Thursday, January 9, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiTrò chơi “ăn miếng, trả miếng” của Nga – EU

Trò chơi “ăn miếng, trả miếng” của Nga – EU

BloomBerg, mới đưa một tin tức khiến cho EU không hề vui vẻ. Tờ báo này cho biết rằng: Xuất khẩu nhiên liệu của Nga đã tăng bất chấp lệnh trừng phạt. Nga đang trên đà ghi nhận tốc độ xuất khẩu các sản phẩm dầu mỏ theo mùa cao nhất trong 7 năm, bất chấp lệnh trừng phạt dầu mỏ của phương Tây có hiệu lực vào tháng 2. Theo báo cáo, các lô hàng sản phẩm dầu mỏ sạch bao gồm cả nhiên liệu loại diezel đã lên tới 1,9 triệu thùng/ngày, trong 3 tuần đầu tiên của tháng 4. Nếu như tỷ lệ đó tiếp tục trong thời gian cuối tháng, đây sẽ là mức cao nhất vào thời điểm này trong năm kể từ năm 2016.

Như chúng ta đã biết, xuất khẩu nhân liệu diesel của Nga đã bị nhắm mục tiêu bởi các lệnh cấm vận của EU đối với các sản phẩm xăng dầu vận chuyển bằng đường biển có hiệu lực vào đầu tháng 2, cùng với mức giá trần mà G7 đã áp đặt cho các sản phẩm tương tự.

Đáp lại Moscow tuyên bố sẽ cắt giảm sản lượng xuống còn 500.000 thùng/ngày trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 12. Nhưng bất chấp các lệnh trừng phạt, dữ liệu thực tế cho thấy rằng Nga đã chuyển hướng thành công.

Các chuyến hàng nhiên liệu của Nga, hầu hết các sản phẩm xăng dầu của họ trong tháng 4 đã được vận chuyển đến Thổ Nhĩ Kỳ cũng như là các nước Bắc Phi bao gồm Maroc, Tunisia và Libya… Nga cũng đã đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước Nam Mỹ và nổi bật nhất là Brazil.

Theo một báo cáo gần đây của Reuter, thị phần nhập khẩu nguyên liệu diesel của Brazil từ Nga sẽ đạt 53% trong tháng 4 tăng rất nhiều so với cùng thời điểm của năm trước.

Báo cáo Bloomberg một lần nữa cho thấy rằng các lệnh trừng phạt chỉ tồn tại trên danh nghĩa còn số liệu thực tế lại phản ánh tình huống ngược lại.

Châu Âu đáp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga như đóng băng tài sản, hạn chế khả năng tiếp cận thị trường toàn cầu của nước này, Nga rất bình tĩnh chờ đợi thời điểm thích hợp để tấn công, nếu như các cuộc phản công của Nga đối với các lệnh trừng phạt năng lượng mang tới hiệu quả như Bloomberg thừa nhận ở trên thì việc Nga bắt đầu trò chơi “ăn miếng, trả miếng” với các nước châu Âu cũng đã được Moscow bấm nút khởi động.

Vừa qua,Tổng thống Nga Putin đã ký một sắc lệnh thiết lập quyền kiểm soát tạm thời, đối với tài sản của hai doanh nghiệp năng lượng quốc tế tại Nga. Báo hiệu rằng hành động tương tự có thể được thực hiện với các công ty khác nếu cần thiết. Động thái này để đáp trả trong trường hợp tài sản của Nga ở nước ngoài bị tịch thu. Chỉ thị này nêu rõ rằng Nga cần có các hành động ngay lập tức để đáp trả lại các hành động cụ thể của Hoa Kỳ và các nước khác mà họ cho là không thân thiện và trái với luật pháp quốc tế.

Giám đốc điều hành của Ngân hàng Quốc doanh Nga BTB đã tuyên bố rằng: Nga nên xem xét việc tiếp quản và quản lý các tài sản của các doanh nghiệp quốc tế như là Fortun và chỉ trả lại chúng sau khi các lệnh trừng phạt đã được dỡ bỏ. Vì vậy, Tổng thống Nga Putin bắt đầu nhắm vào các công ty Phần Lan và Đức trước tiên. Tuy nhiên, có thể danh sách của các công ty bị Nga tịch thu sẽ còn nhiều hơn trong tương lai. Có thể thấy rằng phương Tây tịch thu tài sản của Nga và các doanh nghiệp Nga ở nước của họ, thì người Nga cũng có thể tịch thu các công ty của phương Tây đang làm ăn trên đất Nga đúng theo kiểu “ăn miếng, trả miếng”.

Khách quan mà nói thì phương Tây đã hành xử thiếu văn minh đối với Nga. Ví dụ như: khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraina, phương Tây có thể ngồi lại với các nhà lãnh đạo Nga lắng nghe và tìm kiếm một giải pháp cho vấn đề trong hòa bình mà không cần dùng tới súng đạn. Tuy nhiên, phương Tây không làm như thế các nước châu Âu đã áp đặt các lệnh trừng phạt và đóng băng tài sản của Nga trong khu vực tài phán của họ.

Khi đó thì người Nga đã phản ứng như thế nào?

Họ đang ngồi đó im lặng, nước Nga lúc này vào vai của một người bị bắt nạt hết lần này tới lần khác, thậm chí rất nhiều người coi động thái này của Nga là sự nhu nhược thiếu quyết đoán. Nhưng mà bây giờ đây chúng ta có thể thấy rằng Nga đã phản công trên khắp các mặt trận từ quân sự cho tới ngoại giao và kinh tế.

Bây giờ các nước châu Âu áp đặt các lệnh trừng phạt và đóng băng tài sản của Nga đang cảm thấy rất áp lực. Họ bắt đầu phải nới lỏng các hình phạt và giải phóng tài sản bị đóng băng, Nga ban hành sắc lệnh đóng băng tất cả tài sản tại Nga của những quốc gia đã đặt lệnh trừng phạt để trả đũa và đây là một ván cờ kinh tế Nga vừa có một bước đi chiếu tướng.

Còn trong lĩnh vực ngoại giao, hồi đầu tháng này, Na Uy đã cáo buộc 15 quan chức Nga làm gián điệp và ra lệnh cho họ rời khỏi Na Uy.

Đáp lại, Nga đã trục xuất 10 nhà ngoại giao Na Uy khỏi Đại sứ quán ở Moscow. Họ tuyên bố rằng đây là những người không được hoan nghênh.

Thụy Điển cũng cáo buộc các nhân viên đại sứ quán Nga tại Stockhome làm gián điệp đồng thời thông báo rằng 5 nhân viên đã bị yêu cầu rời khỏi đất nước.

Năm 2022, hàng loạt các nước châu Âu đã trục xuất các nhà ngoại giao Nga nhằm phản đối việc Nga tấn công Ukraina. Trong đó có Đức, Hy Lạp, Pháp, Thụy Điển và Đan Mạch. Để trả đũa, Moscow tuyên bố rằng: sẽ thực hiện các biện pháp đáp trả và kể từ đó đã trục xuất một số nhà ngoại giao nước ngoài. Trong một mối quan hệ đang mâu thuẫn việc trục xuất các nhà ngoại giao là bước đi đầu tiên của việc hai bên không còn giữ kênh liên lạc (tức không ai còn muốn nghe ai). Báo hiệu cho một mối quan hệ lạnh giá và đây là điều rất nguy hiểm trong cuộc chiến Nga – phương Tây, người ta đang thấy tác động của nó tới thế giới là không hề nhỏ liệu nó có kéo dài được bao lâu và bên nào sẽ là người đặt dấu chấm hết cho xung đột chúng ta chỉ có thể chờ đợi mà thôi.

The Wall Street Journal, đã đăng tải một nội dung về việc Lầu Năm Góc đang trở nên dễ bị tổn thương hơn do hỗ trợ Kiev và vấn đề này đang bùng nổ. The Wall Street Journal viết rằng, khu vực quốc phòng của Mỹ đang gặp rắc rối lớn vì vụ nổ nhà máy quan trọng sản xuất một loại thuốc súng đặc biệt. Cùng với đó là việc hỗ trợ quân sự cho Kiev, vụ nổ này đã vô hiệu hóa nguồn cung cấp chất nổ duy nhất mà bộ quốc phòng dựa vào để sản xuất hộp đạn, súng cối, đạn pháo và tên lửa Tomahawk.

Theo giới quan sát, vụ nổ nhà máy ở Miden Louisiana vào năm 2021, là một đòn giáng mạnh vào lĩnh vực quân sự Mỹ nhiều công ty quốc phòng nhỏ làm ăn với Lầu Năm Góc đang phải đối mặt với các vấn đề tài chính do cơ quan này đưa ra các mệnh lệnh bất thường. Một số công ty đã phải đóng cửa do thua lỗ và giờ đây chính phủ mua nguyên liệu không chỉ từ các đồng minh mà là còn từ các đối thủ.Thực tế là viện trợ quân sự cho Kiev đã gây tổn hại cho Hoa Kỳ và các đồng minh của họ, đạn dược đang cạn kiệt chẳng hạn như: đạn dược cho pháo 155ly…

Trước đó, cựu cố vấn của người đứng đầu Lầu Năm Góc -Đại tá Douglas Macgregor nói rằng: “Các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự ở Ukraine và Hoa Kỳ thống nhất với nhau bởi lòng tham muốn kiếm lợi từ cuộc xung đột này”. Lời cáo buộc của vị Đại tá nói rõ cho chúng ta thấy một vấn đề Lầu Năm Góc không quan tâm tới kết quả của cuộc chiến cái mà họ quan tâm đó là kiếm được bao nhiêu tiền từ các cuộc xung đột.

Điều này lý giải cho việc sẽ còn nhiều hơn một Ukraina bị tàn phá, Moldova hay là Đài Loan hay là bất kỳ một quốc gia nào nếu như không thận trọng và lý trí thì rất có thể họ sẽ trở thành nơi tiếp theo bị châm ngòi xung đột. Đương nhiên, đó sẽ lại là một mảnh đất màu mỡ để cho Lầu Năm Góc có thể thu lợi, giờ đây chỉ với một cuộc chiến ở Ukraina thôi thì Hoa Kỳ đã phải đối mặt với rất nhiều rủi ro. Vậy điều gì sẽ đảm bảo rằng họ có thể bảo vệ được những mảnh đất mà họ đang muốn kích động chiến tranh, rất khó để đảm bảo đúng không?

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới