Wednesday, December 25, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiĐiều gì xảy ra nếu Nga ném bom hạt nhân Ukraine?

Điều gì xảy ra nếu Nga ném bom hạt nhân Ukraine?

Tình hình chiến tranh tại Ukraine đang ngày càng căng thẳng. Nga đã tấn công Ukraine một năm rưỡi nhưng vẫn chưa giành chiến thắng. Biên giới Ba Lan – Belarus cũng đang rất nóng bỏng. Có một câu hỏi lớn khi căng thẳng đến đỉnh điểm, Nga có dùng vũ khí hạt nhân hay không? Và nếu như Nga làm vậy Mỹ và đồng minh sẽ đáp trả ra sao?

Nga dùng vũ khí hạt nhân?

Trong bài phân tích của giáo sư Richard K. Betts, một nhà chiến tranh khoa học hoà bình tại Đại học Colombia, ông đã có nhiều năm nghiên cứu về chiến lược chiến tranh của các nước trên toàn cầu, đã phân tích về nguy cơ Nga sử dụng vũ khí hạt nhân. Ông cho rằng khả năng đó là rất thấp, vì vũ khí hạt nhân vô cùng nguy hiểm. Tuy nhiên tổng thống Nga Putin đã nhiều lần nhắc đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân, đặc biệt là khi căng thẳng leo thang. Nga đã bố trí vũ khí hạt nhân ở Belarus và chuyển sang trạng thái sẵn sàng. Giáo sư Richard K. Betts cho rằng: Nga hoàn toàn có thể sử dụng vũ khí hạt nhân, nhưng không tấn công thành phố đông dân, khiến hàng vạn người thiệt mạng, khả năng cao Nga chỉ sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật, nghĩa là loại nhỏ, phạm vi tấn công gần để bắn vào một đơn vị quân đội nào đó của Ukraine. Thậm chí, chỉ bắn vào một khu vực trống nào đó với mục đích đe doạ chứ không sát nhân hàng loạt. Nhưng trong trường hợp đó cũng là một sự kiện động trời, chắc chắn lúc đó thế giới sẽ đổ dồn con mắt vào Mỹ cùng các nước trong khối NATO xem họ phản ứng như thế nào, để hỗ trợ Ukraine. Khả năng cao có ba kịch bản như sau:

Đầu tiên, Mỹ sẽ lên án một vụ nổ hạt nhân nhưng không có động thái gì về mặt quân sự. Người Mỹ sẽ lên án sự man rợ, độc ác không thể tưởng tượng được của người Nga khi sử dụng vũ khí hạt nhân khi đó Washington sẽ tiến hành tất cả các biện pháp trừng phạt có thể về kinh tế để trừng trị Nga, nhưng Mỹ không làm gì về mặt quân sự. Khi Mỹ làm như vậy thì Nga thấy rằng, họ có thể tự do hành động quân sự, bao gồm cả việc sử dụng thêm nhiều vũ khí hạt nhân để quét sạch hệ thống phòng thủ của Ukraine. Điều này chẳng khác nào Mỹ thừa nhận chiến thắng của Nga. Lựa chọn này có thể khiến thế giới nghĩ người Mỹ yếu đuối vì chấp nhận cho Nga thắng, nhưng có lẽ đây là một kịch bản mà người dân Mỹ thấy hợp lí nhất vì nó tránh được nguy cơ nước Mỹ tham chiến.

Thứ hai, có thể xảy ra là Mỹ và NATO sẽ tham chiến, thậm chí có thể nhân danh Ukraina để ăn miếng trả miếng bằng cách dùng vũ khí hạt nhân để tấn công lại Nga. Trong trường hợp này Mỹ cũng phải lựa chọn rằng, sẽ đáp trả Nga bằng cuộc tấn công hạt nhân trên quy mô lớn hơn so với cuộc tấn công ban đầu của Nga, đe doạ gây thiệt hại áp đảo cho Nga, hay chỉ sử dụng vũ khí hạt nhân nhỏ để đe doạ lại Nga. Nếu tấn công trên quy mô lớn vào các lực lượng của Nga đang ở bên trong Ukraine thì sẽ có thể gây ra thiệt hại lớn cho chính đồng minh của họ tại Ukraine. Trong Chiến tranh Lạnh, các chiến lược gia đã chỉ trích việc dựa vào vũ khí hạt nhân từng châm biến rằng: “Ở Đức, các thị trấn chỉ cách nhau 2 kiloton”. Nếu muốn đảm bảo an toàn cho đồng minh thì phải bắn vào sâu nước Nga, đương nhiên như thế sẽ làm nổ ra chiến tranh không giới hạn.

Nếu là các cuộc tấn công hạt nhân quy mô nhỏ qua lại thì Nga sẽ có lợi thế hơn, vì nước này sở hữu nhiều vũ khí hạt nhân chiến thuật hơn là Mỹ. Tính mất đối xứng này sẽ đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách của Mỹ phải sớm sử dụng cái gọi là vũ khí chiến lược như tên lửa liên lục địa hay máy bay ném bom để duy trì ưu thế. Nhưng quyết định đó lại cũng gây ra nhiều cuộc chiến quy mô lớn, do đó phương án sử dụng vũ khí hạt nhân quy mô nhỏ hay lớn để bắn lại Nga đều là kịch bản tồi tệ nhất. Bởi nó sẽ biến cả Châu Âu và Mỹ có thể chỉ còn là đống tro tàn, thế giới chỉ còn biết đến Nga và Mỹ trong các cuốn sách lịch sử, thế nên kịch bản này cũng rất khó xảy ra.

Cuối cùng, một sự lựa chọn nguy hiểm hơn, đó là quân NATO sẽ tham chiến trực tiếp cùng Ukraine, nhưng chỉ sử dụng vũ khí thông thường nhắm vào các mục tiêu quân sự của Nga và huy động lực lượng mặt đất để triển khai vào chiến trường Ukraine. Điều này sẽ có hai ý nghĩa:

Thứ nhất, NATO sẽ cho thấy rằng, cuộc chiến không nhất thiết phải dùng đến vũ khí hạt nhân mới có thể tiêu diệt được các mục tiêu khó. Nga dùng vũ khí hạt nhân là do bị dồn đến đường cùng, rằng Nga quá độc ác hoặc Nga không còn lựa chọn nào khác. Như vậy khiến Nga mất hình ảnh trong mắt cộng đồng quốc tế, khi ấy các nước trung lập, như Ấn Độ, Trung Quốc sẽ đứng về phía Mỹ để cấm vận Nga.

Thứ hai, cũng là tuyên bố NATO đã chính thức tham gia vào cuộc chiến. Nga sẽ phải đối mặt với viễn cảnh chiến đấu chống lại một NATO, cơ bản là áp đảo về lực lượng phi hạt nhân và được hỗ trợ bởi khả năng trả đũa hạt nhân chứ đối thủ không còn là Ukraine – một nước không có vũ khí hạt nhân.

Tóm lại, bất kì hành động hạt nhân nào sau đó của Nga cũng sẽ bị kích động đòn trả đũa hạt nhân từ Mỹ. Tuy nhiên kịch bản chiến tranh thông thường này không khả thi lắm, vì chiến tranh trực tiếp giữa các cường quốc dù bắt đầu, ở bất kì cấp độ nào cũng nguy cơ leo thang, dẫn đến huỷ diệt hàng loạt. Giải pháp hoàn hảo nhất mà giáo sư Richard đưa ra là một đề nghị thương lượng có chứa nhiều nhượng bộ bề ngoài nhất để Nga có thể rút lui trong danh dự. Ưu điểm của kịch bản thông thường này là nó sẽ không rủi ro như trả đũa hạt nhân, cũng không khiến NATO mất mặt bỏ mặc Ukraine.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới