Tuesday, November 26, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiUcraine đang đối mặt 'thù trong giặc ngoài'

Ucraine đang đối mặt ‘thù trong giặc ngoài’

Ukraine đang gặp thử thách lớn trên thực địa trong khi Tổng thống Volodymyr Zelensky rơi vào thế phải đối mặt cùng lúc áp lực “thù trong giặc ngoài”.

Hôm 6-12, Tổng thống Joe Biden đề cập khả năng Mỹ phải gửi quân đến đương đầu với Nga, một kịch bản không xảy ra trong tương lai gần nhưng nếu đúng như vậy thì không ai muốn nghĩ tới nữa.


i viện trợ “sống còn” cho Ukraine

Trong thông điệp gửi các nghị sĩ Đảng Cộng hòa, ông Biden cảnh báo lưỡng viện Mỹ cần thông qua khoản viện trợ bổ sung cho Ukraine nếu không muốn “tặng” Tổng thống Nga Vladimir Putin “một món quà”.

Phát biểu của ông Biden được đưa ra ngay trước khi Bộ Quốc phòng Mỹ công bố gói viện trợ quân sự bổ sung trị giá 175 triệu USD cho Ukraine cùng ngày 6-12. Con số này vẫn rất khiêm tốn so với yêu cầu tài chính khẩn cấp của Nhà Trắng vốn đang “mắc kẹt” ở Quốc hội.

Chính quyền ông Biden đã muốn Quốc hội phê duyệt 106 tỉ USD, trong đó có hơn 61 tỉ USD viện trợ cho Ukraine. Tuy nhiên, gói chi tiêu này không được đảng Cộng hòa đồng ý vì không giải quyết được yêu cầu của họ về chính sách biên giới phía nam.

Điều đó đã khiến bà Shalanda D. Young, giám đốc Văn phòng quản lý và ngân sách Nhà Trắng, phải viết thư cho lãnh đạo lưỡng viện Mỹ, nhắc nhở rằng Mỹ đang cạn kiệt cả tiền bạc lẫn thời gian trong việc viện trợ Ukraine với gói chi tiêu hiện tại.

Trong phát biểu mới nhất, ông Biden nhắc lại yêu cầu cấp thiết này, mong muốn Quốc hội phê duyệt viện trợ cho Ukraine trước kỳ nghỉ lễ tháng 12. Tổng thống Mỹ đưa ra một trong những lời cảnh báo mạnh mẽ nhất về tình hình viện trợ tính tới nay: nếu không chấp nhận chi tiền vào Ukraine ngay lúc này, nước Mỹ vẫn sẽ phải trả sau đó.

Ông khẳng định Mỹ “không thể để Putin chiến thắng”, và rằng nếu ông Putin “chiếm” được Ukraine thì nhà lãnh đạo Nga sẽ không dừng lại.

“Chúng ta sẽ có những thứ mà ta không mong và không có hôm nay: lính Mỹ giao tranh với lính Nga”, ông Biden nói.

Ít nhất tới lúc này, sẽ rất khó để nghĩ tới chuyện Mỹ đưa quân tới giao tranh với Nga. Nhưng dẫu sao bình luận của Tổng thống Mỹ cũng gợi lên kịch bản đáng sợ nhất về khả năng chiến tranh lan rộng.

Hãng tin RIA dẫn lời Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov nhận xét câu nói của ông Biden là “sự khiêu khích một cách không thể chấp nhận đối với một cường quốc hạt nhân có trách nhiệm”.


Thế khó cho ông Zelensky

Việc ông Biden đưa ra bình luận có phần gây sốc như trên phản ánh những khó khăn chồng chất của Ukraine trên thực địa. Sau cuộc phản công bị đánh giá không nhiều đột phá, Ukraine đang chống chọi những đợt không kích mùa đông của Nga trong tình trạng thiếu vũ khí, đạn dược.

Các nghị sĩ Mỹ, đặc biệt phe Cộng hòa, muốn thấy Ukraine đủ khả năng giành lợi thế trên chiến trường. Đây được xem là tín hiệu cần thiết để giới làm chính sách tại Mỹ biết viện trợ của họ có hiệu quả không, và họ có nên tiếp tục mạo hiểm với áp lực chính trị trong nước để hỗ trợ Ukraine không.

Hôm 5-12, đáng lẽ ông Volodymyr Zelensky đã có thể trực tiếp thông báo tình hình với Thượng viện Mỹ. Tuy nhiên ông lại bất ngờ hủy buổi trao đổi qua video, còn các nghị sĩ Mỹ thì tranh luận gay gắt về những bất đồng trong gói tài chính khẩn cấp.

Lãnh đạo đa số tại Thượng viện Chuck Schumer (Đảng Dân chủ) thông báo ông Zelensky đã bị ngăn cản tham gia vào phút chót.

Thái độ của nhiều nghị sĩ Mỹ là đòn giáng nặng nề cho uy tín của ông Zelensky, đặc biệt trong bối cảnh tổng thống Ukraine gặp sức ép trong nước nặng nề nhất kể từ lúc bùng nổ xung đột Nga – Ukraine vào tháng 2-2022.

Suốt nhiều tuần qua, thông tin tiêu cực về bất đồng nội bộ và rạn nứt giữa ông Zelensky với quan chức cấp dưới ngày càng dày đặc.

Hôm 5-12, tờ Kyiv Post của Ukraine đăng tin về nghi vấn ông Zelensky “hục hặc” với Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine Valery Zaluzhnyi, trích một bài báo của Ukrainska Pravda (UP). Bài báo này nói về các trao đổi giữa ông Zaluzhnyi và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin vào ngày 20-11, khi ông Austin thăm Ukraine.

Theo UP, ông Zaluzhnyi nói mình cần “17 triệu viên đạn pháo và từ 350 – 400 tỉ USD”. Ông Austin đã “sốc” vì cả thế giới cũng không có đủ số đạn pháo ấy.

Một chi tiết giật gân khác trong bài báo là việc ông Zaluzhnyi phàn nàn với ông Austin về sự “can thiệp” của văn phòng tổng thống Ukraine. Chưa có “lửa”, nhưng “khói” đã bốc ngày càng nhiều.

Kyiv Post làm điều tra riêng, dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Rustem Umerov khẳng định ông Zelensky và ông Zaluzhnyi không có xung đột, và rằng đó chỉ là chuyện tưởng tượng.

RELATED ARTICLES

Tin mới