Friday, May 3, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiChâu Âu đang tự gây khó cho mình

Châu Âu đang tự gây khó cho mình

Liên minh Châu Âu (EU) thành lập, Liên Xô tan rã, ở Châu Âu không còn nước nào là xã hội chủ nghĩa, chiến tranh lạnh kết thúc, người ta tưởng rằng sẽ không còn sự thù địch và Châu Âu sẽ bình yên, phát triển.

Ảnh minh họa.

Tiếp đó, đa số các nước EU sử dụng đồng tiền chung (Euro), biên giới không còn vọng gác, giao thương, du lịch giữa các nước không còn bị ngăn cách. Người dân các nước trên thế giới chỉ cần xin visa của một nước là có thể đi tới tất cả các nước trong khối EU. Sự cởi mở tạo điều kiện để cùng phát triển đã là hình mẫu cho các khu vực khác trên thế giới.

Nước Nga sau Liên Xô cũng rất muốn hòa nhập với EU bằng sự thân thiện và cùng chung sống hòa bình. Tài nguyên của nước Nga từ than đá, sắt thép, dầu mỏ được các nước EU đón nhận và giúp cho các nước cùng phát triển. Nhưng sự thù hận với Liên Xô cứ kéo dài mãi và nước Nga phải chịu tiếp sự thù hận này. Nước Nga đã chủ động cắt giảm vũ khí hạt nhân chỉ với yêu cầu không mở rộng NATO về phía Đông để cho nước Nga được bình yên. NATO vẫn tiếp tục mở rộng ra các nước xã hội chủ nghĩa cũ, bất chấp những cam kết trước đó với nước Nga.

Hầu hết các nước EU đều hưởng lợi từ mua tài nguyên giá rẻ từ Nga. Nhưng NATO dưới áp lực của Mỹ vẫn coi Nga là thế lực cần làm cho suy yếu. Đa số các nước EU đều phụ thuộc vào kinh tế và vũ khí Mỹ nên nhất cử, nhất động đều tuân thủ sự chỉ đạo của Mỹ, Pháp và Đức là một trong ba nước phát triển và có nền kinh tế mạnh nhất Châu Âu dù ít nhiều có tư tưởng muốn giảm bớt sự phụ thuộc vào Mỹ, muốn Châu Âu trở thành một cực và có thái độ thân thiện hơn với nước Nga nhất là thời ông Trump làm tổng thống Mỹ. Nhưng cả Pháp và Đức đều bị ràng buộc bời các hiệp định đã ký của NATO và EU.

Nước Nga mất lòng tin vào cam kết của EU và NATO khi Ukrain có thể là thành viên của NATO, an ninh của nước Nga bị đe dọa. Cuộc chiến Nga – Ukraina bùng nổ, nước Nga gọi đây là chiến dịch quân sự đặc biệt, chấp nhận sự tổn thất về kinh tế và sinh mạng.

Các nước EU, NATO bị tổn hại về kinh tế, thiếu hụt nguồn tài nguyên giá rẻ từ nước Nga, sản xuất bị đình trệ. Ukraina bị tàn phá nhất là cơ sở hạ tầng, quân đội bị tổn thất lớn, nhiều vùng đòi ly khai. Các nước NATO cung cấp vũ khí, viện trợ kinh tế để Ukraina chống lại Nga – Ukraina trở thành nơi chiến địa giữa Nga và NATO.

Châu Âu từng là nơi làm bùng nổ chiến tranh thế giới II, đang có nguy cơ lại là nơi bùng nổ chiến tranh thế giới II. Mọi nỗ lực để có một Châu Âu bình yên mấy thập kỷ qua đã tan thành mây khói.

H.L

RELATED ARTICLES

Tin mới