Tuesday, November 12, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaTại sao TQ có thể tự mình chế tạo được vũ khí...

Tại sao TQ có thể tự mình chế tạo được vũ khí hạt nhân?

Năm 1949, sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc đánh bại Quốc dân Đảng, Tưởng Giới Thạch phải rút lui về đảo Đài Loan. Tuy nhiên, lực lượng của ông ta vẫn kiểm soát các chuỗi đảo nằm gần bờ biển Trung Quốc như; Hải Nam, Nampeng, Đông Sơn, Vạn Sơn, Kim Môn, Dachen, Mã Tổ, Chu San …

Nếu muốn đuổi cùng giết tận tới Đài Loan và tránh Tưởng Giới Thạch có cơ hội phản công trên đất liền thì Trung Quốc buộc phải chiếm được các hòn đảo quanh bờ. Vì vậy, họ đã phát động những cuộc tấn công dữ dội trong năm 1950 và giành quyền kiểm soát phần lớn các hòn đảo. Với suy tính sau khi bình định xong Trung Quốc sẽ thẳng tiến tới Đài Loan hoàn thành việc thống nhất. Tuy nhiên cỗ chuẩn bị dọn lên bàn thi chiến tranh Triều Tiên nổ ra, Trung Quốc buộc phải di chuyển phần lớn lực lượng về phía Bắc để phòng thủ, họ sợ Hoa Kỳ sẽ giúp Hàn Quốc chiến thắng và mượn cớ đóng quân gần biên giới để đe dọa. Điều đó thiếu chút nữa đã trở thành hiện thực nếu họ không trực tiếp đưa hàng trăm ngàn quân giúp đỡ Triều Tiên.

Sau khi chiến tranh kết thúc bằng hiệp định đình chiến năm 1953, quân Trung Quốc tiếp tục trở về phía Nam để thực hiện phần còn lại của mục tiêu thống nhất. Họ nã pháo vào Kim Môn, Dachen và Mã Tổ, 3 quần đảo chính còn sót lại của Đài Loan. Tuy nhiên tình hình địa chính trị đã thay đổi, vì Trung Quốc từng tham gia chiến tranh Triều Tiên nên Hoa Kỳ đã coi họ là tên Cộng sản đầu sỏ cần phải kiềm chế. Một mặt họ cử hạm đội 7 đến eo biển Đài Loan để ngăn cản Trung Quốc chiếm nốt các đảo còn lại. Mặt khác Mỹ thành lập Tổ chức hiệp ước Đông Nam Á cùng với Pháp, Anh, New Zealand, Úc, Philippines, Đài Loan và Pakistan nhằm chống lại các chế độ Cộng sản. Trong đó Trung Quốc được coi là đối thủ hàng đầu. Vì bị đe dọa tứ phía, cũng như Liên Xô không sẵn sàng đối đầu trong trường hợp Hoa Kỳ sử dụng vũ khí hạt nhân, Bắc Kinh buộc phải ngồi vào bàn đàm phán, chấp nhận chung sống hòa bình với Đài Loan.

Sau sự kiện đó Trung Quốc cảm thấy bị sỉ nhục khi kẻ thù đe dọa trên chính sân nhà của mình. Chủ tịch Mao Trạch Đông đã quyết định phải có bằng được những quả bom hạt nhân để Hoa Kỳ chịu lắng nghe và không dám coi thường. Quốc gia duy nhất có thể giúp họ là Liên Xô do Nikita Khrushchev lãnh đạo. Điều trớ trêu, ông ta có khuynh hướng chống lại mọi di sản của người tiền nhiệm Stalin, trong khi Mao Trạch Đông là một fan hâm mộ lớn. Bỏ qua sự bất đồng ông đã ủng hộ Khrushchev khi nhà lãnh đạo này bị phe đối lập trong nước chống đối quyết liệt. Để đền đáp Liên Xô giúp Trung Quốc đào tạo nhiều nhà khoa học hạt nhân tại Dubna nằm gần Matxcơva, họ cũng dạy cách khai thác uranium ở Tân Cương, hỗ trợ xây dựng các cơ sở nghiên cứu và cung cấp lò phản ứng hạt nhân. Tuy nhiên, Liên Xô không có ý định thực sự giúp Trung Quốc sở hữu vũ khí hạt nhân, vì họ muốn sử dụng chúng làm đòn bẩy để kiểm soát và giữ Bắc Kinh mãi mãi là đàn em, mọi thứ họ hỗ trợ chỉ giới hạn ở mức độ tạo ra dòng điện chứ không phải một quả bom. Trung Quốc biết điều đó và họ cố gắng tận dụng tối đa học được cái gì hay cái đó.

Năm 1957 Liên Xô đưa ra một đề nghị với Hoa Kỳ và Vương Quốc Anh: cả ba hãy ngừng các vụ thử vũ khí hạt nhân để giảm leo thang căng thẳng, đồng thời các thành viên của hiệp ước Vassava vàng và NATO hãy cùng ký vào một bản thỏa thuận không xâm lược lẫn nhau. Điều đó có nghĩa Khrushchev muốn hòa giải và chung sống hòa bình với phương Tây. Mao Trạch Đông sau đó đã tố cáo ông ta là người Cộng sản giả tạo què quặt, từ ông Mác đến Stalin đều coi phương Tây là kẻ thù và chủ nghĩa cộng sản sinh ra là để tiến hành cách mạng chống lại tư bản, nếu chung sống hòa bình chẳng khác nào tự vả vào mặt, đạp đổ đường lối mà mình đang theo đuổi. Chính vì sự đặc biệt về tư tưởng, Mao và Khrushchev đã không thể nhìn mặt nhau, mọi sự hợp tác đều trở nên bế tắc và khó chịu.

Năm 1960, Liên Xô đã rút toàn bộ các nhà khoa học của mình về nước, ngừng hỗ trợ Trung Quốc các dự án liên quan đến hạt nhân. Thời điểm đó ngoại trừ công nghệ làm giàu Urani Bắc Kinh, chưa biết gì về quy trình chế tạo một quả bom nguyên tử hoặc các loại vũ khí liên quan. Khrushchev nghĩ như vậy và cho rằng Trung Quốc không thể thành công nếu không có sự trợ giúp từ Liên Xô. Tuy nhiên, ông ta đã đánh giá quá thấp, Chính phủ Bắc Kinh có một tập hợp các nhà khoa học cực kỳ giỏi được chiêu mộ từ nước ngoài vào những năm 1950, trong đó có Tiền Học Sâm, người từng du học tại Hoa Kỳ rồi được tiền mộ vào quân đội vì thành tích xuất sắc, ông ta có công lớn trong quá trình phát triển những tên lửa có hiệu quả cao cho Washington, đồng thời cũng là một trong những nhà khoa học tham gia dự án Manhattan chế tạo những quả bom nguyên tử đầu tiên cho Mỹ, vì bị nghi ngờ đi theo cộng sản nên ông bị trục xuất khỏi quân đội.

Năm 1955 Tiền Học Sâm được phép trở lại Trung Quốc thông qua chương trình trao đổi tù nhân với Mỹ để đổi những binh lính đã bị bắt trong chiến tranh Triều Tiên. Một quan chức Washington từng nói đây là điều ngu ngốc nhất mà đất nước của họ từng làm. Ngoài Tiền Học Sâm còn có các tiến sĩ vật lý khác như Đặng Gia Tiên lấy bằng tại Hoa Kỳ, Bành Hoàn Vũ lấy bằng tại Scotland, từng làm việc với nhà khoa học lỗi lạc Marbon người Đức, Tiền Vệ Trường lấy bằng tại Canada và Tiền Tam Cường tại Pháp. Họ được gọi là những người cha đẻ của bom nguyên tử Trung Quốc. Năm 1956, những người này đã cùng với một nhóm khoảng hơn 30 nhà khoa học trẻ được giao nhiệm vụ thực hiện chương trình 2 quả bom một vệ tinh (tức là phải chế tạo được 3 thứ: bom nguyên tử, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và vệ tinh nhân tạo). Theo chỉ thị của Mao Trạch Đông, các nhà khoa học lên kế hoạch bằng mọi giá phải có vũ khí hạt nhân trong vòng 10 năm nhằm tránh để kẻ thù bắt nạt. Sợ phương Tây chú ý, họ đã âm thầm làm việc trong bí mật, các tài liệu không nói rõ họ đã tiến hành công việc cụ thể như thế nào, nhưng có rất nhiều thất bại chết người đã xảy ra do nhiễm phóng xạ. Bất chấp những điều đó, Mao và các nhà khoa học Trung Quốc chỉ quan tâm đến kết quả.

Đến năm 1964 quả bom nguyên tử đầu tiên được kích nổ thành công ở Lop Nur với mật danh dự án 596, đưa Trung Quốc trở thành quốc gia thứ năm sở hữu khí hạt nhân sau Mỹ, Liên Xô, Anh và Pháp. Năm 1966 họ tiếp tục phóng thành công tên lửa Đông Phong 2, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Năm 1970 họ đã sử dụng tên lửa đẩy Trường Chinh để phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên có tên Đông Phương Hồng 1, đó cũng là mốc thời gian chương trình 2 quả bom hoàn thành.

Kể từ đó, ngành khoa học và công nghệ quốc phòng của Trung Quốc không ngừng lớn mạnh và phát triển. Họ không còn quá sợ hãi trước sự đe dọa sử dụng hạt nhân của Mỹ như những năm 1950. Tiếng nói của họ cũng trở nên có trọng lượng trên trường quốc tế, khiến bất kỳ đối thủ nào cũng phải dè chừng.

Năm 2022, Fas ước tính, kho dự trữ của Trung Quốc có khoảng 350 đầu đạn hạt nhân. Theo công bố trong sách trắng của chính phủ Bắc Kinh, họ sẽ luôn tuân thủ nguyên tắc không sử dụng trước, mà chỉ trả đũa nếu bị kẻ thù tấn công bằng vũ khí hạt nhân. Ngoài ra Trung Quốc cam kết không đe dọa hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại các quốc gia không có vũ khí hạt nhân vào bất kỳ lúc nào hoặc trong bất kỳ hoàn cảnh nào điều này cũng tương tự như Ấn Độ, quốc gia chỉ sử dụng vũ khí hủy diệt với mục đích răn đe và trong trường hợp bị tấn công trước.

Khác với Anh, Mỹ, Nga, Pakistan và Triều Tiên – những quốc gia này sẵn sàng sử dụng hạt nhân nếu sự toàn vẹn lãnh thổ của họ bị đe dọa hoặc trong trường hợp không thể đối đầu với kẻ thù bằng vũ khí thông thường.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới