Friday, December 27, 2024
Trang chủGóc khuất Trung HoaMỹ lúng túng khi bị TQ tiếp cận 'sân sau'

Mỹ lúng túng khi bị TQ tiếp cận ‘sân sau’

Lo lắng về ảnh hưởng địa chính trị ngày càng tăng của Trung Quốc ở Mỹ Latinh, Mỹ đã kêu gọi Peru cân nhắc lại về việc để Trung Quốc nắm giữ nhiều cổ phần trong cơ sở hạ tầng quan trọng của nước này.

Theo tờ Financial Times, một số quan chức Mỹ đã nêu lên quan ngại với chính phủ Peru, và chỉ ra những rủi ro từ việc các công ty nhà nước Trung Quốc mua lại lưới điện Lima và một dự án cảng nước sâu trên bờ biển Peru ở Thái Bình Dương.
Mỹ lo Trung Quốc kiểm soát cảng Peru

Vấn đề đã được thể hiện trong các bình luận của tướng Laura Richardson, người đứng đầu Bộ Tư lệnh miền Nam Mỹ (SOUTHCOM). Bà nói với tờ Newsweek trong một cuộc phỏng vấn gần đây: “[Trung Quốc] đang ở trong vùng nguy hiểm đối với nước Mỹ”.

Tâm điểm trong mối lo ngại của Mỹ là 1 cảng của Peru đang được xây dựng ở Chancay, cách thủ đô Lima khoảng 77 km về phía bắc. Một công ty con của tập đoàn COSCO Shipping của Trung Quốc, có cổ phần tại các cảng nằm trong danh sách đối tượng điều tra do tạp chí Newsweek công bố năm ngoái, kiểm soát 60%. Trong khi đó, công ty Volcan của Peru sở hữu 40% còn lại.

Từ góc độ hoài nghi ở Mỹ, thỏa thuận này không chỉ nâng cao sự kiểm soát của COSCO trong ngành mà còn có thể cung cấp một cơ sở nước sâu, có công dụng kép cho các chuyến ghé cảng trong tương lai của hải quân Trung Quốc. Công ty Trung Quốc này cũng kiểm soát các cảng chính ở Hy Lạp, Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ.

Ông Christopher Hernandez-Roy, nghiên cứu viên cấp cao và phó giám đốc Chương trình châu Mỹ tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS, Mỹ) nhận định những lo ngại của Washington là có cơ sở. Lý do vì các dự án cơ sở hạ tầng của Bắc Kinh trước đây được phát hiện là được thiết kế cho mục đích sử dụng kép dân sự – quân sự, với mục đích có thể là cho phép tàu chiến cập cảng.

Ông Hernandez-Roy nói với Newsweek thêm rằng các nhà khai thác cảng có thể thu thập thông tin tình báo về các loại tàu và hàng hóa đi qua, hoặc thậm chí có thể cản trở tàu thuyền và làm gián đoạn chuỗi cung ứng và thương mại toàn cầu.

“Với quy mô dự kiến của Chancay và việc nó sẽ kết nối Brazil, Chile, Colombia và Ecuador, cảng này sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến hàng hóa ra vào phần lớn Nam Mỹ”, theo ông Hernandez-Roy.
Chuyên gia của CSIS nói thêm rằng kế hoạch xây cảng có thể chỉ chủ yếu phục vụ lợi ích kinh tế, bởi Peru có chiến lược dài hạn với Trung Quốc.

Theo ông, nhiều khả năng, Lima đang tìm cách thúc đẩy thương mại với Bắc Kinh nhằm phát triển nền kinh tế và trích các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng từ Trung Quốc để hỗ trợ sự phát triển Peru. Điều này không đồng nghĩa Peru sẽ tìm cách tách mình ra khỏi Mỹ, đối tác thương mại lớn thứ hai của nước này.
Trung Quốc đầu tư lưới điện ở Peru

Ngoài ra, lo ngại của Mỹ cũng tăng lên vào tháng 4. Khi đó, công ty năng lượng Enel của Ý tuyên bố sẽ bán doanh nghiệp điện Peru, nơi cung cấp điện cho miền bắc Lima, cho công ty Trung Quốc China Southern Power Grid International với giá 2,9 tỉ USD (70.730 tỉ đồng).

Trong khi đó, phần nguồn điện còn lại của Lima đã được bán cho một công ty khác của Bắc Kinh là Tập đoàn Tam Hiệp vào năm 2020. Tam Hiệp cũng sở hữu Chaglla, một trong những đập thủy điện lớn nhất Peru.

Hiệp hội Công nghiệp Quốc gia Peru đã phàn nàn rằng nếu việc bán Enel thành công, nó “sẽ dẫn đến việc tập trung 100% thị trường phân phối điện của Peru vào tay Bắc Kinh. Chính quyền Lima đang xem xét giao dịch này.

Người phát ngôn của Thủ tướng Peru không trả lời yêu cầu bình luận nhưng một nguồn tin thân cận với chính phủ thừa nhận những lo ngại của Mỹ. “Vấn đề chính là ở chỗ đó. Vốn của Trung Quốc đã mua lại điện, khai thác mỏ và các công ty khác. Về mặt địa chính trị, những lo lắng của họ là có cơ sở”, người này nói.

RELATED ARTICLES

Tin mới