Tuesday, June 18, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaSố phận bi thảm của người Hoa ở Indonesia

Số phận bi thảm của người Hoa ở Indonesia

Indonesia hiện nay là quốc gia lớn thứ 14 và là quốc đảo lớn nhất thế giới với tổng diện tích lãnh thổ lên tới 1.904.569 km2, bao gồm hơn 17.000 hòn đảo lớn nhỏ. Đây cũng là quốc gia đông dân thứ tư trên thế giới với 277.432.000 người, bao gồm khoảng 1.300 nhóm dân tộc bản địa riêng biệt, trong đó người Java là nhóm dân tộc lớn nhất chiếm 40,2% dân số, đứng thứ hai là người Sanda với 15,5% dân số và người Hoa chỉ chiếm khoảng 2,5% dân số với khoảng 6.935.000 người. Còn lại là các nhóm dân tộc khác.

Bạo động 1998 là ký ức buồn cho người Hoa ở Indonesia

Mặc dù chỉ chiếm thiểu số trong cơ cấu dân số đất nước, nhưng người Hoa ở Indonesia lại chi phối phần lớn nền kinh tế và từng có thời điểm chi phối gần như toàn bộ nền kinh tế của quốc gia này. Tuy nhiên, Hoa kiều ở Indonesia có số phận bi thảm nhất khi họ bị phân biệt đối xử, thậm chí khủng bố trong những cuộc bạo động và biểu tình của người dân bản địa. Nguyên nhân của sự phân biệt này phần lớn đến từ những ảnh hưởng của họ trong lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội.

Quá trình người Hoa di cư đến Indonesia

Người Hoa ở Indonesia hay người Indonesia gốc Hoa là khái niệm để chỉ những công dân Indonesia có nguồn gốc là người Hán từ Trung Quốc di cư sang. Khái niệm này cũng giống như việc chúng ta gọi người Việt gốc Hoa hay người Malaysia gốc Hoa vậy. Về ngôn ngữ, thì họ sử dụng tiếng Indonesia trong việc hội nhập với người bản địa, còn tiếng Hoa trong giao tiếp hàng ngày.

Có 3 làn sóng người Hoa di cư đến Đông Nam Á:

Làn sóng đầu tiên được thúc đẩy bởi thương mại từ thời điểm các chuyến hành trình của Trịnh Hòa diễn ra vào thế kỷ 15. Làn sóng thứ hai diễn ra vào khoảng thời gian xảy ra Chiến tranh Nha phiến tại Trung Quốc khoảng thế kỷ 19. Làn sóng thứ ba diễn ra vào khoảng nửa đầu thế kỷ 20.

Phần lớn những người Indonesia gốc Hoa hiện nay chủ yếu có tổ tiên nhập cư từ làn sóng thứ nhất và thứ hai. Trong đó, làn sóng di cư thứ nhất, được thúc đẩy bởi những chuyến hành trình của Trịnh Hòa, người đứng thứ 14 trong số những người quan trọng nhất trong thiên niên kỷ vừa qua (theo tạp chí Life).

Cho đến thế kỷ 16, cộng đồng người Hoa tại Indonesia vẫn sống khá tách biệt thành cộng đồng riêng. Do họ, là hậu duệ của những người con ưu tú, với khả năng giao thương nhạy bén, cùng với đó là sự ưu ái của người Hà Lan, cho nên nhiều người Hoa sẵn sàng ủng hộ chế độ thuộc địa trong những năm đầu. Khi mà Đông Ấn Hà Lan bén rễ ở Indonesia, người gốc Hoa đã tích cực giúp người Hà Lan củng cố sự thống trị của mình trong khu vực. Và như một phần thưởng để đáp lễ, những người gốc Hoa sẽ được chính quyền thuộc địa trao cho các thái ấp trên đất liền, cùng với nhiều đặc quyền kinh doanh.

“Thái ấp” là thuật ngữ dùng để chỉ những vùng đất được quân chủ ban phong cho các lãnh chúa và chư hầu, nhằm đổi lấy cam kết trung thành và phục vụ. Nó tương đương với lãnh địa. Mặc dù nhóm người Hoa sở hữu các thái ấp có số lượng không nhiều, nhưng lại kiểm soát phần lớn đất đai và của cải của đảo Java, mà những thứ này lại do người Hà Lan cướp từ tay người bản địa. Từ đây, người bản địa bị thiếu đi phương thức sản xuất, nên buộc họ phải vào làm thuê cho các đồn điền của người Indonesia gốc Hoa hoặc người Hà Lan. Cùng với đó là dân tộc bản địa còn bị mua đi bán lại như những công cụ biết nói. Nói một cách dễ hiểu hơn, thì đó là những nô lệ.

Trong khoảng từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 17, đã có hàng vạn người bản địa được giao dịch giữa người Hoa và người Hà Lan để phục vụ cho các đồn điền, vào mỏ khoáng sản ở đảo Java, đảo Sumatra, đảo Bonel, đảo Mã Lai, cùng một số lãnh thổ khác của Hà Lan trên thế giới. Từ đây, mâu thuẫn giữa người Indonesia bản địa với người Indonesia gốc Hoa và người Hà Lan ngày càng bùng phát mạnh mẽ.

Tuy nhiên, không lâu sau khi thế lực của người Hoa ngày càng phát triển, những ảnh hưởng của họ về kinh tế đã gây ra những bất đồng về quyền lợi với người Hà Lan. Mặc dù các thương nhân Trung Quốc cũng đóng góp một khoản thuế lớn cho chính quyền, nhưng chính quyền Đông Ấn Hà Lan đã bắt đầu coi họ như cái gai trong mắt. Cuối cùng, năm 1740, Toàn quyền Đông Ấn Hà Lan đã ban bố lệnh khám xét toàn bộ những cơ sở kinh doanh của người Hoa ở Batavia (khu vực là thủ đô của Jakarta ngày nay). Việc này nhanh chóng trở thành một cuộc thảm sát mà người Hà Lan nhắm đến người gốc Hoa. Thảm sát kéo dài 3 ngày, ước tính hơn 10.000 người Hoa bị bắt giữ và thủ tiêu, sự kiện này ngày nay còn được gọi với cái tên Thảm sát Batavia.

Làn sóng di dân thứ hai

Sau sự kiện đẫm máu này, tưởng chừng như làn sóng di cư của người Hoa sẽ dừng lại. Nhưng vào khoảng đầu thế kỷ thứ 19, ở Trung Quốc lại đang diễn ra chiến tranh Nha Phiến. Chính điều này đã thúc đẩy một bộ phận người dân di cư xuống các quốc gia phía Nam, trong đó có Indonesia. Từ đó đã làm bùng nổ làn sóng di dân thứ hai. Đây là làn sóng di cư mạnh nhất của người Hoa và Indonesia trong lịch sử. Tuy nhiên, ở thời điểm này, người Hoa đã không được nhận sự ưu ái từ chính quyền Hà Lan như trước và phải chịu sự kiểm soát rất gắt gao. Nhưng với khả năng xoay sở tốt, nên cộng đồng của họ vẫn khá phát triển.

Làn sóng di dân thứ ba

Vào khoảng thế kỷ 20 về cơ bản mật độ di dân từ Trung Quốc sang Indonesia đã chậm lại và dần chấm dứt. Ở thời điểm này, cộng đồng người Hoa tại đây lại được chia làm 3 nhóm với 3 khuynh hướng chính trị khác nhau, bao gồm: Nhóm người Hoa có gốc Kiều Thịnh có khuynh hướng ủng hộ chính quyền thuộc địa để đổi lấy những quyền lợi về kinh tế. Nhóm người Hoa Totok thường nghiêng về Trung Hoa đại lục. Nhóm thứ ba là nhóm người Hoa Baba hay có tên gọi khác là nhóm người Peranakan lại có thiên hướng nghiêng về người dân Indonesia bởi vì khi di cư đến đây họ đã kết hôn với người bản địa và sinh hoạt như một người Indonesia thực thụ.

Như vậy hầu hết người Indo gốc Hoa hiện nay là hậu duệ của những người nhập cư từ miền Nam Trung Quốc từ thời kỳ thuộc địa Hà Lan.

Những chính sách hạn chế ảnh hưởng

Nếu so với cộng đồng Hoa kiều ở Malaysia, Thái Lan hay Campuchia thì cộng đồng người gốc Hoa ở Indonesia lại có số phận bi thảm nhất, bởi vì ngay từ thời kỳ thuộc địa do lo ngại về ảnh hưởng kinh tế nên họ đã bị chính quyền thuộc địa phân biệt đối xử, thậm chí là bị đàn áp. Ngay cả khi Indonesia độc lập cộng đồng người Hoa tại đây vẫn bị cuốn vào những cuộc tranh giành quyền lực chính trị. Cùng với đó, họ cũng bị chính quyền mới đưa ra những chính sách nhằm hạn chế ảnh hưởng.

Những chính sách đầu tiên

Trước Thế chiến thứ hai (1939-1954), Indonesia là thuộc địa của Hà Lan. Khi Thế chiến thứ hai bùng nổ, một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á như Bán đảo Đông Dương, Malaysia và cả Indonesia đều đã bị Nhật Bản chiếm đóng. Khi Thế chiến thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Ngày 17/8/1945, Indonesia đã tuyên bố độc lập. Tuy nhiên, cuộc đấu tranh giành độc lập của họ vẫn phải tiếp tục cho đến năm 1949 lúc này người Hà Lan mới chính thức công nhận độc lập cho xứ sở Vạn Đảo.

Do có sự phân hóa về khuynh hướng chính trị cho nên những đóng góp của người Hoa trong cách mạng Indonesia vẫn đang là vấn đề tranh cãi. Nhiều nhà sử học cho rằng, có sự đóng góp của cộng đồng người Hoa Baba cho cách mạng Indonesia. Còn nhóm người Hoa Totok thì vẫn cố gắng duy trì mối quan hệ với Trung Quốc. Họ thành lập các đảng phái và tiến hành bắt liên lạc với Đảng Cộng sản Trung Quốc. Còn người Hoa Kiều Thịnh lại có xu hướng ủng hộ chính quyền thuộc địa nhiều hơn, vậy nên sau khi Indonesia giành được độc lập chính quyền đã ưu tiên thanh trừng nhóm người Hoa này.

Trong cuộc chiến tranh giành độc lập ở Indonesia từ năm 1945 cho đến năm 1949, rất ít người gốc Hoa tham gia vào quân đội. Tuy nhiên vào thời điểm đó do nền kinh tế lao dốc và thuế tăng đột ngột đã khiến cho hàng hóa hàng ngày chẳng hạn như xà phòng, muối và sắt trở nên khan hiếm. Vì Nhật Bản và sau là Hà Lan đã trưng thu một số lượng lớn cho quân đội. Tuy đóng góp cho cách mạng còn hạn chế nhưng người Indonesia gốc Hoa đã buôn lậu những mặt hàng thiết yếu kể trên và sau đó tìm cách tuồn nó vào mọi ngóc ngách trong cộng đồng dân cư. Từ đó, đáp ứng được phần nào nhu cầu của người dân, đồng thời lấp đầy thêm cho túi tiền của mình.

Kể từ sau năm 1949, người Hà Lan mới dần rút khỏi Indonesia và họ chỉ để lại cho đảo quốc này những công ty và xí nghiệp từ thời thuộc địa. Dưới thời vị tổng thống Indonesia đầu tiên là ông Sukarno, chính phủ mới đã quyết định bán các công ty này với giá ưu đãi, khi đó chỉ những người Indonesia gốc Hoa vốn đã có một khoản tích lũy mới có thể mua và sau đó đã đưa các cơ sở này quay trở lại hoạt động. Tuy nhiên, những người đứng đầu nhà nước đã tìm mọi cách để buộc những người gốc Hoa từ bỏ tài sản đã mua. Đây cũng là cách mà chính quyền nhắm đến họ.

Mặc dù vậy, nhiều doanh nhân người bản địa vẫn phàn nàn rằng chính phủ đang khám ở nhà trong việc tạo ra một sân chơi bình đẳng giữa doanh nghiệp do người gốc Hoa và người bản địa đứng đầu. Tức là dù có hạn chế doanh nghiệp của người gốc Hoa vẫn vượt trội hơn hẳn so với doanh nghiệp của người bản địa.

Không chỉ bị chi phối về kinh tế, cộng đồng người gốc Hoa còn bị chính phủ và người dân phân biệt đối xử. Do người bản địa từ lâu đã coi những người gốc Hoa có mối quan hệ chính quyền thuộc địa, và họ thường có xu hướng thành lập các phường hội riêng, gắn bó với nhau trong những khu phố Tàu với trường học riêng, các cơ sở văn hóa riêng và tự tách mình khỏi cộng đồng chung. Từ đó đã làm những mâu thuẫn ngày càng trở nên trầm trọng.

Tới năm 1959, Tổng thống Sukarno đã thông qua một chỉ thị buộc người Indonesia gốc Hoa phải đóng cửa các doanh nghiệp của họ ở vùng nông thôn để chuyển đến các khu vực đô thị. Việc thực thi rất quyết liệt, nên nhiều chủ doanh nghiệp không tuân theo đã bị cưỡng chế bằng nhiều cách khác nhau. Có trường hợp còn bị thủ tiêu và doanh nghiệp cùng tài sản của họ cũng bị quốc hữu hóa.

Tuy nhiên, cộng đồng người gốc Hoa sau đó lại bị cuốn vào cuộc tranh giành quyền lực tại quốc gia này. Sau một thời kỳ điều hành dân chủ, tới những năm 60 của thế kỷ 20, nội các của tổng thống Sukarno dần chuyển sang duy trì cơ sở quyền lực bằng cách cân bằng các lực lượng đối lập trong quân đội và Đảng Cộng sản. Lúc này, Đảng Cộng sản Indonesia, gọi tắt là PKI, đang là Đảng Cộng sản lớn thứ 3 trên thế giới sau Đảng Cộng sản Liên Xô và Đảng Cộng sản Trung Quốc, với khoảng 300.000 cán bộ và 2 triệu thành viên.

Do lo sợ quyền lực bị đe dọa, nên vào ngày 30/9/1965, giới chức quân đội đã tiến hành đảo chính. Cuộc đảo chính này đã dẫn tới những cuộc bạo loạn trên khắp Indonesia. Các thành phần cực đoan đã nhắm vào các thành viên của PKI, những người có cảm tình với PKI, người dân tộc Avanga (tức người Java ít chính thống), người vô thần và cả người gốc Hoa. Cuộc thanh trừng diễn ra cho đến tháng 7/1966, Đảng Cộng sản Indonesia bị đình chỉ hoạt động.

Trong cuộc Đại Thanh Trừng từ năm 1965 cho đến năm 1966, theo một thống kê chưa đầy đủ, đã có hơn 500.000 người gốc Hoa đã bị cuốn vào cuộc đấu đá này. Trong đó có rất nhiều người bị tình nghi là cộng sản hoặc thân cộng sản đã bị bắt giam và thủ tiêu. Từ đây, vấn đề người Hoa ở Indonesia đã trở thành một vấn đề nhạy cảm, và dần dần hình thành lên tư tưởng bài Hoa trong các cộng đồng dân cư bản địa.

Chính sách đồng hóa của chính quyền Indonesia

Sau biến động đảo chính vào năm 1965, chính phủ của tổng thống Sukarno đã bắt đầu cô lập và chính thức phân biệt đối xử với người Indonesia gốc Hoa. Cả 3 nhóm người Hoa đều bị đối xử như nhau, chứ không có trường hợp ngoại lệ. Khi đó, chính quyền Sukarno đã ban hành một đạo luật yêu cầu tất cả người gốc Hoa phải đổi tên theo âm Indonesia. Đây được coi là một điều nhục nhã đối với cộng đồng người Hoa, vì làm như vậy buộc họ phải từ bỏ tên họ có nguồn gốc xa xưa của mình.

Không dừng lại ở việc đổi tên, kể từ năm 1965 đến những năm 1980, các sĩ quan quân đội và cảnh sát được bật đèn xanh để lạm dụng rồi tống tiền người gốc Hoa. Trong thời gian này, cảnh sát có thể bắt giữ bất kỳ ai nói tiếng Hoa.

Từ năm 1967, khi Tổng thống thứ hai của Indonesia là ông Suharto lên cầm quyền, thì tư tưởng bài Hoa đã được đẩy lên mức cao hơn. Dưới thời Suharto, nội các của ông đã ban hành một loạt các chính sách cấm vận và hạn chế văn hóa người Hoa. Đây cũng là thời kỳ Indonesia cắt đứt quan hệ ngoại giao với Trung Quốc.

Tới năm 1969, xứ Vạn Đảo đã bãi bỏ chính sách 2 quốc tịch đối với người Hoa và yêu cầu họ chỉ được chọn một quốc tịch là Indonesia. Trong những năm 1970 cho đến năm 1980, chính quyền xứ Vạn Đảo đã cấm người Hoa thể hiện tính Trung Hoa của họ một cách công khai như cấm trường học, cấm tờ báo và đoàn thể xã hội người Hoa. Thậm chí, chính quyền còn cấm người Hoa trong cuộc sống hàng ngày không được nói tiếng Hoa và dùng chữ Hoa.

Cực đoan hơn, họ còn cấm các biển quảng cáo tiếng Hoa, cấm in ấn chữ Hoa, cấm các hoạt động nghi lễ tôn giáo của người Hoa. Cùng với đó là kêu gọi người Hoa đi cải đạo sang Hồi giáo. Nếu họ phản kháng thì sẽ bị bắt giam và phạt tù.

Những cuộc bạo động nhắm vào người Hoa

Từ những năm 80 trở về sau, Indonesia có sự điều chỉnh chính sách đối với người Hoa và nhất là khi cải thiện quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Kể từ tháng 8/1990, Chính phủ dần cải thiện vị trí người Hoa ở Indonesia và chính sách đối với họ cũng có phần cởi mở hơn. Đương thời Indonesia đã trải qua giai đoạn bùng nổ kinh tế với mức tăng trưởng GDP 8% vào năm 1996. Tuy nhiên, khi khủng hoảng tài chính châu Á ập đến đồng Rupiah đã sụt giá thảm hại từ mức 2.450 Rupiah lên 4.000 Rupiah đổi 1 đô la và tăng trưởng kinh tế giảm xuống còn 1,4%. Bất lực trong việc ổn định kinh tế, chính phủ Surhato đã tìm sự trợ giúp từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Điều này vô tình đẩy đồng Rupiah ngày càng sụt giá hơn. Thất nghiệp, lạm phát cùng giá thực phẩm cao đã khiến cho quần chúng mất tin tưởng và năng lực của chính phủ.

Bất chấp tình hình kinh tế ngày càng suy thoái cũng như các yêu cầu về cải cách kinh tế và chính trị. Tháng 3/1998, Sukarno tiếp tục được Hội nghị Hiệp thương Nhân dân bầu làm Tổng thống cho nhiệm kỳ thứ 5 lần thứ 7 và Nội các phát triển thứ bảy của ông vẫn bao gồm các thành viên trong gia đình và những bạn bè thân thiết. Ngay sau sự kiện này, các cuộc tuần hành của sinh viên và người dân liên tục nổ ra.

Tháng 5/1998, bạo động đã bùng nổ. Đây là các sự kiện bạo lực có tính chất quần chúng phát sinh trên khắp Indonesia, nhưng chủ yếu là tại các thành phố lớn như Medan, Jakarta và Surabaya…. Các mục tiêu của cuộc bạo động là Siêu thị, cửa hàng, nhà máy, xí nghiệp và có các cộng đồng người Hoa trong đó nghiêm trọng nhất là tại thành phố Medan khi người Hoa ở đây đã trở thành nạn nhân của những thành phần cực đoan địa phương. Chúng đe dọa sẽ tấn công cộng đồng mạng bạo lực. Trước khi báo động xảy ra, người Hoa thường sử dụng các phương thức ngoài pháp luật để bảo đảm sự an toàn cho mình. Tuy nhiên, trong quá trình xảy ra bạo động, một bộ phận người gốc Hoa đã bất lực và cảm thấy bị phản bội khi chính quyền không bảo đảm an ninh cho cộng đồng của mình.

Trước hành động này, khoảng từ 10.000 cho đến 100.000 người Hoa đã đào thoát khỏi Indonesia. Điều này sau đó đã khiến cho nền kinh tế xứ sở Vạn Đảo vốn đã suy yếu nay lại càng suy yếu hơn. Những người còn lại đối phó bằng cách vào các khách sạn do người bản địa sở hữu hoặc tự vũ trang cho bản thân và tạo thành các nhóm phòng thủ cộng đồng. Tuy nhiên, các thành viên của cộng đồng người bản địa đã phân biệt sự kiện này với bạo lực bài Hoa trước kia. Họ cho rằng những thành phần cực đoan đã nhân cơ hội này để tấn công người Hoa, còn bản chất ngay từ đầu của những cuộc tuần hành là yêu cầu chính phủ cải cách chứ không phải tấn công người Hoa. Tuy nhiên, số lượng người Hoa bị hành hung và tấn công trong cuộc bạo động này là tương đối lớn.

Tình trạng này diễn ra liên tục khiến cho Tổng thống Sukarno phải từ nhiệm và chính phủ Trật tự Mới sụp đổ. Sau đó, người kế nhiệm Suhato là ông Bacharuddin Jusuf Habibie lên làm Tổng thống. Ông trở thành vị Tổng thống thứ ba và có nhiệm kỳ ngắn nhất ở Indonesia sau độc lập.

Thời kỳ hậu Suharto, chính sách của Indonesia đối với người Hoa đã thay đổi. Chính phủ đã phải thừa nhận văn hóa người Hoa và không dùng cụm từ “phi nguyên trú” đối với người Hoa nữa.

Từ năm 1999, Chính phủ Indonesia cũng tuyên bố tất cả các công dân Indonesia đều bình đẳng, không kể tôn giáo, dân tộc và văn hóa. Họ cũng xóa bỏ chính sách kỳ thị đối với người Hoa và đưa ra chính sách dân tộc mới, tức là đối đãi bình đẳng với tất cả công dân và các tộc người chung sống hòa bình.

Tình hình người Indonesia gốc Hoa hiện nay

Hiện nay, dân số người gốc Hoa ở Indonesia khoảng hơn 6,9 triệu người, chiếm khoảng 2,5% số dân nước này. Mặc dù chỉ là cộng đồng thiểu số, nhưng họ lại có khả năng thống trị thị trường Indonesia. Trước đây, họ từng chi phối đến 70% nền kinh tế. Thậm chí có những ngành chiếm từ 75% cho đến 80%. Chưa dừng lại ở đó, khoảng 68% doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn của Indonesia là thuộc sở hữu của những người Hoa. Tuy hiện nay con số này đã giảm đi, nhưng sức ảnh hưởng của họ đối với nền kinh tế của xứ Vạn Đảo vẫn là rất lớn.

Nó lớn tới mức cựu Phó Tổng thống thứ 10 và 12 của Cộng hòa Indonesia là ông Jusuf Kalla đã phải than rằng: “Mặc dù người gốc Hoa chiếm chưa đầy 5% dân số Indonesia, nhưng họ lại đang kiểm soát tới hơn 50% nền kinh tế đất nước”. Ông cũng làm một phép so sánh với nước láng giềng Malaysia khi số người Hoa ở quốc gia này kiểm soát tới 70% nền kinh tế. Thế nhưng, họ chiếm tới 23,2% dân số Malaysia. Trong khi người Hoa ở Indonesia chỉ có 6.935.000 người, chiếm 2,5% dân số, nhưng lại kiểm soát tới hơn 50% nền kinh tế. Như vậy rõ ràng, nếu như cộng đồng người Hoa ở Indonesia đông như ở Malaysia chắc chắn sân chơi kinh tế của xứ Vạn Đảo sẽ chỉ là của người Hoa và các doanh nghiệp người bản địa sẽ không thể chen chân vào được.

Một bằng chứng khác cho sự giàu có của người gốc Hoa ở Indonesia là vào năm 2022, trong danh sách 5 vị tỷ phú giàu nhất xứ Vạn Đảo do Forbes xếp hạng, có tới 3 người gốc Hoa. Trong đó, anh em nhà Hatano là Robert Budi Hartono và Michael Hartono trở thành những người giàu có nhất Indonesia với tổng giá trị tài sản lên đến 47,7 tỷ đô la. Đế chế kinh doanh của anh em Hatano ban đầu bắt nguồn từ nhà sản xuất thuốc lá Creatix Dragum do cha của họ thành lập. Và hiện nay, đế chế này đã lấn sang nhiều lĩnh vực khác như bất động sản, dịch vụ khách sạn và cả dịch vụ tài chính.

Mặc dù có sức ảnh hưởng lớn về kinh tế, nhưng cho đến nay người Hoa ở Indonesia vẫn phải chịu sự kỳ thị của một bộ phận người bản địa vì những khác biệt về tôn giáo và lối sống. Mặc dù chính phủ đã công nhận Nho giáo là tôn giáo hợp pháp của người gốc Hoa, song nhiều chính quyền ở các địa phương vẫn không tuân theo và từ chối cho phép đăng ký đó trên thẻ căn cước của họ.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới