Thursday, December 19, 2024
Trang chủBiển ĐôngToàn cảnh 12 huyện đảo của Việt Nam-huyện đảo Trường Sa và...

Toàn cảnh 12 huyện đảo của Việt Nam-huyện đảo Trường Sa và Hoàng Sa lớn thứ mấy? (Kỳ I)

Việt Nam có rất nhiều đảo và quần đảo, song không phải bất kỳ người Việt Nam nào cũng có thể nhớ rõ các huyện đảo của nước ta. Được biết, tính đến năm 2021, Việt Nam có 11 huyện đảo và một thành phố đảo.

Nằm vắt ngang vĩ tuyến 17, Cồn Cỏ không chỉ là đảo tiền tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia mà còn là một trong những hòn đảo đẹp hiếm có của miền Trung.

1. Huyện đảo Cồn Cỏ

Huyện đảo Cồn Cỏ chính là huyện đảo nhỏ nhất của nước ta với diện tích chỉ 2,3km2. Nó nằm cách biển Cửa Việt của huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị khoảng 30km. Trước khi thành lập huyện đảo Cồn Cỏ, đảo Cồn Cỏ thuộc xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Linh, do Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị quản lý từ năm 2002 khi đảo này được chuyển thành đảo dân sự và lúc bấy giờ có 43 thanh niên xung phong ra đảo lập nghiệp. Đến năm 2002 huyện đảo Cồn Cỏ được thành lập và huyện đảo này không phân chia các đơn vị hành chính theo cấp xã. Theo số liệu năm 2021, dân số của huyện đảo là 600 người. Cồn Cỏ là hòn đảo được hình thành do hoạt động phun trào núi lửa cho nên nó có giá trị về địa chất sinh thái và được ví như một bảo tàng thiên nhiên với các thềm đá bazan độc đáo dọc bờ biển, các bãi tắm nhỏ hoang sơ được tạo thành từ vụn san hô, cát. Đảo có hình dạng tương đối tròn có độ cao trung bình từ 5-10m so với mực nước biển. Riêng giữa đảo có một ngọn đồi nhô lên cao 63m. Các khu rừng hiện chiếm ¾ tổng diện tích của đảo. Mặc dù từng bị chiến tranh tàn phá nhưng rừng rừng nguyên sinh của đảo Cồn Cỏ gần như nguyên vẹn và thuộc hệ sinh thái nhiệt đới quý hiếm đang được bảo vệ nghiêm ngặt.

Cồn Cỏ là nơi khá đa dạng về sinh học ngoài thực vật phong phú, động vật cũng khá độc đáo, ước tính vùng biển Cồn Cỏ có 267 loài cá với trữ lượng 60 nghìn tấn/năm. Ngoài ra còn các loại giáp xác, nhiễm thể như tôm hùm, ghẹ…Đặc biệt trong số đó phải kể đến cua đá to bằng cả gang tay rất ngon và bổ dưỡng hay loài hàu biển Cồn Cỏ hay còn gọi là hàu răng cưa khổng lồ có hình dạng lớn hơn rất nhiều so với loài hàu khác: chắc thịt, thơm và ngon hơn.

Ngoài ra Cồn Cỏ được biết đến nhiều hơn với rạn san hô phong phú và đa dạng đã được đưa vào diện bảo tồn đặc biệt. San hô ở Cồn Cỏ có độ phủ cao, đa dạng về thành phần và còn tương đối nguyên vẹn. Hiện ở đây có tới 109 loài san hô trong đó nhiều loài quý hiếm mà đặc biệt là san hô đỏ và san hô đen. Có thể nói chính vì hệ sinh thái ở đây vô cùng đa dạng cho nên vào năm 2009 Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị đã quyết định lập khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ với tổng diện tích là 4.532ha theo loại hình bảo tồn loài sinh vật cảnh bao gồm hệ sinh thái rặng san hô và các loài động thực vật biển quý hiếm ở đây. Tuy có diện tích nhỏ nhưng huyện đảo Cồn Cỏ có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phòng thủ bảo vệ Tổ quốc, có điểm A11 là đường cơ sở phân chia ở vịnh Bắc Bộ. Huyện đảo này đã được xác định mục tiêu cơ cấu kinh tế trọng tâm là du lịch, dịch vụ và đánh bắt hải sản với hệ thống âu thuyền và cầu cảng đã được xây dựng.

Có thể nói không còn là nới gắn liền với những trận chiến ác liệt để bảo vệ biển đảo năm xưa, ngày nay huyện đảo Cồn Cỏ là một điểm đến du lịch lý tưởng cho những ai muốn thoát khỏi cuộc sống đô thị ồn ào hòa mình vào cuộc sống trong lành và yên bình các loại hình du lịch sinh thái nghỉ dưỡng và thám hiểm biển. Đảo Cồn Cỏ cùng với hai bãi biển Cửa Tùng và Cửa Việt đã được chính quyền tỉnh Quảng Trị xác định là vùng động lực phát triển du lịch trên hành lang kinh tế Đông -Tây tạo thành khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng biển tổng hợp mang tầm quốc gia.

Theo trang thông tin điện tử huyện đảo Cồn Cỏ, tổng lượng khách du lịch ra đảo trong 6 tháng đầu năm 2012, đạt 4.172 khách chiếm 52,2% kế hoạch năm, tổng doanh thu có hoạt động du lịch trên địa bàn huyện đảo ước tính đạt trên 5,4 tỷ đồng và một trong những lý do thúc đẩy ngành du lịch tại huyện đảo này chính là việc đi lại ra đảo đã thuận lợi hơn rất nhiều kể từ khi đảo được cấp phép khai thác du lịch vào năm 2017, theo đó mỗi tuần thường có 3 chuyến tàu cao tốc ra đảo vào mùa nắng và 1 chuyến cuối tuần vào mùa mưa. Hiện số cơ sở lưu trú trên đảo còn ít với hai cơ sở lưu trú lớn là nhà khách của huyện và khách sạn quân sự, một số nhà dân kèm dịch vụ Homestay. Ngoài ra đã có một số nhà hàng được người dân trên đảo mở ra ở sát bãi tắm để du khách có thể thưởng thức hải sản của đảo

2. Huyện đảo Bạch Long Vĩ

Bạch Long Vĩ là một trong hai huyện đảo của Hải Phòng có diện tích tự nhiên chỉ khoảng 1,78km2 ở mức triều cường cao nhất và 3,05km2 ở mức triều cường thấp nhất. Huyện đảo Bạch Long Vĩ được thành lập vào năm 1992 ban đầu chỉ gôm 56 hộ dân là những thanh niên xung phong và dân tới đây lập nghiệp cho đến năm 2019 dân số ở đây ước tính khoảng 625 người và họ sinh sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt hải sản và huyện đảo này cũng không phân chia các đơn vị hành chính cấp xã mà thay vào đó chính quyền huyện trực tiếp quản lý về mọi mặt. Bạch Long Vĩ cách Hòn Dấu của Hải Phòng khoảng 110km, cách Hạ Mai- Quảng Ninh 70km và cách mũi Đại Giác trên đảo Hải Nam- Trung Quốc 130km.

Đảo Bạch Long Vĩ có hình dạng tam giác dài 3km rộng 1,5km với chu vi khoảng 6,5km. Địa hình trên đảo là một dải đồi cao nhưng khá thoải ra biển, quanh đảo là nhiều bãi triều chủ yếu được hình thành từ những thềm đá bị bào mòn bởi sóng biển. Mặc dù có diện tích không lớn nhưng huyện đảo Bạch Long Vĩ được biết đến là cột mốc nổi nằm giữa vịnh Bắc Bộ và có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia và quốc phòng an ninh trên biển. Bạch Long Vĩ chính là một trong những huyện đảo đầu tiên nằm xa bờ quan trọng nhất của Tổ quốc.

Ngoài ra Bạch Long Vĩ còn nằm trên 1 trong 8 ngư trường lớn của vịnh Bắc Bộ nên có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế to lớn. Được biết, vùng đảo Bạch Long Vĩ là vùng đa dạng sinh học của nước ta với hơn 1.500 loài sinh vật, trong đó có nhiều loài quý như rắn ráo, cá heo bướu lưng ấn độ dương như cái tên Hải Bào Châu mà người ta vẫn thường nói, huyện đảo này được biết đến là xứ sở của Bào Ngư – một loài hải sản có giá trị dinh dưỡng và kinh tế vô cùng cao. Có hai loại bào ngư chính tại đây là bào ngư đá và bào ngư lỗ, bào ngư đá chuyên sinh sống bám vào các vỉa đá ngầm còn bào ngư lỗ sinh sống trên các lỗ ở dưới đáy biển.

Bạch Long Vĩ ngày nay được khoác lên mình một tấm áo mới đầy sức sống với cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm được xây dựng để nâng cấp chất lượng đời sống cho người dân cũng như đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Đồng thời tại nghị quyết 32 và kết luận 72 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đó nêu rõ định hướng xây dựng Bạch Long Vĩ trở thành trung tâm hậu cần nghề cá và tìm kiếm cứu nạn của khu vực phía Bắc.

Theo đó âu cảng Bạch Long Vĩ là dự án thay đổi bộ mặt của huyện đảo này, mỗi năm ước tính có khoảng gần 20.000 lượt tàu thuyền neo đậu ở đây để tránh bão, mua bán hải sản, tiếp dầu, lương thực, nước ngọt. Trong khi đó việc thiếu nước ngọt cũng là một điều gây khó khăn cho huyện đảo này để sinh hoạt từ trước đến nay, người dân chỉ sử dụng nước mưa và nước giếng khoan, song những giếng khoan đào sâu xuống mặc dù có nước nhưng nguồn nước bị nhiễm mặn cao. Trước tình trạng đó nhằm giải quyết cơn khát nước sạch của huyện đảo, năm 2015 dự án đầu tư xây dựng hồ chứa nước ngọt hệ thống thủy lợi cấp huấn luyện Bạch Long Vĩ giai đoạn 1 được khởi công với quy mô hồ chưa 60.000m3 trên diện tích 40.000m2. Sau 5 năm thi công thì vào tháng 7 nằm 2020 công trình đã được khánh thành và hiện giai đoạn 2 dự án cấp nước ngọt tại huyện đảo đã được khiển khai xây dựng trong tháng 3 năm 2022.

Nhìn chung Bạch Long Vĩ nằm ở ngoài khơi xa xôi cũng như có vai trò là một tiền đồn quan trọng trên vinh bắc bộ nên ở đây chưa khai thác được nhiều về du lịch, tại đây các hoạt động du lịch chủ yếu là tắm biển, ngắm san hô hay thưởng thức các món đặc sản địa phương. Ngoài ra, nếu muốn tìm một nơi có thể bao quát toàn bộ huyện đảo này thì ngọn hải đăng chính là một địa điểm đáp ứng được yêu cầu đó. Nếu tính từ mặt nước biển thì ngọn hải đăng cao khoảng 80m, hiện có 8 cán bộ nhân viên trạm quản lý đèn biển Bạch Long Vĩ trông coi tại đây.

3. Huyện đảo Lý Sơn

Tọa lạc tại vùng biển ngoài khơi tỉnh Quảng Ngãi huyện đảo Lý Sơn có diện tích là 10,39km và có dân số năm 2019 là 22.174 người. Lý Sơn là huyện đảo có mật độ dân số cao nhất tại Việt Nam với hơn 2.000 người trên mỗi km2, là hòn đảo duy nhất của tỉnh Quảng Ngãi, Lý Sơn có vị trí địa lý rất quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc. Huyện đảo có bề dày truyền thống cách mạng, là nơi sản sinh ra đội hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải, những binh phu vâng lệnh triều đình nhà Nguyễn ra quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa để quản lý hai quần đảo xa xôi này. Đây là bằng chứng thuyết phục nhất chứng minh người Việt là những cư dân đầu tiên tiếp cận thường xuyên và tiến hành khai thác hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Huyện đảo Lý Sơn cách đất liền khoảng 23km và bao gồm đảo Lớn hay còn gọi là Cù Lao Ré, Đảo Bé hay còn gọi là Đảo An Bình và Hòn Mù Cu. Trong đó Đảo Bé là một hòn đảo nhỏ có diện tích là 0,69km2 nằm cách đảo Lớn khoảng 4,5km và là nới sinh sống của 400 người, còn đảo Mù Cu nằm ở phía Đông Nam của Đảo Lớn và cách trung tâm huyện đảo khoảng 3,2km nhưng nơi đây hoàn toàn không có người ở nên khung cảnh cực kỳ hoang sơ và trong lành, do hòn đảo chỉ có duy nhất 1 loài cây sinh sống là cây Mù Cu, cho nên mọi người đã lấy tên của nó để đặt cho đảo. Còn đảo Lớn có địa hình tương đối bằng phẳng với độ cao trung bình dao động từ 20-30m so với mực nước biển. Thời gian gần đây, từ khi các nhà khoa học bắt tay vào nghiên cứu địa chất, địa mạo của vùng biển Quảng Ngãi thì Lý Sơn được biết đến với danh xưng mới là Đảo Núi Lửa. Theo đó, vào cuối kỷ neogen, cách đây 25-30 triệu năm, đảo Lý Sơn được hình thành do sự kiến tạo địa chất với sự phun trào nham thạch của núi lửa. Hiện trên đảo Lớn có 5 ngọn núi dạng bát úp được hình thành do hoạt động của núi lửa trước đây, trong đó cao nhất là núi Thới Lới với độ cao 169m so với mực nước biển. Ở dưới chân của núi Thới Lới, Hàng Cầu chính là một kiến tạo địa chất điển hình, du khách đến đây như thể bị choáng ngợp về vẻ đẹp kỳ vĩ của các vách núi dựng đứng cao hàng trăm mét trải dài hàng cây số bên mép nước. Đây cũng chính là sườn ngoài của một miệng núi lửa tùng hoạt động trong quá khứ.

Vì là nơi từng xảy ra núi lửa phun trào, nên trải trên bề mặt của đảo là lớp bazan màu mỡ thích hợp phét triển nhiều loại cây trồng. Trong đó, tỏi là cây trồng đặc trưng và là chủ lực của huyện đảo Lý Sơn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Vào năm 2017, tỏi Lý Sơn đã lọt vào danh dách 10 đặc sản hàng đầu Việt Nam, nhờ cây tỏi mà người dân Lý Sơn có cuộc sống tốt hơn, vậy nên họ coi tỏi là vàng trắng của mình.

Ngoài ra vùng biển của Lý Sơn cũng có nguồn tài nguyên đa dạng. Có thể kể đến các loại hải sản quý như đồn bột biển, Vú Nàng, một loại hải sâm và nhiều loại tôm, cua, ốc, mực.

Nhằm phát huy tiềm năng thế mạnh của mình qua từng nhiệm kỳ, huyện đã điều chỉnh cơ cấu kinh tế hợp lý trong trong đó trọng tâm là phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn như nghề khai thác hải sản, sản xuất hành tỏi, phát triển thương mại dịch vụ du lịch đồng thời tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhìn chung trong những năm gần đây, lĩnh vực du lịch dịch vụ du lịch của huyện đảo Lý Sơn đã và đang có những bước phát triển mạnh mẽ trở thành điểm sáng trong phát triển du lịch biển đảo của tỉnh Quảng Ngãi. Theo đó, Lý Sơn sở hữu những bãi tắm đẹp với làn cát trắng mịn được bao bọc bởi những vách đá nham thạch kỳ vĩ nên nơi đây được mệnh danh là maldives của Việt Nam. Bên cạnh đó, trên đảo có 4 di tích quốc gia chính là đình làng An Vĩnh di tích liên quan đến Hải đội Hoàng Sa bên trên, đình làng An Hải âm linh tự nơi thờ cúng oan hồn và phối thờ tự sĩ Hoàng Sa, Trường Sa, Chùa Hang. Các di tích văn hóa Sa Huỳnh cũng đã được tìm thấy trên đảo như suối Chình, xóm Ốc và đặc biệt là các dấu vết của văn hóa Chăm Pa đã thu hút được rất nhiều khách du lịch. Được biết huyện đảo Lý Sơn được chính quyền Quảng Ngãi đầu tư xây dựng hạ tầng, nổi bật là đầu tư các tuyến đường giao thông điện lưới cáp ngầm xuyên biển, nhà trưng bày bộ xương cá Ông lớn nhất Việt Nam là Lăng Tân, Quảng Trường, Công Viên Cột Cờ. Bên cạnh đó, toàn huyện cũng có những cơ sở kinh doanh lưu trú từ khách sạn cao cấp, nhà nghỉ cho đến homestay có thể đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Tính trong 6 tháng của đầu năm 2022, huyện đảo Lý Sơn đóng góp gần 40.000 lượt khách, riêng trong đời đầu tháng 7 cao điểm du lịch hè, huyện đảo này đóng góp hơn 33.000 lượt khách.

(Còn nữa…)

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới