Tuesday, January 21, 2025
Trang chủBiển ĐôngPháp luật biển7 năm Phán quyết Tòa trọng tài - một dấu ấn lịch...

7 năm Phán quyết Tòa trọng tài – một dấu ấn lịch sử đối với tranh chấp ở khu vực Biển Đông (Phần 3 – hết)

Sức sống và phát triển của Phán quyết trong vòng 7 năm qua

Thời điểm Tòa trọng tài đưa ra Phán quyết cũng là lúc chuyển giao quyền lực tại Phi-líp-pin. Theo Hiến pháp của Phi-líp-pin, nhiệm kỳ của Tổng thống là 6 năm và không được tái cử. Do đó, mặc dù Tổng thống Benigno Aquino III là người đưa ra quyết định và đem lại thắng lợi vang dội cho Phi-líp-pin trong vụ kiện Biển Đông, song ông không thể tái cứ và Tổng thống Rodrigo Duterte đã là người kế nhiệm của ông sau cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016.

Nhằm tranh thủ quan hệ kinh tế, thương mại, du lịch và cải thiện quan hệ với Trung Quốc, ngay từ khi mới nhậm chức, Tổng thống Rodrigo Duterte đã chủ trương thực hiện chính sách “tạm gác lại” Phán quyết. Cuối năm 2016, ông Rodrigo Duterte đã có chuyến thăm Trung Quốc lần đầu tiên và trong cả nhiệm kỳ của mình (2016-2022), ông Rodrigo Duterte đã thăm Trung Quốc 5 lần (bao gồm cả Hồng Công). Phía Trung Quốc cũng tỏ ra “hào phóng” đối với ông Rodrigo Duterte, ngay trong chuyến thăm đầu tiên, phía Trung Quốc đã hứa viện trợ và cho Phi-líp-pin vay 24 tỷ USD để phục vụ chính sách “xây dựng, xây dựng và xây dựng” của Phi-líp-pin. Có lẽ tin tưởng vào các cam kết của Trung Quốc, nên trong năm Chủ tịch ASEAN 2017, Phi-líp-pin đã khá hạn chế việc thảo luận công khai chiến thắng pháp lý vang dội của nước này trong vụ kiện và coi đây là vấn đề song phương giữa Phi-líp-pin và Trung Quốc cho dù ý nghĩa của Phán quyết vượt ngoài khuôn khổ song phương. Là một phần trong chính sách này, Tổng thống Duertte cũng giới hạn hoạt động của các lực lượng như Cảnh sát biển, Hải quân, Không quân của nước này ở khu vực Biển Đông, mở ra các hướng mới cho việc hợp tác biển với Trung Quốc như việc thiết lập cơ chế trao đổi song phương về biển; ký Thỏa thuận hợp tác năng lượng (2018), bật đèn xanh cho việc thảo luận hợp tác dầu khí giữa công ty dầu khí quốc gia Phi-líp-pin và các đối tác Trung Quốc…Cùng với đó, Phi-líp-pin tiết giảm mạnh các hoạt động hợp tác, kể cả hợp tác quân sự với Mỹ, đe dọa chấm dứt ngay lập tức Thỏa thuận Các lực lượng Thăm viếng (VFA); yêu cầu Mỹ trả tiền cho Phi-líp-pin nếu muốn duy trì VFA. Tất là những yếu tố này đã khiến cộng đồng quốc tế lo lắng về ý nghĩa và giá trị của Phán quyết.

Tuy nhiên, các lo lắng này đã được giải tỏa khi phát biểu trước Khóa họp 75 của Đại hội đồng Liên hợp quốc (9/2020), Tổng thống Duertte khẳng định “cam kết trong các vấn để Biển Đông phù hợp với Công ước Luật Biển và Phán quyết trọng tài năm 2016”. Đồng thời ông Rodrigo Duterte làm nổi bật giá trị của Phán quyết, nhấn mạnh “ Phán quyết đó giờ đã là một phần của luật quốc tế, vượt lên khỏi những thỏa hiệp và tầm với của những chính phủ muốn pha loãng, giảm bớt hoặc bỏ rơi. Chúng tôi kiên quyết bác bỏ những nỗ lực nhằm suy yếu nó”. Phát biểu tại Hội nghị thượng định ASEAN lần thứ 24 (10/2020), Ông Duterte tiếp tục khẳng định quan điểm trên, nhấn mạnh “Phán quyết Tòa trọng tài năm 2016 là một đóng góp có ý nghĩa trong lĩnh vực luật quốc tế, đặc biệt là với Công ước Luật Biển 1982. Phán quyết này không loại trừ bất cứ ai” do “Phán quyết đã ủng hộ và làm lợi cho cộng đồng các quốc gia tuân thủ pháp luật thông qua việc làm rõ đối với tất cả.  Việc làm rõ rang này- vốn nằm ngoài mọi sự thỏa hiệp- chính là đóng góp khiêm tốn của Phi-líp-pin đối với trật tự pháp lý quốc tế”.

Kế thừa cách tiếp cận này của chính quyền Duertte, chính quyền của Tổng thống Marcos, đã khẳng định “Phán quyết về Biển Đông năm 2016 và Công ước Luật Biển là hai mỏ neo trong chính sách và hành động của Philippines tại khu vực Biển Đông”. Không chỉ dừng lại ở tuyên bố, phát biểu chính trị, nội dung Phán quyết đã được Phi-líp-pin đề cập trực tiếp trong công hàm ngày 06/3/2020 mà nước này lưu hành tại Liên hợp quốc phản bác yêu sách Tứ Sa của Trung Quốc. Nội dung về Phán quyết cũng đã được đưa vào các Tuyên bố song phương của Phi-líp-pin với Mỹ, Úc, Nhật Bản, EU và gần đây nhất là Ấn Độ.

Đối với cộng đồng quốc tế, Phán quyết có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đã làm rõ được nhiều nội dung then chốt liên quan đến vấn đề tranh chấp ở khu vực Biển Đông như giá trị của yêu sách “đường chín đoạn” của Trung Quốc, quy chế pháp lý của các cấu trúc ở quần đảo Trường Sa nói riêng và cả quần đảo Trường Sa nói chung. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi trong các Tuyên bố cấp Ngoại trưởng hoặc Cấp cao của Nhóm các nước công nghiệp phát triển G7 từ 2016 đến nay đều có nội dung nhắc đến Phán quyết và yêu cầu các bên liên quan (ở đây là Trung Quốc) phải tuân thủ và thực thi Phán quyết. Đồng thời, Phán quyết cũng đã được nhiều nước coi là căn cứ pháp lý quan trọng khi đưa ra các tuyên bố chính sách của mình liên quan đến Biển Đông như Tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Mike Pompeo về Biển Đông ngày 13/7/2020; Giới hạn về các vùng biển số 150 (2021)…Không thể không nhắc đến cuộc chiến công hàm đầu năm 2020, khi đã có hàng chục nước  de

Ngày 12/7/2023 là tròn 7 năm Phán quyết vụ kiện Biển Đông giữa Phi-líp-pin và Trung Quốc được thông qua. 7 năm là một quãng thời gian không dài đối với một Phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế, song 7 năm cũng đủ để chứng minh sức sống và giá trị của một Phán quyết mang tính lịch sử, được áp dụng cho một khu vực mà đang còn nhiều diễn biến phức tạp do các hành động đơn phương nhằm củng cố các yêu sách trái pháp luật của Trung Quốc. Cho dù bất cứ hoàn cảnh nào xảy ra thì Phán quyết đã trở thành một bộ phận quan trọng của Luật pháp quốc tế, mở ra một bối cảnh pháp lý mới cho khu vực Biển Đông, nơi mà ở đó như Tuyên bố của G7 mới đây khẳng định “không có cơ sở cho các yêu sách biển quá đáng của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông…Chúng tôi nhắc lại việc Phán quyết của Tòa trọng tài ngày 12/7/2016 là một dấu mốc có ý nghĩa, mang tính rang buộc đối với các bên tham gia tiến trình này và là một cơ sở hữu dụng cho việc giải quyết hòa bình các tranh chấp giữa các bên”. Là một nước lớn, thành viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, việc tuân thủ Phán quyết chính là những tiền đề đầu tiên mà Trung Quốc cần phải tuân thủ và thực hiện để khẳng định vị thế, vai trò và trách nhiệm ngày càng lớn của mình trong quan hệ quốc tế.

RELATED ARTICLES

Tin mới