Monday, November 18, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiCả thế giới “bao vây” TQ

Cả thế giới “bao vây” TQ

Trong vòng chưa đầy hai tuần qua, nhiều nước phương Tây đã có những hành động tập trung trên nhiều lĩnh vực như quân sự, khoa học công nghệ, ngoại giao, nhân quyền, để dần hình thành tình thế “toàn cầu bao vây Đảng cộng sản Trung Quốc”. Theo phân tích của giới truyền thông, đây là một “khởi đầu năm mới tồi tệ” đối với chính quyền Bắc Kinh.

Vào ngày 31 tháng 1, Hoa Kỳ báo cáo rằng họ đã cắt đứt hoàn toàn huyết mạch công nghệ của Huawei.

Vào năm ngoái, Hoa Kỳ đã hợp tác với các nhà sản xuất chip Nhật Bản và Hà Lan để chuẩn bị cho án tử hình đối với ngành công nghiệp chip của Trung Quốc và đạt được thỏa thuận vào cuối tháng 1 năm nay. Vào ngày 31 tháng 1, Hoa Kỳ báo cáo rằng họ đang cân nhắc cắt đứt hoàn toàn huyết mạch công nghệ Huawei của TQ.

NATO và Nhật Bản gần đây đã tăng cường hợp tác quân sự, Nhật Bản có đại diện tại NATO và NATO cũng sẽ tăng cường tham gia vào các vấn đề Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Hai bên đã đưa ra một tuyên bố chung, ám chỉ rằng ĐCSTQ không nên cố gắng tấn công Đài Loan bằng vũ lực.

Đồng thời, các cuộc đàm phán thường niên giữa các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng của Vương quốc Anh và Úc đã diễn ra, và ĐCSTQ được coi là mối đe dọa lớn nhất ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Sau khi tân tổng thống Cộng hòa Séc, một quốc gia nhỏ ở châu Âu, có cuộc điện đàm với tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Kevin McCarthy đã thông báo về chuyến thăm Đài Loan vào tháng Ba.

Vào ngày 2 tháng 2, số lượng căn cứ quân sự mà quân đội Hoa Kỳ đóng quân ở Philippines đã tăng thêm 4 căn cứ mới, nhằm tăng cường hơn nữa việc bảo vệ Đài Loan và Philippines, đây có thể gọi là một thỏa thuận lớn mà Mỹ và Philippines đã đạt được.

Ngoài ra, Australia đang chuẩn bị cho chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Anthony Albanese vào tháng tới. Ông Albanese sẽ thảo luận với tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Anh Rishi Sunak về “Đối tác an ninh ba bên Úc-Anh-Mỹ” (AUKUS) để giúp Úc mua tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân và tăng cường sức mạnh quân sự ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Theo phân tích, đây thực chất là chĩa mũi kiếm vào ĐCSTQ, khiến Bắc Kinh như bị nghẹn ở cổ họng. Bị bao vây cả trước lẫn sau, ĐCSTQ vội vã tìm lối thoát.

Bộ trưởng ngoại giao Nhật Bản – Yoshimasa Hayashi xác nhận vào tối ngày 2/2 rằng, Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Tần Cương đã điện đàm với ông, đây là cuộc hội đàm đầu tiên giữa ngoại trưởng Nhật Bản và Trung Quốc sau khi ông Tần Cương nhậm chức.

Trong cuộc hội đàm này, ông Tần đã cố gắng hết sức để xoa dịu mối quan hệ hai nước và mời ông Hayashi đến thăm Trung Quốc một lần nữa. Theo một số báo cáo của các phương tiện truyền thông Nhật Bản, ông Tần đã nói rất nhiều về “chung sống hoà bình và hợp tác hữu nghị là lựa chọn đúng đắn duy nhất cho cả hai bên”, nhưng lại yêu cầu Nhật Bản “kiềm chế lời nói và hành động” trong các vấn đề như lịch sử và Đài Loan và chấm dứt cái gọi là “hành động khiêu khích” đối với đảo mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư và Nhật Bản gọi là Senkaku.

Ông Hayashi đáp lại bằng cách nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan và bày tỏ mối quan ngại nghiêm trọng về các hoạt động quân sự của TQ xung quanh Nhật Bản.

Ông Hayashi cũng cố tình cho phía Trung Quốc biết thái độ của Nhật Bản đối với ĐCSTQ, nói rằng dư luận trong nước Nhật Bản đối với Trung Quốc rất gay gắt, quan hệ Nhật-Trung đang gặp nhiều vấn đề nan giải chưa giải quyết được. Đồng thời, ông trực tiếp chọc vào chỗ đau của ĐCSTQ, nêu ra các vấn đề nhân quyền của Hồng Kông và người Duy Ngô Nhĩ.

Điều đáng nói là các biện pháp trả đũa của Trung Quốc đối với việc Nhật Bản tăng cường kiểm dịch đối với khách du lịch Trung Quốc đã được chính quyền Bắc Kinh lặng lẽ gỡ bỏ cách đây vài ngày.

Ngoài ra, ĐCSTQ cũng đang cố gắng tìm kiếm bước đột phá từ Australia. Sau tuyên bố của Trung Quốc về việc có thể hủy bỏ lệnh cấm nhập khẩu than của Úc, Bộ trưởng Thương mại Úc Don Farrell mới đây cho biết Úc đang nỗ lực dỡ bỏ lệnh cấm thương mại của TQ và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ mức thuế cao đối với một số sản phẩm quan trọng của Úc, bao gồm rượu vang, thịt, tôm hùm và lúa mì, v.v. Về vấn đề này, tất cả các phản hồi từ ĐCSTQ đều rất chủ động.

Theo Sound of Hope, ông Phùng Sùng Nghĩa (Feng Chongyi), một chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc tại Đại học Công nghệ Sydney, cho biết: “Trung Quốc hiện đang gặp khủng hoảng kinh tế sâu sắc. Chính quyền TQ mong muốn cải thiện quan hệ đối ngoại để cứu nền kinh tế. ĐCSTQ cũng rất mong muốn cải thiện quan hệ với Úc”.

Đường Hạo, một nhà bình luận về các vấn đề quốc tế, nói với NTD rằng: “ĐCSTQ muốn thách thức trật tự quốc tế hiện có, và đã dùng ‘dịch bệnh để âm mưu bá chủ’, ‘ngoại giao chiến lang’ và ‘nội địa hóa eo biển Đài Loan’… Những biện pháp này không chỉ đe dọa nghiêm trọng đến an ninh khu vực quốc tế mà còn gây tổn hại đến lợi ích hiện có của tất cả các nước. Do đó, hệ thống quốc gia tự do do Hoa Kỳ đứng đầu đã quyết định tổ chức lại toàn cầu hóa, bài trừ ĐCSTQ, một người chơi không tuân thủ luật chơi, đồng thời cô lập và bao vây nó”.

“Chỉ cần hệ thống của ĐCSTQ không được tu chỉnh hoặc sụp đổ, xu hướng ‘bao vây ĐCSTQ của thế giới’ có thể sẽ tiếp tục. Các quốc gia chỉ có thể áp dụng lập trường cứng rắn để đối phó với thách thức bành trướng của ĐCSTQ”, ông Đường Hạo nói.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới