoại trừ Hy Lạp”.

Ông Ân đề cập rằng mức độ phụ thuộc vào nợ của chi tiêu chính phủ Trung Quốc đã tăng lên đáng kể sau năm 2015. Chi tiêu chính phủ được hỗ trợ bởi thu nhập khả dụng của chính phủ đã giảm xuống dưới 90%, đồng thời, tỷ lệ nợ mới tiếp tục tăng lên. Đến năm 2020, chỉ 61% chi tiêu tài chính được dựa trên doanh thu của năm hiện tại và gần 30% chi tiêu còn lại sẽ được chống đỡ bằng nợ.

“Vào năm 2020 và 2021, ngay cả tỷ lệ thâm hụt do Bộ Tài chính tính toán cũng đã vượt quá giới hạn đỏ 3%. Do đó, việc bám víu vào tỷ lệ thâm hụt 3% đã là vô nghĩa và không có khả năng”, ông Ân Kiếm Phong kết luận.

Về cái gọi là “nới lỏng tỷ lệ thâm hụt”, ông Vương Kiếm (Wang Jian) tin rằng chính quyền trung ương có thể vẫn còn không gian nới lỏng, nhưng chính quyền địa phương thì không. Tuy nhiên, ông cho rằng vấn đề của Trung Quốc không phải là “nợ” mà là lãi suất, nhiều chính quyền địa phương vay nợ mới để trả nợ cũ và hơn một nửa thu nhập của họ phải trả tiền lãi.

Ông Vương Kiếm nói: “Tiền lãi phải trả của Trung Quốc đã chiếm 60% chi tiêu tài khóa. Tại sao chính quyền địa phương xuống đường để bắt người vi phạm luật, vì đã hết tiền rồi. Những năm trước, vào thời điểm này, họ sẽ có hành động đặc biệt để khắc phục tình trạng nợ lương đối với lao động nhập cư, nhưng năm nay không có tin tức gì, bởi vì các nhà phát triển đã ngừng xây nhà và không thể trả nợ lương, nên hiện tại chỉ có các dự án của chính quyền đang được tiến hành và chính quyền các cấp hiện đang khất nợ”.

Ông nói rằng, nhiều người lầm tưởng rằng sự sụp đổ tài chính của Trung Quốc xảy ra chỉ sau một đêm. Nhưng thực ra “sự mất khả năng” của chính phủ là mất dần các khả năng quản trị khác nhau, đó là một quá trình âm thầm và từ từ.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới