Tuesday, November 19, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiĐảo chìm Côlin

Đảo chìm Côlin

Nhìn trên bản đồ, đá Côlin chỉ nhỏ như một hạt cát giữa biển khơi. Song nó đã đi vào lịch sử Việt Nam bằng chiến công bi tráng trong chiến dịch bảo vệ chủ quyền năm 1988 của cán bộ chiến sĩ hải quân nhân dân Việt Nam.

Bình minh ở đảo CôLin

Điều kiện tự nhiên

Đá Côlin là một rạn san hô thuộc cụm Sinh Tồn ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Việt Nam đang kiểm soát thực thể này như một phần của xã Sinh Tồn thuộc huyện đảo Trường Sa tỉnh Khánh Hòa. Vị trí của đá côlin nằm cách vịnh Cam Ranh khoảng 590 km về phía Đông Nam, cách đảo Sinh Tồn khoảng 15 km về phía Tây Nam và cách đá Len Đao khoảng 13 km về phía Tây. Côlin được xem là một trong những đảo tiền tuyến quan trọng nhất, chỉ cách đá Gạc Ma bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép khoảng 3,2 km về phía Tây Bắc. Đứng từ đảo Côlin có thể thấy rõ đảo chìm Gạc Ma, Trung Quốc đã và đang bồi đắp trái phép, quân sự hóa nhằm biến Gạc Ma Trở thành một trong những cứ điểm quân sự nhân tạo có quy mô.

Đá Côlin là một dạng san hô hình bầu dục có chiều dài lớn nhất vào khoảng 2.300 m và chiều rộng lớn nhất khoảng 1.100 m. Tổng diện tích của đá Côlin vào khoảng 2,3 km2 tức là khoảng 230 hecta, đá này khá bằng phẳng. Khi thủy triều lên thì đảo đá này ngập hoàn toàn dưới nước, còn khi thủy lên xuống thì kẻ đảo chỉ có vài hòn đá nổi lên.

Điều kiện khí hậu thủy văn ở đá Côlin mang đặc trưng của quần đảo Trường Sa, mùa hè mát mẻ, mùa đông ấm áp, mùa khô từ tháng 2 đến tháng 5, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 1 năm sau. Những tháng mùa khô khí hậu rất khắc nghiệt, nắng nóng và oi bức kéo dài từ 4 giờ 30 phút sáng đến 19 giờ tối hàng ngày. Do nằm ở vĩ độ thấp, gần đường xích đạo nên số ngày nắng trên đảo nhiều hoặc trên 300 ngày /năm. Vào mùa mưa, thời tiết mát mẻ hơn nhưng lại hay có gió bão bất thường là đảo chìm nên đá Côlin không có thảm thực vật mà chủ yếu là các loài chim sinh sống, nhiều nhất là Hải Âu và một số loài chim di cư theo mùa. Quanh đảo, phía sát ngoài rìa của thềm san hô có nhiều loài cá giá trị kinh tế cao như là cá Chim, cá Thu, cá Ngừ và một số loài Hải sâm. Vào mùa biển lặng, các tàu thuyền của ngư dân thường xuyên đến đây để đánh bắt hải sản.

Đảo chìm với bãi đá ngầm dựng đứng nên việc di chuyển vào đảo Côlin rất khó khăn, lương thực, thực phẩm và nước ngọt hoàn toàn trông chờ vào những chuyến tàu chuyển hàng ra đảo. Những năm gần đây cán bộ chiến sĩ trên đảo Côlin đã tự túc được nước ngọt bằng nguồn nước mưa, trở thành một trong những đảo chìm có lượng nước dự trữ lớn nhất trên quần đảo Trường Sa. Bên cạnh đó, do được trang bị hệ thống bể chứa nên các chiến sĩ đã chủ động đảm bảo được 100% nhu cầu nước sinh hoạt. Trước đây, thức ăn chủ yếu của quân nhân Việt Nam ăn là đồ hộp, đồ khô và đồ đông lạnh . Từ khi chủ động được nguồn nước, họ trồng rau xanh, và chăn nuôi cải thiện chất lượng bữa ăn và thay thế dần cho thực phẩm đông lạnh đổ hộp trong khẩu phần ăn.

Chứng nhân Lịch Sử năm 1988

Những cái tên như là Gạc Ma, Len Đao hay Colin từ lâu đã trở thành bất tử với những khúc tráng ca bi hùng trong Chiến dịch bảo vệ chủ quyền năm 1988 của hải quân nhân dân Việt Nam.

Ngược dòng lịch sử về những ngày tháng 3 năm 1988, trong ảnh chỉ thị của Bộ tư lệnh hải quân về việc thực hiện nhiệm vụ CQ88, 9 giờ ngày 13 tháng 3 năm 1988, tàu HQ604 do đại úy Vũ Phi Trừ làm thuyền trưởng và tàu HQ505 do thiếu tá Vũ Huy Lễ làm thuyền trưởng được lệnh vào đảo Đá Lớn tiến về phía đảo Gạc Ma. Dã tâm xâm lược và chiếm đóng Trường Sa Trung Quốc đã ngang nhiên tấn công vào lực lượng Việt Nam, đến 6 giờ 30 phút ngày 14/3/1988, sau khi tàu HQ604 bị bắn chìm, hai tàu khu trục của Trung Quốc đã liên tục nã pháo vào tàu HQ505 khiến tàu bị trúng đạn vào buồng máy bên phải. Do hỏng máy, tàu HQ500 đã bị trôi xa ra đảo Côlin gần một hải lý, tất cả các kho máy đều bốc cháy dữ dội, điện tắt tối om, nước tràn, dầu lênh láng. Tàu có xuồng nghiêng khả năng chìm trên vùng biển sâu 1000m. Thời khắc sinh tử Thiếu tá Lễ nhận định; nếu Tàu HQ505 chìm, toàn bộ cán bộ chiến sĩ sẽ phải hy sinh, tàu mất và đảo cũng sẽ không giữ được. Vì thế, ông quyết định bằng mọi giá phải giữ được tàu. Chỉ trong vòng 3 đến 4 phút ông yêu cầu lực lượng kỹ thuật tập trung sửa máy tàu. Khi sửa xong thì lệnh cho tàu chạy cả hai máy để mũi tàu hướng về đảo Côlin. Khi gần đến đảo thì ông hạ lệnh mở hết tốc lực cho tàu HQ505 phi thẳng lên đảo, dù 2/3 thân tàu bốc cháy nhưng bộ đội trên tàu vừa dập lửa cứu tàu vừa giữ đảo. Sau khi năm chiến sĩ trên tàu bị thương lên đảo Côlin để cấp cứu thì thuyền trưởng Lễ cùng nhiều đồng đội khác đưa xuồng cứu sinh quay lại đảo Gạc Ma để cứu vớt đồng đội. Bị lực lượng Trung Quốc dùng súng AK bắn trước mũi xuồng ngăn cản nhưng thuyền trưởng Vũ Hy Lễ vẫn anh dũng cùng anh em cứu trợ đồng đội. Trong suốt buổi sáng hôm ấy, đã vớt được 45 thương binh và chiến sỹ rồi đưa về đảo Sinh Tồn để cứu chữa, mai táng. Đến tối ngày 14 tháng 3 năm 1988, thuyền trưởng Vũ Huy Lễ cùng 9 người nữa ở lại giữ tàu, giữ đảo. Ngày nào quân Trung Quốc cũng quấy nhiễu cho tàu chiến đến đe dọa kêu gọi đầu hàng nhưng các quân dân Việt Nam vẫn kiên quyết bám trụ lại đảo Côlin. Tháng 6 năm 1988 khi các hành động khiêu khích của các tàu Trung Quốc giảm, chủ quyền trên đảo Côlin đã được giữ vững. Quyết định dùng chính con tàu dài gần 100m, rộng 38m làm pháo đài giữ đảo Côlin sau này đã được đánh giá là quyết định táo bạo và chính xác của thuyền trưởng Vũ Huy Lễ. Hình ảnh tàu HQ505 dũng cảm ủi bãi để giữ đảo đã trở thành một cột mốc sống biểu tượng của chủ quyền đảo Côlin của Việt Nam. Sau đó, Hải quân Nhân dân Việt Nam cố gắng đưa tàu HQ505 về cảng Cam Ranh để sửa chữa nhưng không thành. Tàu bị chìm ngay gần đá Côlin. Năm 1989 tập thể tàu HQ505 và thuyền trưởng Vũ Huy Lễ được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Người thuyền trưởng tài ba Vũ Huy Lễ đã qua đời tại nhà riêng của ông vào ngày 19 tháng 8 năm 2022.

Ảnh vệ tinh đá Côlin

Sau khi làm chủ được đảo Côlin, Bộ tư lệnh vùng 4 Hải quân Việt Nam đưa lực lượng do lữ đoàn trưởng Phạm Công Phán chỉ huy xây dựng nhà cao chân trên đá Côlin. Ngày mùng 10 tháng 7 năm 1988, lực lượng Công binh đã xây xong nhà cao chân và bàn giao lại cho Hải quân lữ đoàn 146 kiểm soát. Tại đá Côlin ngày nay, hải quân nhân dân Việt Nam vẫn đang duy trì một điểm đóng quân ở phía Bắc của bãi đá này sau nhiều lần xây dựng tu sửa tổ hợp kiến trúc tại đá Côlin bao gồm một nhà lâu bền và một nhà văn hóa đa năng nằm cách nhau khoảng 65m, được kết nối lại với nhau bằng một cây cầu bê tông.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới