Monday, November 18, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiCải cách quân sự ở TQ : Có vẻ như không đạt...

Cải cách quân sự ở TQ : Có vẻ như không đạt yêu cầu?

Ông Tập đã nhiều lần nhấn mạnh quân đội nhận “lương bổng triều đình” và chức năng cơ bản của nó là chiến đấu. Tuy nhiên, các chuyên gia nhìn nhận rằng ông Tập không hiểu rõ quân đội. Quân đội có văn hóa đặc thù của quân đội; cải cách quân sự, đánh đổ bè phái sẽ làm giảm hiệu quả chiến đấu của quân đội, khiến quân đội không những không thể chiến đấu, mà đến cả bản thân người lãnh đạo cũng sẽ rơi vào tình cảnh “thập diện mai phục”.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trên xe Hồng Kỳ sau khi thị sát quân đội trong cuộc duyệt binh kỷ niệm 70 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1949, ngày 1/10/2019 tại Bắc Kinh, Trung Quốc.

Kể từ năm 2015, chính quyền của lãnh đạo Tập Cận Bình đã tái tổ chức quân đội một cách triệt để, thay quân khu thành chiến khu, đánh bật các bè phái khác nhau được hình thành bởi những con hổ lớn như cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung Quốc Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng, đồng thời giải tán và tổ chức lại 18 Tập đoàn quân trong quân đội. Điều này được ngoại giới nhận xét rằng “không chỉ đánh đuổi hòa thượng, mà còn phá bỏ chùa miếu”.

Cải cách quân sự của Trung Quốc đã phá hủy văn hóa bè phái
Hunter Li, người từng phục vụ trong Quân đội Trung Quốc, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Thời báo Epoch Times rằng, bên trong quân đội vốn dĩ đều có văn hóa bè phái, điều nó dựa vào chính là văn hóa bè phái, ông Tập đã thay đổi quân đội, cho phép quân nhân mất đi mối liên hệ với tướng lĩnh.

Ông đưa ra ví dụ: “Quân đoàn 38, Quân đoàn 1, Quân đoàn 27, cũng như Quân đoàn 54 và Quân đoàn 42 trước đây đều là quân át chủ bài. Sau đó, toàn bộ quân đội đều được cải tổ. Sau cải cách thì không còn lại gì cả”.

Nhà lãnh đạo các nhiệm kỳ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)đều cải cách quân đội, chủ yếu tập trung vào việc tinh giản số lượng quân nhân và quân khu, hoặc thành lập một số đơn vị mới, ví như vào những năm 1980, “quân đội” được đổi thành “tập đoàn quân”; vào năm 1998, Tổng cục vũ khí được thành lập, tuy nhiên hệ thống kết cấu ban đầu không có nhiều thay đổi.

Dù vậy, cải cách quân sự của ông Tập là chưa từng có trước đó, kể từ năm 2015, ông đã biến hệ thống quân khu thành hệ thống Chiến khu, bãi bỏ 4 Tổng bộ, sáp nhập toàn bộ chức năng của các cơ quan này vào Quân ủy Trung ương, động thái này được ngoại giới nhận xét là “không chỉ đánh đuổi hòa thượng, mà còn phá bỏ chùa miếu”.

Cuộc cải cách quân sự hiện nay của Trung Quốc cũng nhằm mục đích xóa bỏ bè phái và tổ chức lại cấp cao nhất trong quân đội Trung Quốc. Trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Tập, hàng chục tướng lĩnh cấp cao, trong đó có Phó Chủ tịch Quân ủy Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng, đã bị thanh trừng trong chiến dịch chống tham nhũng.

Ngoài điều này ra, khi đi sâu vào cải cách quân đội năm 2016, ông Tập cũng đã phá vỡ hoàn toàn biên chế của 18 Tập đoàn quân của Lục quân và biên chế lại thành 13 Tập đoàn quân. Tất cả các tên gọi ban đầu đều bị hủy bỏ và thay thế bằng số hiệu mới. Tờ SCMP dẫn lời những người thân cận với quân đội Trung Quốc tiết lộ mục đích đổi thành 13 Tập đoàn quân là nhằm phá vỡ các thế lực bè phái trong quân đội, xóa bỏ văn hóa bè phái, loại bỏ hoàn toàn sức ảnh hưởng của “thủ trưởng cũ”.

Các Tập đoàn quân 13 và 14 có quan hệ mật thiết với Bạc Hy Lai, nguyên Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, Trung Quốc, gần như bị “xóa sổ”; Tập đoàn quân 21 và Tập đoàn quân 47 ban đầu, được coi là “Quân đội Quách gia” của ông Quách Bá Hùng, đã bị “xé nhỏ”, và được tổ chức lại thành Tập đoàn quân 77 sau khi kết hợp với lực lượng khác. Quân đoàn 16, nơi ông Từ Tài Hậu làm giàu, đã thay thế hầu hết các sĩ quan cấp Trung đoàn trở lên.

Những Tập đoàn quân không chút dính dáng gì đến kẻ thù chính trị của ông Tập cũng không tránh khỏi kiếp nạn. Trên mạng đưa tin rằng các sư đoàn 112 và sư đoàn 113 của Quân đoàn 38 ban đầu đã được chia nhỏ thành Lữ đoàn, sau đó thay đổi cơ cấu tổ chức; Trung đoàn 334 và Trung đoàn 336 được sáp nhập vào Lữ đoàn Phúc Kiến, Giang Tô, Chiết Giang, diện mạo của Quân đoàn 38 hoàn toàn thay đổi.

Cựu quân nhân Hunter Li nói với Thời báo Epoch Times rằng các cuộc tái tổ chức quân đội trước đây không gây ra nhiều biến động, ví như Quân đoàn 42, Quân đoàn 24 và Quân đoàn 22, những lực lượng này đều giữ nguyên, phiên hiệu cũng không thay đổi. Một số đơn vị đã được tổ chức lại toàn bộ, ví như Sư đoàn 71, Sư đoàn 70, Sư đoàn 72 được sắp xếp lại biên chế thành Cảnh sát vũ trang, các đơn vị này sau khi được tổ chức lại, cơ cấu cán bộ của chúng vẫn nguyên vẹn.

Ông nói: “Một khi ông ta thay đổi như vậy, ví như Sư đoàn 127 ở Phúc Kiến trước đây. Khi Sư đoàn 127 bị tách ra, cũng chính là mỗi tiểu đoàn đều bị tách lẻ ra. Sau khi đơn vị đó của chúng tôi được tổ chức lại, mỗi tiểu đoàn của chúng tôi đều được chia thành nhiều bộ phận, được điều động đến 4, 5 nơi khác nhau; còn sư đoàn của chúng tôi thì đổi thành 3 lữ đoàn, sau đó các Lữ đoàn lại được tách lẻ ra, và hòa lẫn với các Lữ đoàn của tập đoàn quân khác.”

“Theo những gì tôi được biết, quân đội của chúng tôi được chia thành nhiều lô. Một bộ phận thì đến Bắc Kinh, một bộ phận được đưa đến Nội Mông, còn một số thì đến Hà Bắc. Dù sao thì sau khi giải tán, ngay khi các cựu chiến binh nghỉ hưu và những người lãnh đạo một khi đã thay đổi, về cơ bản là tất cả mọi người chỉ là một giọt nước trong biển cả, tôi không quen biết anh, và anh cũng không quen biết tôi.

“Trước kia, trong quân đội là có công nhận thủ lĩnh. Các anh là quân đội của ai? Các thế hệ đỏ thứ hai và các thủ lĩnh quân sự đều có thể dễ dàng tìm được quân đội của mình. Sau đó, quân đội một khi được cải tổ, bạn có thể tìm được ai nữa đây? Họ đã bị giải tán từ lâu”.

“Sau khi ông Tập thâu tóm toàn bộ quyền lực, quân đội là lực lượng bị ông ta xử lý triệt để nhất. Ngày trước, bên trong mỗi Sư đoàn đều có bảo tàng lịch sử sư đoàn, mỗi đại đội đều có bảo tàng lịch sử của đại đội đó, bạn có thể thấy sư đoàn này trước đây đã làm gì, lực lượng này là bắt nguồn từ đâu; trên cơ bản đều có mô tả, nhưng lần này nó đã bị tháo dỡ hoàn toàn, không còn lại gì cả”.

“Ví dụ, Quân đoàn 27 trước đây đã chiến đấu trong Chiến tranh Triều Tiên và Chiến tranh Việt Nam. Hễ nói về điều đó, mọi người đều biết lịch sử của các bạn đến từ đâu và có thể biết được rất rõ ràng. Cho đến nay, không còn biết gì nữa cả. Đây đều là hiệu quả mà ông Tập mong muốn. Về cơ bản giống như mẹ không tìm được con, con cũng không tìm được mẹ. Ý của ông Tập rất rõ ràng. Bây giờ anh đừng nói anh là quân đội của Trung Quốc, từ nay trở đi chỉ có quân đội ông Tập mà thôi”.

Cải cách quân sự làm suy yếu hiệu quả chiến đấu
Hunter Li nói rằng, thành thật mà nói, mục tiêu cải cách quân sự của ông Tập chính là văn hóa bè phái, mà nó chắc chắn sẽ phá hủy hiệu quả chiến đấu, chiến đấu phải dựa vào máu chiến, và bản tính con người ta đều là sợ chết.

Có câu là ‘thượng trận phụ tử binh, đả hổ thân huynh đệ’, nghĩa là hai anh em cùng đánh hổ, hai bố con cùng ra trận, đủ để thấy vai trò to lớn của quan hệ máu mủ đối với việc nâng cao tinh thần binh lính trên chiến trường. Chính là dựa vào loại tinh thần này, khi bạn đối mặt với núi đao biển lửa. Nói thật, không có loại văn hóa bè phái đó, thì sẽ không ổn. Con người ta chính là cần loại khích lệ này. Sau khi ông Tập cải cách quân đội, quân đội cũng sẽ không có hiệu quả chiến đấu, muốn quân đội hình thành hiệu quả chiến đấu không phải là chuyện đơn giản”.

Một số bình luận trên mạng cho biết: “Điều thú vị là hai đơn vị chủ lực mà ông Tập sử dụng trong năm 2016 và năm 2020 là Quân đoàn 38, vua của Quân xanh (quân xanh là Đại diện cho lực lượng kẻ thù tưởng tượng) và Quân đoàn 16, nhà vô địch của quân đỏ (Quân đỏ là Đại diện cho quân đội tiền tuyến). Cả hai đều ở trong diễn tập thực chiến, ít nhất xét theo mô phỏng quân sự, thì những đội quân có hiệu quả chiến đấu mạnh nhất đều bị các cuộc cải cách của ông Tập chia năm xẻ bảy. Bạn nói xem ông ta có am hiểu quân sự hay không? Bạn nói cải cách của ông ta có phải vì để nâng cao hiệu quả chiến đấu của quân đội hay không? Dù sao thì tôi chắc chắn là không tin điều đó.”

Ông Diêu Thành, cựu trung tá Bộ Tư lệnh Hải quân Trung Quốc, nói với Thời báo Epoch Times rằng, “ông Tập đã hoàn toàn phá nát quân đội. Chỉ cần không hình thành băng nhóm, ông ta sẽ không bị đe dọa nữa. Ông sợ quân đội đoàn kết đe dọa đến sự an toàn của mình, nên đã đập tan nó”; “Cuộc cải cách quân sự của ông ta chính là một sự thất bại. Có rất nhiều mâu thuẫn ở đây. Ông ta vừa muốn để quân đội tham chiến, nhưng lại phân tán quân đội để họ không có khả năng chống lại ông ta”.

“Trung Quốc từ xưa đến nay đều là kiểu “anh em cùng đánh hổ, bố con cùng ra trận”. Các bè phái trong quân đội có lợi cho hiệu quả chiến đấu. Trong lịch sử, các quan chức cấp thấp trong hệ thống chỉ huy đều được các quan chức ở trên đề bạt, trong đánh trận họ rất phối hợp với nhau”.

Trong quân đội ngày nay, điều quan trọng nhất đối với quân nhân là ai đề bạt anh ta, thì anh ta trung thành với người đó. Ông Diêu nói: “Người đứng đầu 6 lữ đoàn hiện giờ đều không phải do Tư lệnh quân đội thăng chức. Làm sao anh ta có thể nghe lời Tư lệnh quân đội này từ tận đáy lòng được đây? Nên quân đội bây giờ không thể chiến đấu được”.

Trong thời gian cuộc nội chiến kéo dài ba năm từ 1946 đến 1949, những lúc đánh trận đều là chia quân đội thành bốn mặt trận, quân đội mặt trận thứ nhất có tướng lĩnh dưới quyền Bành Đức Hoài, quân đội mặt trận thứ tư có tướng lĩnh dưới quyền Lâm Bưu.

Lãnh đạo đảng không hiểu quân sự, rơi vào “thập diện mai phục”

Dưới thời Mao, cái gọi là hệ thống bổ nhiệm cán bộ “trên toàn thế giới” của Trung Quốc công nhận mọi bè phái, các bè phái đều được chăm sóc, mọi người đều chia sẻ chức vụ chính thức và giúp đỡ lẫn nhau. Nhưng trong cuộc thanh trừng liên tục của mình, ông Tập đã đánh sập gần như toàn bộ bè phái và gây thù chuốc oán khắp nơi.

Các nhà quan sát cho rằng bản thân quân đội là một nhóm lợi ích rất bảo thủ, khép kín, tự hình thành một nhóm; có quan điểm riêng về danh dự và lòng trung thành; họ coi trọng phe phái, công lao sự nghiệp, sức ảnh hưởng cá nhân, quan hệ hợp tác, v.v… Trong tất cả các cuộc cải cách, cải cách quân nhân là khó khăn nhất. Ngay cả tờ báo quân sự của Trung Quốc cũng gián tiếp cảnh báo rằng cải cách quân sự sâu rộng sẽ đưa đến tình trạng bất ổn.

Ông Diêu Thành bày tỏ rằng, quân đội vốn dĩ chính là như vậy, bây giờ người đứng đầu đảng vừa muốn đánh trận, mặt khác lại làm xáo trộn mọi thứ, con người này thật quá ngu dốt, bản thân ông ta không hiểu biết chút gì về quân đội, nếu ông ta có sự hiểu biết đối với quân đội, ông ta sẽ không khiến quân đội thành ra như vậy.

“Là một chỉ huy quân sự, uy vọng của ông ta có được là từ đâu? Một là từ chiến công của ông ta, thứ hai là đến từ sức hấp dẫn của ông ta, sự quan tâm của ông đối với quân đội, bởi vì khi đến lúc bọn họ sẽ đổ máu vì bản thân ông. Nhưng bây giờ ông lại coi quân đội như kẻ thù, động một tý là bắt bớ, điều này thật sự rất không ổn”.

Theo ông Diêu Thành, thì ông Tập hiện có tới hai sĩ quan tham mưu thuộc hải quân, một người giữ chức Tư lệnh Lực lượng Tên lửa và người kia giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đây là điều chưa từng có trước đây. Nếu là quân nhân thì không hề gì, dù sao thì ông ta chỉ làm mấy năm rồi cũng trở về nhà. Nhưng nếu ông ta trở thành Tư lệnh sư đoàn, bước tiếp theo của ông ta sẽ là được thăng chức Tư lệnh quân đoàn. Nhưng giờ ông ta không có hy vọng thăng chức nữa.

“Bản thân ông Tập không phải sử dụng nhân tài, ông ấy đang sử dụng nô tài, ông ta nghĩ rằng ông ta đã thăng chức cho ông Đổng Quân (làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng) và ông Vương Hậu Bân (làm Tư lệnh Lực lượng Tên lửa) như vậy thì ông ta đã rất ổn rồi, trên thực tế ông ta đã đắc tội rất nhiều người.”

“Quân đội hiện giờ cũng đang rất bất mãn, quân đội đều đang chờ cơ hội. Hiện tại, trong quân đoàn trở lên, 80% người đều muốn giết ông ta. Bởi vì quân nhân khác với người thường, quân nhân đều có máu chiến, ưa mềm không ưa cứng. Những người này đều có máu chiến, nếu có người kề dao vào cổ họ, họ tuyệt sẽ không chấp nhận. Ông Tập không hiểu rõ điểm này, ông ta thật sự là đang tìm đường chết”.

Ông Diêu nói sau khi ông Tập hạ đài, bất kể ai lên cũng sẽ thanh trừng triệt để ‘Tập gia quân’, đây chẳng phải là đường chết sao? “

“Tình cảnh hiện giờ của ông Tập không phải là ‘bốn bề khúc hát Sở quân’ nữa. Nếu chỉ là quân Sở ca hát thôi thì còn tốt hơn một chút, mọi người cũng chỉ dùng tiếng hát để hù dọa một chút thôi, nếu nói đúng hơn thì giờ ông Tập đang trong tình cảnh Thập diện mai phục, chính là ông ta đã bị bao vây từ mọi phía. Tức là mọi người đều đã sẵn sàng lấy mạng ông ta”.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới