Friday, March 29, 2024
Trang chủBiển ĐôngTử huyệt của các đảo nhân tạo TQ xây phi pháp trên...

Tử huyệt của các đảo nhân tạo TQ xây phi pháp trên Biển Đông

Các chuyên gia gần đây đã đánh giá, khi Trung Quốc hoàn tất đảo nhân tạo và làm sân bay trên đó thì nó sẽ giống như một tàu sân bay không thể đánh chìm, nhưng không có nghĩa đó là tàu sân bay bất khả chiến bại.

Đá Chữ Thập bị Trung Quốc cưỡng chiếm trái phép từ Việt Nam và xây dựng các công trình phi pháp.

The National Interest mới để đưa tin, Trung Quốc đã lắp đặt nhiều khí tài quân sự trên các đảo nhân tạo tại Biển Đông, chủ yếu ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Ở quần đảo Trường Sa, Trung Quốc đã xây dựng sân bay tại Đá Xu Bi, Đá Vành Khăn, Đá Chữ Thập và hạ tầng tên lửa radar, máy bay trực thăng ở một số đảo nhân tạo nhỏ hơn. Tại quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc đã lắp đặt một cơ sở quân sự quan trọng tại đảo Phú Lâm, lắp đặt radar cùng với công trình cho máy bay trực thăng ở một số khu vực khác. Trong bài viết trên The National Interest – Robert Farley cho rằng: Trung Quốc xây dựng trên khắp khu vực đồng nghĩa với việc Trung Quốc có thể mở rộng hiện diện quân sự trong tương lại. Các căn cứ lớn hơn như Đá Xu Bi, Đá Vành Khăn, Đá Chữ Thập và đảo Phú Lâm có cơ sở hạ tầng cần thiết cho việc quản lý máy bay quân sự bao gồm: máy bay chiến đấu và máy bay tuần tra cỡ lớn. Các tên lửa radar và máy bay này mở rộng phạm vi của quân đội Trung Quốc trên khắp Biển Đông.

Theo Robert Farley, các hòn đảo trên Biển Đông cung cấp cho quân đội Trung Quốc vị trí thuận lợi, nhưng khi xung đột thực sự bùng phát, giá trị của những hòn đảo này sẽ suy giảm nhanh chóng. Về mặt quân sự, các đảo này là vỏ bọc cho hệ thống chống tiếp cận, chống xâm nhập A2/AD của Trung Quốc. Chiến lược A2/AD của Trung Quốc nhằm ngăn chặn Mỹ can thiệp quân sự vào các khu vực mà Trung Quốc quan tâm, bao gồm các vùng biển tranh chấp trong khu vực. Một số đảo là căn cứ cho hệ thống tên lửa đất đối không, bao gồm cả hệ thống HQ9 có tầm bắn 240km, hệ thống S400 của Nga và tên lửa hành trình phóng từ mặt đất.

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là làm thế nào các căn cứ tên lửa có thể trụ vững khi xảy ra xung đột?

Tên lửa mặt đất trụ vững sau các cuộc tấn công trên không, vì các tên lửa này có thể ẩn náu giữa các ngọn đồi, rừng và các lớp phủ tự nhiên khác. Ông Farley cho rằng: Trên các đảo mà Trung Quốc tôn tạo không có lớp phủ tự nhiên nào hiệu quả và ngay cả các công trình phòng thủ nhân tạo cũng không thể đứng vững sau cuộc tấn công phối hợp.

Bốn cơ sở quân sự lớn nhất trên biển Đông có nhiều khí tài phục vụ hoạt động của các máy bay quân sự. Trong đó có các máy bay chiến đấu tối tân, nhưng quan trọng hơn là máy bay tuần tra tác chiến điện tử và máy bay cảnh báo sớm tiên tiến. Nếu có thể sử dụng những sân bay này một cách hiệu quả, thì sẽ tăng phạm vi ảnh hưởng của A2/AD của Trung Quốc cho phép truyền dữ liệu mục tiêu, tới các bệ phóng tên lửa trên biển và ở Trung Quốc đại lục. Tuy nhiên khi xảy ra xung đột độ bền của một sân bay phụ thuộc nhiều vào vật liệu và thiết bị sẵn có cho công tác sửa chữa sau cuộc tấn công.

Ông Farley cho rằng: Hiện chưa rõ liệu những hòn đảo mà Trung Quốc tôn tạo trên Biển Đông, có đủ sức vững chắc để tiếp tục hoạt động sau khi Mỹ tấn công tên lửa và bom hay không?

Tính hiệu quả của tên lửa đất đối không, tên lửa hành trình phóng từ mặt đất và máy bay chiến đấu, phụ thuộc vào dữ liệu nhằm mục tiêu chính xác, lợi ích quan trọng nhất mà các đảo trên Biển Đông có thể mang lại cho quân đội Trung Quốc, là thông qua các hệ thống radar mà nước này đã thiết lập trên nhiều đảo. Tuy nhiên, bản thân các radar lại dễ bị ảnh hưởng trước loạt tấn công của Mỹ. Trong đó, bao gồm các phương tiện động lực học như: tên lửa phóng từ tàu ngầm, máy bay tàng hình hoặc nền tảng khác, tác chiến điện tử, tấn công mạng và thậm chí là các cuộc đột kích của lực lượng đặc nhiệm.

Trong cuộc xung đột, Trung Quốc có thể nhanh chóng mất quyền truy cập mạng lưới radar mà nước này đã thiết lập. Tuy nhiên mạng lưới radar là một phương thức có chi phí tương đối thấp mà Trung Quốc có thể gây khó cho quân đội Mỹ, khi Mỹ thâm nhập tại Biển Đông, mọi khả năng quân sự của các đảo trên Biển Đông của Trung Quốc đều phụ thuộc vào mạng lưới thông tin an toàn với Trung Quốc đại lục, hầu hết các đảo do Trung Quốc xây dựng, không thể hỗ trợ các kho dự trữ hậu cần quy mô lớn hoặc bảo vệ các kho dự trữ đó an toàn trước các cuộc tấn công, thật không may cho Trung Quốc bản chất của cuộc chiến trên đảo và bản chất của các đội hình mà Trung Quốc xác định sẽ hỗ trợ khiến cho việc duy trì hoạt động của các khí tài trong ngắn hạn là rất khó khăn.

Như Lot Huratinenson từng châm biếm “một con tàu có ngu mới chiến đấu với một pháo đài”. Tuy nhiên, có những tình huống mà tàu có lợi thế hơn pháo đài, các đảo của Trung Quốc ở Biển Đông không cơ động và không đủ lớn, để ẩn giấu các căn cứ và thiết bị quân sự. Theo trang The National Interest, Mỹ có khả năng lập bản đồ tỉ mỉ các cơ sở quân sự trên từng hòn đảo tại Biển Đông và có thể sẽ theo dõi các chuyến hàng thiết bị quân sự tới các đảo. Điều này sẽ khiến cho các đảo cực kỳ dễ bị tấn công từ tàu tàu ngầm vào máy bay, vì tên lửa không cần dữ liệu nhằm mục tiêu theo thời gian thực.

Các đảo trên Biển Đông có một vài ý nghĩa quân sự, nhưng có nhiều giá trị hơn khi là một yêu sách chính trị đối với các nguồn tài nguyên đường biển và dưới biển. Về mặt quân sự, các đảo này như lớp vỏ bọc mỏng cho hệ thống A2/AD của Trung Quốc. Trong một số điều kiện nhất định, lớp vỏ bọc này có thể cản trở quyền tự do đi lại của Mỹ, nhưng không quân và hải quân Mỹ có thể dễ dàng xuyên thủng dự án xây dựng các đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông, có thể kích động một cuộc tấn công từ Hoa Kỳ vào Việt Nam.

Theo nhận định của trang Kanwa được điều hành bởi Andrei Chang hay còn gọi là Pin Gofl một chuyên gia tại Canada, việc xây dựng đang diễn ra tại Johnson South Reef mà Việt Nam gọi là Gạc Ma có thể đặt ra một mối đe dọa cho tất cả các quốc gia tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa gồm Việt Nam, đảo Đài Loan, Malaysia Brunei và Philippines. Theo kế hoạch của chính phủ Trung Quốc, nước này có kế hoạch xây dựng một tàu sân bay không thể đánh chìm trong Biển Đông, thông qua dự án cải tạo đất lớn hơn nhiều, cho khu vực với hai đường băng và hai cảng hải quân. Sau khi dự án hoàn tất Trung Quốc sẽ có khả năng triển khai máy bay ném bom chiến lược H6 và máy bay chiến đấu tới Biển Đông, hai cảng hải quân có thể đón bất kỳ tàu chiến nào của Trung Quốc trừ tàu Liêu Ninh, máy bay H6 sẽ đặt ra mối đe dọa thêm cho Hoa Kỳ và các đối tác cho khu vực Đông Nam Á với phạm vi hoạt động 6.000km và bán kính chiến đấu 1.800 km, các máy bay này có khả năng vươn tới tận Bắc Australia. Mặc dù Australia cách 3.200 km từ Gạc Ma, nhưng H6 có khả năng mang được tên là hành trình với tầm bắn 2.000 km, điều này có nghĩa là H6 có thể tấn công tất cả các căn cứ của Mỹ tại Australia, tên lửa chống tàu của Trung Quốc như YJ-83, YJ-12 cũng có thể được sử dụng để phong tỏa tất cả hoạt động vận chuyển tại eo Biển Malacca.

Bằng cách kiểm soát không phận Biển Đông, Trung Quốc sẽ có thể chặn lực lượng của Mỹ tại Australia hỗ trợ các đồng minh Đông Á. Quy mô của các dự án đảo nhân tạo vẫn còn chưa rõ ràng, một dự án tương tự cũng được báo cáo là đang được tiến hành tại Đá Vành Khăn, khi Gạc Ma hoặc Vành Khăn trở thành tàu sân bay không thể đánh chìm. Các nước như Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Singapore sẽ nằm trong phạm vi các cuộc không kích chiến thuật của Trung Quốc. Trong đó Singapore hiện đang là một trong những căn cứ chính cho các tàu chiến ven biển của hải quân Mỹ.

Tuy nhiên theo Kanwa một tàu sân bay không thể đánh chìm không phải là một tàu sân bay bất khả chiến bại, từ Gạc Ma, Vành Khăn đến Thành phố Hồ Chí Minh ở miền Nam Việt Nam chỉ có 850 km. Điều này có nghĩa là hai hòn đảo nhân tạo này nằm trong phạm vi chiến đấu của máy bay chiến đấu Su-30MK2 của không quân Việt Nam, khi có trường hợp xung đột xảy ra Việt Nam có thể lựa chọn tấn công phủ đầu vào hai hòn đảo này.

Trong trận hải chiến 1988, Trung Quốc cho thấy rõ sự bất lợi vì các máy bay của họ chưa vươn được xa tới khu vực Trường Sa. Trong một bài viết gần đây của viên tướng từng chỉ huy lực lượng Hải quân Trung Quốc tại Trường Sa 1988, thì lúc giáp mặt các Su-22 của Việt Nam, người Trung Quốc mơ ước họ có một tàu sân bay. Giờ đây thì họ đã có tàu Liêu Ninh, nhưng con tàu chắp vá này còn quá nhiều khiếm khuyết để có thể đưa ra tác chiến. Bởi vậy, Trung Quốc ráo riết xây dựng đảo nhân tạo tại Gạc Ma và Vành Khăn, hòng làm bàn đạp để triển khai binh lực ra Biển Đông. Việc triển khai xây dựng này trong một vài năm có thể hoàn thành, nhưng dù cho có hoàn thành thì nó cũng khó giúp cho Trung Quốc chiếm thế thượng phong để chiếm Biển Đông.

Lý do rất đơn giản là các đảo nhân tạo này nằm chơ vơ giữa biển và nằm giữa các nước mà Trung Quốc có tranh chấp chủ quyền, khoảng cách từ các nước này tới đảo nhân tạo còn gần hơn nhiều so với khoảng cách từ Hải Nam tới Trung Quốc ra, lực lượng không quân của các nước này vẫn có lợi là gần hơn khi đối đầu với không quân Trung Quốc tại khu vực Gạc Ma, Vành Khăn.

Để đồn trú lực lượng trên các đảo nhân tạo Trung Quốc phải tổ chức hậu cần từ nơi gần nhất là đảo Hải Nam ra hoặc bằng tàu thủy hoặc bằng máy bay. Một khi bùng nổ xung đột tại các khu vực đảo nhân tạo việc đảm bảo hậu cần cũng là một điểm yếu đối với Trung Quốc.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới